CON NGƯỜI MÙA CHAY

CON NGƯỜI MÙA CHAY
THỨ TƯ LỄ TRO

j5











Mùa Chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu. Linh mục đọc "Hi người hãy nh mình là tro bi và s tr v bi tro” vàxức tro trên trán tín hữu. Đây là lời Thiên Chúa báo cho Ađam biết khi ông vừa phạm tội. Giáo Hội cũng sẽ lặp lại những lời ấy trong phần xức tro đễ nhắc nhở về thân phận cát bụi của con người.

Nghi thức xức tro bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của dân Do thái. Trong Cựu ước, mỗi khi muốn tỏ lòng ăn năn hối cải, người Do thái thường xức tro trên đầu, ngồi trên đống tro và mặc áo vải thô hoặc xé áo ra.

Việc xức tro và xé áo trước hết nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm nhiều tội lỗi.
Việc xức tro và xé áo cũng làm cho tội nhân ý thức thân phận con người bọt bèo, cuộc đời mau chóng tàn phai như giấc mộng. Đời người như một nắm tro bụi, chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đủ xoá sạch vết tích.

Sách Giảng Viên viết rằng :"Tt c ch là phù vân". Phù là trôi nổi, huyền ảo. Vân là mây. Phù vân là bèo dạt mây trôi, là hay thay đổi, mau qua, tàn phai. Mọi của cải vật chất trên trần gian này, kể cả cuộc sống của mỗi người đều là phù vân.
Văn chương Việt nam khi nói tới cái gì bấp bênh, vô định, chóng tàn, thường dùng hình ảnh bọt bèo :

"Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" (Nguyễn Du).

Bọt là bong bóng nước mong manh, tan trong chốc lát. Hình ảnh bọt diễn tả cái vắn vỏi của cuộc đời. Bèo gợi lên ý tưởng về sự lênh đênh, trôi nổi, vô định :
”Lênh đênh duyên nổi phận bèo.

Tránh sao cho khỏi nước triều đầy vơi” (Ca dao).

“Bèo dạt, mây trôi đành với phận” (Chu Mạnh Trinh)

Cuộc đời làm sao mà không bi đát khi nó là phù vân, khi nó vừa là bọt chóng tan, vừa là bèo trôi nổi, dật dờ không bến ?

Cuộc đời tuy có là bèo bọt. Phận người dù mau chóng tàn phai trở về bụi đất. Con người bởi đất nhưng con người không bằng đất, con người có sinh khí, có hơi thở. Con người là hoạ ảnh và hình ảnh của Đấng dựng nên mình. Sự cao cả của con người là bắt nguồn từ chính Đấng là Sự Sống, Đấng Hằng Sống, con người là hình ảnh và hoạ ảnh của Đấng vô thuỷ vô chung, nên sự sống con người mang hình thái bất diệt, vượt xa các loài được tạo dựng. Lòng thương xót của Thiên Chúa không dựng nên con người, theo cái bên ngoài của Thiên Chúa, nhưng cho con người mang hoạ ảnh và hình ảnh của Người. Theo quan niệm của Nho Giáo, con người là sự tích tụ của tinh thần và khí chất nên con người có sự sáng suốt để hiểu các sự vật. Là hoạ ảnh và hình ảnh của Thiên Chúa, con người có một phẩm giá trổi vượt trên các loài được tạo dựng, con người một phần giống Thiên Chúa bởi quyền cai quản trên vạn vật và bởi con người có trí khôn, tự do.

Ba việc đạo đức được nhắc nhở rất nhiều trong mùa chay là: Bố thí, ăn chay và cầu nguyện. Đây là ba vũ khí tuyệt hảo để chống lại sự tấn công của ma quỷ và đền bù tội lỗi mình. Những việc lành phúc đức này, khi được thi hành thì hãy làm với tất cả tấm lòng của mình; không làm để khoe khoang. Chỉ cần Thiên Chúa thấu hiểu và biết cho chúng ta là đã đủ rồi. Đừng làm để được người đời khen và vì thế mà chúng ta mất đi lời khen tặng của Thiên Chúa. (Mt 6,1-6).

Sứ điệp Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha nhắc đến 3 việc đạo đức này: Trong Mùa Chay, Giáo Hội quan tâm đề nghị một số công tác đặc biệt tháp tùng các tín hữu một cách cụ thể trong tiến trình canh tân nội tâm, đó là cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc bố thí.

Ăn chay và kiêng thịt, chịu tro chỉ là hình thức bên ngoài mà thôi. Hình thức nội tâm vẫn là trọng tâm của mùa chay này. Kiêng bớt các tội là điều mà Thiên Chúa mong muốn. Sửa đổi tính nết để trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, thánh thiện hơn. Bớt nói hành, nói xấu, lười biếng việc đạo đức là điều phải thực hành.

Nói một cách hình tượng, thì con người của Mùa Vọng là một con người ÐI, con người hành hương, lòng tràn trề hy vọng đang tiến về cùng đích tối hậu của cuộc đời; con người của Mùa Phục Sinh là một con người ÐỨNG, tự do, chủ động và tự tín đối diện với thế giới, còn con người của Mùa Chay thì NGỒI trong thái độ chiêm nghiệm, trầm tư.

Ngay đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã nhắc nhở ta cần phải trầm tư để chiêm niệm về thân phận: "Hi người, hãy nh mình là bi tro và s tr v tro bi". Ý nghĩa của lời đó quá rõ ràng: mọi người sẽ phải chết. Vậy anh lao tâm khổ trí, vất vả ngược xuôi, ganh đua tranh dành để tìm kiếm của cải, danh vọng, thú vui..., anh nỗ lực học hỏi, tìm tòi, phát minh, xây dựng v.v. nhưng khi chết đến, anh mang theo được thứ gì, tất cả có nghĩa gì cho anh? Cuối cùng thì cái gì là đáng quan tâm nhất trong đời? Ðâu là bậc thang giá trị đời anh?

Có ba quan niệm sống có thể tạo ra một thái độ tiêu cực trước cuộc đời.
Mt là cho rng chết là hết, không còn gì tồn tại. Nếu quả thực mọi sự sẽ chấm dứt với cái chết, nếu số phận người tốt kẻ xấu đều sẽ như nhau sau khi chết, thì người ta sẽ có lý mà lập luận rằng: Ta hãy ăn uống, vui chơi, hãy hưởng thụ giây phút hiện tại cho thoả thích, vì chết rồi sẽ chẳng còn gì !
Hai là tin vào thuyết đnh mnh, nghĩa là tin rằng mọi sự đã được an bài sẵn và số phận của mỗi người đã được thần thánh định đoạt. Nếu thế thì con người chẳng cần và chẳng có thể làm gì nữa, mọi cố gắng đều vô ích.
Ba là tin vào thuyết luân hi, cuộc sống là một vòng luân chuyển, hết kiếp này qua kiếp khác. Nếu kiếp này chưa đạt cõi phúc thì sẽ chờ kiếp sau, khi được đầu thai lại, luân hồi theo vòng nghiệp chướng. Dĩ nhiên thuyết luân hồi không đương nhiên dẫn tới tiêu cực, nhưng dù sao cũng không dành cho cuộc sống hiện tại một giá trị và tầm quan trọng quyết định đối với số phận mỗi người.
Khác vi ba quan nim trên, Kitô giáo dy rng : Thiên Chúa thực sự giao cho ta chịu trách nhiệm về thế giới này và về sự thành công của cuộc đời chúng ta. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.
Chúa Giêsu khuyên chúng ta “phải lo làm giàu trước mt Thiên Chúa” bằng cách “ Hãy sắm ly nhng túi tin chng bao gi cũ rách, mt kho tàng chng th hao ht trên tri, nơi kẻ trm cp không bén mng, mi mt cũng không đc phá”.
Chúa Giêsu đưa ra hai dụ ngôn minh hoạ bài học tỉnh thức của Mùa Chay.
D ngôn người đy t đi ch v : tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “tht lưng cho gọn” và “thp đèn cho sn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Tỉnh thức để đợi chủ về. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.
D ngôn người qun gia trung thành. Quản gia chỉ là quản lý mà “ ông ch đt lên coi sóc gia nhân, cp phát thóc go đúng gi đúng lúc”. Mỗi người chúng ta là người quản lý của Thiên Chúa. Sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ , sắc đẹp…tất cả đều là do Chúa ban tặng. Những gì mà ta có đều là của Chúa. Người quản lý khôn ngoan phải biết nhìn xa, làm sao cho sự sống, trí tuệ, tài năng… giúp ta hướng tới những giá trị vĩnh cửu.

Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.

Đức Thánh Cha nhắc đến thái độ của người quản lý: Theo giáo huấn của Tin Mừng, chúng ta không phải là sở hữu chủ nhưng là những người quản lý các tài sản chúng ta có; vì thế, không được coi những của cải vật chất chúng ta sở hữu như tài sản hoàn toàn thuộc về ta, nhưng như những phương tiện qua đó Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta trở thành dụng cụ của sự quan phòng của Ngài đối với tha nhân. Như Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo nhắc nhở, của cải vật chất có một giá trị xã hội, theo nguyên tắc các của cải ấy là để mưu ích cho tất cả mọi người (Xc. số 2404).( Sứ đi65p mùa chay số 2).

Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng vì dựa trên lời hứa của Thiên Chúa .Thiên Chúa hứa và Ngài sẽ thành tín thực hiện lời hứa.Thiên Chúa thực hiện từng giai đoạn và ngày càng trọn vẹn hơn.Vì thế người Kitô hữu luôn hướng về tương lai chờ đợi lời hứa cứu độ đã được thực hiện trong lịch sử và sẽ hoàn tất sau lịch sử.

Chờ đợi hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng luôn gắn liền với lòng tin. Không có đức tin hy vọng chỉ là ảo tưởng. Không có hy vọng đức tin sẽ chết khô. Nhờ đức tin chúng ta chọn đúng hướng. Nhưng chỉ có hy vọng mới làm cho ta đi tới cùng đường.

Biết mình đang đi về đâu, người có lòng tin không vì thế mà đương nhiên hết còn cảm nhận tính bi đát của cuộc đời “ phù vân, bèo bọt” vì họ vẫn là con người như mọi người, nhưng họ có một niềm hy vọng giúp họ giữ được thái độ lạc quan và an bình.

Biết rằng mình được cứu chuộc bằng giá máu Chúa Kitô, người Kitô hữu luôn có đựơc niểm hạnh phúc hân hoan. Trong Sứ điệp Mùa Chay 2008, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã gởi tâm tình của ngài qua sứ điệp: Anh chị em thân mến, Mùa Chay mời gọi chúng ta ”rèn luyện tinh thần”, kể cả việc làm phúc bố thí, để tăng trưởng trong tình bác ái và nhìn nhận chính Chúa Kitô ở nơi người nghèo. Trong sách Tông Đồ Công Vụ có thuật lại Tông Đồ Phêrô đã trả lời người què, khi anh ta xin ngài làm phúc ở cửa Đền thờ, rằng: ”Vàng bạc thì tôi không có, nhưng điều mà tôi có, tôi cho anh: nhân danh Chúa Giêsu Kitô, thành Nazareth, anh hãy bước đi” (TĐCV 3,6). Khi làm phúc bố thí chúng ta trao tặng một cái gì vật chất, dấu chỉ một món quà cao cả hơn mà chúng ta có thể trao tặng tha nhân với việc rao giảng và chứng tá của Chúa Kitô, nơi danh Ngài có sự sống chân thật. Vì thế mùa này có đặc tính là một cố gắng bản thân và cộng đoàn gắn bó với Chúa Kitô để trở thành chứng nhân của tình yêu Chúa. Xin Mẹ Maria, là Mẹ và là Nữ Tỳ trung tín của Chúa, giúp các tín hữu thực hiện cuộc ”chiến đấu tinh thần” trong Mùa Chay, được võ trang bằng lời cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc bố thí, để tiến đến lễ Phục Sinh, được canh tân tinh thần. Với ước nguyện đó, tôi vui lòng ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.

Bắt đầu mùa Chay năm nay cũng là lúc chúng ta đang bước vào một năm mới, năm Mậu Tý 2008. Với tình yêu Chúa Kitô, chúng ta sẽ luôn là một con người làm việc thiện, luôn có bình an, thư thái, tự chủ. Từ đó chúng ta sống một mùa Chay thánh thiện và một mùa Xuân ân phúc.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An



+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
"Hãy sám hối" "Hãy cầu nguyện cho các kẻ có tội được trở lại", Đức Mẹ Lộ Đức
Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng