Giáo hội Công giáo Rôma


Giáo hội Công giáo (cụ thể hơn gọi là Giáo hội Công giáo Rôma hay Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã) là một giáo hội Kitô giáo hiệp thông hoàn toàn với vị giám mục Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Benedict XVI. Giáo hội này hình thành trên cơ sở cộng đoàn Kitô hữu nguyên thủy được Chúa Giêsu quy tụ thông qua mười hai Thánh Tông đồ, đặc biệt là Thánh Phêrô [1].

Giáo hội Công giáo là giáo hội Kitô giáo lớn nhất, đại diện cho hơn một nửa Kitô hữu và cũng là tôn giáo được tổ chức lớn và chặt chẽ hơn bất kỳ tôn giáo nào trên thế giới [2]. Theo thông tin được thống kê trên “Statistical Yearbook of the Church”, lượng giáo dân của giáo hội trên khắp thế giới ở thời điểm cuối năm 2005 là khoảng 1.114.966.000 người, xấp xỉ 1/6 dân số thế giới [3] [4].

Giáo hội Công giáo hoàn vũ được chia thành nhiều giáo phận ở nhiều quốc gia, thông thường là trên cơ sở lãnh thổ hành chính, đứng đầu mỗi giáo phận là một vị giám mục. Cuối năm 2006, số lượng giáo phận là 2.782 [5].
Mục lục
[xem]
Thuật ngữ

    Bài chi tiết: Công giáo

Giáo hội Kitô giáo này có bề dày lịch sử và có nhiều tên để tham chiếu đến nó[6]. Chưa có sự công bố bất kỳ tên chính thức nào, tuy nhiên, theo cách nhìn của Kitô hữu thì tên gọi “Giáo hội Công giáo” hoặc “Giáo hội Công giáo Rôma” là phổ biến [7].

Có không ít sự bất đồng về cách dùng từ không thực sự rõ nghĩa giữa “Giáo hội Công giáo Rôma” và “Giáo hội Công giáo”, nguyên nhân là do một vài nhánh Kitô giáo khác cũng tuyên bố họ là “Công giáo” (nghĩa là tôn giáo phổ biến). Đặc biệt, Chính thống giáo Đông phương thích áp dụng thuật ngữ “Giáo hội Công giáo Rôma” để chỉ giáo hội này nhằm phân biệt với các giáo hội Đông phương. Mặt khác, Chính thống giáo Đông phương, Giáo hội Luther, Anh giáo và các nhánh Kitô giáo khác yêu cầu viết là “Giáo hội công giáo” (lưu ý chữ “công giáo” không viết hoa) nhưng cách viết “Giáo hội Công giáo Rôma” hiện nay vẫn được áp dụng thực tế.

Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (bản chưa đầy đủ), “Công giáo Rôma là viết theo quy tắc tiếng Anh, nhưng “Công giáo” thì đã được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, đặc biệt là các quốc gia hệ tiếng Latin, do đó, các nhà sử học lại thường hay tranh luận về thuật ngữ “Công giáo” và “Tin Lành”, nhưng khi liên hệ đến thói quen dùng ở châu Âu thì lại không gây sự tranh luận nào, “Công giáo” thường được thay cho “Công giáo Rôma”. Nhiều người Công giáo không thích gọi bằng thuật ngữ “Công giáo Rôma” lắm [8], khi Giáo hội này đối thoại với các phái Kitô giáo khác, họ sẽ sử dụng thuật ngữ “Giáo hội Công giáo” để chỉ chính mình, nếu gặp sự phản đối của đối phương, thì dùng “Giáo hội Công giáo Rôma” nhưng rất hạn chế[9].
Nguồn gốc và lịch sử

    Bài chi tiết: Biên niên sử Giáo hội Công giáo Rôma

Giáo hội Công giáo gắn liền với Chúa Giêsu và Mười hai Thánh Tông đồ và coi các giám mục của Giáo hội là những người kế vị các tông đồ, giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô, lãnh đạo Giáo hội [10]. “Giáo hội Công giáo” là thuật ngữ đầu tiên được sử dụng bởi Thánh Ignatius Antioch (Inhaxiô) vào năm 107, [đại ý rằng]: nơi nào có Đấng Kitô ngự trị, nơi đó là Giáo hội Công giáo, như là sự tuyệt đối hóa vai trò của Giáo hội và Giáo hoàng[11]. Đồng thời, những văn sĩ Công giáo cũng liệt kê một số trích ngôn từ những thầy giảng sơ khai để củng cố luận cứ này theo ngụ ý của Tòa Thánh, trong khi các văn sĩ Chính Thống giáo lại không chấp nhận điều này vì cho rằng, vị giáo hoàng đầu tiên - Thánh Phêrô - chỉ là một chức vị đứng đầu mang tính danh dự. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Đại Ly Giáo năm 1054, mặc dù giữa họ cũng mâu thuẫn về một số tín điều. Trung tâm học thuyết của Giáo hội Công giáo là sự kế vị liên tục các tông đồ mà giờ đây gọi là các giám mục. Giáo hội Công giáo tuyên bố tiếp tục chung thủy với sự dẫn dắt của các giám mục và bác bỏ hoàn toàn những lạc giáo.
Giáo hội Sơ khai trong bối cảnh đế quốc La Mã

Theo sử sách, các tông đồ đã đi truyền giảng ở Bắc Phi, Tiểu Á, Ả Rập, Hy Lạp và Rome để thành lập những cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên, năm 100, đã có hơn 40 cộng đoàn. Ngay từ thời sơ khai này, các Kitô hữu bị bắt bớ, đàn áp và hành hạ, thậm chí bị giết chết như trường hợp của Stêphanô (Stephen) (Sách Công vụ Tông đồ 7:59) và Giacôbê, con ông Dêbêđê (James) (12:2) qua bàn tay quyền lực của Đế quốc La Mã. Năm 64, dưới sự đàn áp của Hoàng đế Nero, Phêrô và Phaolô tử đạo tại Roma. Năm 96, Giáo hoàng Clement I viết lá thư đầu tiên gửi Giáo hội ở Côrintô (Corinthios), một năm sau cái chết của Thánh Gioan tại Êphêsô (Ephesios) – vị tông đồ cuối cùng - châm ngòi cho sự đàn áp Giáo hội qua tận chín đời Hoàng đế La Mã gồm cả Domitian, Decius và Diocletian.

Từ năm 150, những thầy giảng bắt đầu rao giảng thần học Kitô để củng cố lòng tin trong tín hữu. Những người này đóng vai trò như những vị linh mục ngày nay. Đáng chú ý là Ignatius Antioch, Polycarp, Justin Tử đạo, Irenaeus, Tertullian, Clement Alexandria và Origen. Công giáo được hợp pháp hóa vào thế kỷ thứ 4 khi Constantine I ban hành Sắc lệnh Milano năm 313. Constantine là nhân vật có ảnh hưởng trong Công đồng Nicaea I vào năm 325, hướng mũi tên vào phái tà giáo Aria và Nicea, khiến vai trò của ông hiện nay vẫn còn trong Giáo hội Công giáo, Chính Thống giáo, Cộng đồng Anh giáo và các giáo hội Kháng Cách. Vào năm 326, Giáo hoàng Sylvester I cung hiến Đại giáo đường Thánh Phêrô do Constantine xây dựng. Ngày 27 tháng 2 năm 380, Hoàng đế Theodosius I công nhận Công giáo là quốc giáo của Đế quốc La Mã[12]. Thời kỳ lịch này đánh dấu sự khởi đầu cho việc thiết lập nền tảng thần học và giáo luật của Giáo hội. Năm 386, Công đồng Rôma thiết lập Quy điển Thánh Kinh, ra danh sách những quyển sách được Giáo hội chấp nhận từ Cựu Ước và Tân Ước. Năm 431, Công đồng Êphêsô công khai tín điều, khẳng định Đức Giêsu mang hai bản thể: Con Thiên Chúa và con người, minh bạch hóa tín điều về Ba Ngôi.
Thời Trung Cổ

Sự suy yếu của La Mã đã tạo tiền đề thuận lợi cho Công giáo phát triển. Trong thời đại loạn lạc này, những hành động nhân đạo, cứu giúp kẻ khó khăn của các tu sĩ Công giáo nhanh chóng được nhân dân ủng hộ và đi theo. Đặc biệt, năm 452, Giáo hoàng Lêô Cả gặp gỡ Attila Hun để khuyên can ý định tôn tính thành Roma. Năm 476, Romulus Augustus - Hoàng đế La Mã cuối cùng - bị truất phế, theo sau là sự sụp đổ của Đế quốc La Mã ở phương tây, Giáo hội bước vào thời kỳ truyền giáo lâu dài cho dân ngoại. Người Công giáo phát triển rồi hòa trộn vào trong cộng đồng người Đức (cạnh tranh với giáo phái Aria), người Celt, người Slav, người Viking, người Scandinavia, Hungary, Baltic và Phần Lan. Sự xuất hiện của Hồi giáo năm 630 đã lấy những phần đất ở Bắc Phi thuộc Tây Ban Nha ra khỏi sự kiểm soát của Công giáo. Năm 480, Thánh Benedict (Biển Đức) thiết lập hệ thống luật lệ cho việc ra đời các dòng tu. Các dòng tu Công giáo phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào thế kỷ thứ 9, nhất là ở Ireland, Scotland thời Phục Hưng. Thời Trung Cổ mang đến những biến đổi cơ bản bên trong Giáo hội. Giáo hoàng Gregory Cả cải cách đáng kể cơ cấu quản trị của Giáo hội. Đầu thế kỷ thứ 8, sự bài trừ thánh tượng là vấn đề gây sự chia rẽ giữa Giáo hội với xã hội khi nó được Hoàng đế Byzantine hậu thuẫn. Giáo hoàng thách thức sức mạnh của đế quốc khi tiếp tục bảo vệ các thánh tượng.
Thượng Trung Cổ
Thánh Phaolô tông đồ

Đầu thế kỷ thứ 10, các dòng tu phương tây lan rộng khắp nơi, dẫn đầu là Dòng Biển Đức. Đầu thế kỷ 11, các trường dòng phát triển thành các viện đại học (Đại học Paris, Oxford, Bologna…) mà trước đây chỉ dạy thần học, sau này dạy cả y học, luật pháp, triết học để rồi trở thành nền tảng cho giáo dục hiện đại của phương tây. Sự xuất hiện của Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh do Thánh Phanxicô và Thánh Đa Minh thành lập đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho sự phát triển của các đại học lớn ở châu Âu. Thời kỳ này, các công trình kiến trúc của Giáo hội đạt đến những tầm cao mới, cực điểm là phong cách kiến trúc Roman, Gothic trong các đại giáo đường ở châu Âu.

Tại Công đồng Clermont, Giáo hoàng Urban II đưa ra những bước chuẩn bị cho cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên. Từ năm 1095, thời Giáo hoàng Urban II, những cuộc Thập Tư Chinh bùng phát. Đó là hàng loạt chiến dịch quân sự tại khu vực Đất Thánh (Jerusalem) và những nơi khác như một nỗ lực chống lại sự bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ đại diện cho Hồi giáo. Bên cạnh lý do đó, là một ẩn ý của tham vọng bành trướng ngược lại bằng cách xâm lăng đất đai của người Hồi giáo. Trong giai đoạn này, Kitô giáo đã bị các thế lực phong kiến và thậm chí là các giáo hoàng đương thời lợi dụng và diễn dịch theo nghĩa phục vụ cho cuộc chiến của họ. Điều đó cuối cùng đã trở thành một trong các nguyên nhân biến Thập Tự Chinh trở thành một trong những vết nhơ khủng khiếp nhất của lịch sử Kitô giáo.

Trong suốt những cuộc viễn chinh, những đoàn quân Thập Tự đã thẳng tay tàn sát, cướp bóc, thậm chí cá biệt có nơi còn ăn thịt người Hồi giáo, hoặc cổ động cả trẻ em vào cuộc chiến, dẫn đến việc hàng ngàn em bị bắt bán làm nô lệ. Cuối cùng, những cuộc Thập Tự Chinh cũng không bóp ngạt được sự xâm lăng của Hồi giáo mà thậm chí lại góp phần làm sụp đổ và chiếm đóng của Constantine trong cuộc Thập Tư Chinh thứ tư. Bắt đầu khoảng năm 1184, là những cuộc giao chiến với tà giáo Cathar nhằm giữ an toàn cho sự đồng nhất trong học thuyết Công giáo, bài trừ dị giáo.
Đại Ly Giáo

    Bài chi tiết: Đại Ly giáo Đông - Tây

Qua một thời kỳ từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, Giáo hội Công giáo nguyên thủy dần dần bị phân tách thành hai nhánh: Tây phương (Latinh), thường được gọi là Giáo hội Công giáo, và Đông phương (Hy Lạp), sau này trở thành Chính Thống giáo. Hai giáo hội này bất đồng quan điểm về cách tổ chức, nghi thức và những học thuyết mà đặc biệt là địa vị của Giáo hoàng[13]. Công đồng Lyon II (1274) và Công đồng Firenze (1439) thử tìm cách hiệp thông lại hai giáo hội nhưng tất cả đều bị Chính Thống giáo khước từ. Vài giáo hội Đông phương sau này hiệp thông lại với Giáo hội Công giáo Rôma, tuyên bố không bao giờ thoát ly khỏi giáo hoàng. Tuy nhiên, hai nhánh giáo hội chủ chốt vẫn phân ly cho đến ngày nay mặc dù đã hóa giải việc rút phép thông công lẫn nhau giữa Rôma và Constantine vào năm 1965.
Cải cách Kháng Cách

    Bài chi tiết: Cải cách Kháng Cách

Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ 15 có một sự kiện đáng quan tâm trong cổ điển học đó là sự xét lại về học thuyết và đức tin của Công giáo. Năm 1492, Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ dẫn đến làn sóng truyền giáo tích cực của Công giáo Rôma tại khắp lục địa này. Giáo hoàng Alexander VI trao “sứ mệnh” truyền giáo tại vùng đất mới khám phá cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther đưa ra những bài luận văn mang nội dung bài trừ những học thuyết của Công giáo đương thời. Những bài tương tự được phát ra với những chi tiết căn bản thậm chí vượt bậc hơn cả những gì Công giáo thuyết giảng. Họ chĩa mũi nhọn vào Công đồng Trent, bản chất của Kháng Cách - như tên gọi của nó - là đòi hỏi khôi phục những học thuyết và cách thực hành Công giáo truyền thống. Công đồng Trent sàng lọc và định nghĩa lại các học thuyết, ban bố các giáo điều.
                               
    Cộng đồng Kháng Cách     Tây Âu, Bắc Mỹ
Cải cách Kháng Cách (Thế kỷ 16)        
      Anh giáo     Anh Quốc
   
    Công giáo     Giáo hội Công giáo Rôma     Nam Âu, Mỹ Latinh
    Hiệp thông     Công giáo
Kitô giáo Tiên khởi     Đại Ly giáo (Thế kỷ 11)           Công giáo Đông phương     Đông Âu, Đông Á
Công đồng Êphêsô (431)           Công đồng Chalcedonia (451)          
                Chính Thống giáo     Đông Âu, Bắc Á
         
          Các Giáo hội Đông phương cổ     Ai Cập, Ethiopia
   
    Giáo thuyết Nestorius     Syria, Iraq, Iran

Năm 1534, Nghị viện Anh thông qua quyền tối cao của Vua nước Anh đối với Giáo hội Anh như là cách để tuyên bố ly khai khỏi Giáo hội. Từ năm 1536, nhiều nhà dòng Công giáo tại xứ Anh, xứ Wales và Ireland bị giải thể. Giáo hoàng Phaolô III rút phép thông công đối với Vua Henry III vào năm 1538, như vậy Anh giáo chính thức phân ly khỏi Công giáo.

Sự lan rộng khắp thế giới của Công giáo song hành cùng chủ nghĩa thực dân châu Âu vươn đến châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.
Hậu Trung Cổ, Phục Hưng

Trong năm 1521, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan thực hiện chuyến đi truyền giáo đầu tiên đến Philippines. Những năm sau, các giáo sĩ Dòng Anh em Hèn mọn đặt chân đến Mexico, xây dựng trường học, mô hình trang trại và các bệnh viện. Hơn 150 năm tiếp theo, sứ vụ được mở rộng sang tây nam Bắc Mỹ. Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha theo nhà sáng lập Dòng Tên Phanxicô Xaviê đến Ấn Độ và Nhật Bản. Cuối thế kỷ 16, hàng chục ngàn người Nhật theo đạo Công giáo. Giáo hội tại Nhật Bản phát triển và bị gián đoạn và đàn áp vào năm 1597, dưới thời Shogun (Tướng quân) Tokugawa Iemitsu. Iemitsu là vị Tướng quân có nỗ lực cô lập quốc gia khỏi ảnh hưởng từ ngoại bang.
Hiện đại

Thế kỷ 18 và 19, Giáo hội phải đối mặt với làn sóng truyền giáo mạnh mẽ của Tin Lành, Chủ nghĩa Khai Sáng và Chủ nghĩa Canh Tân. Chủ nghĩa Vô thần và bài trừ tôn giáo được đẩy mạnh lan rộng khiến giáo hội phải tự vận động để thích nghi với hoàn cảnh và chức năng. Nhiều thành phần của giáo hội trên thế giới bị đàn áp, công tác mục vụ bị gây cản trở, giáo dục, y tế vốn có của giáo hội bị chính phủ kiểm soát.
Công đồng Vatican II

    Bài chi tiết: Công đồng Vatican II

Thời Công đồng Vatican II (1962-1965) do Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập, Giáo hội Công giáo trải qua một quá trình cải cách toàn diện. Công đồng nhấn mạnh phải nhìn thấy rõ vai trò của Giáo hội Công giáo trong cộng đồng Kitô hữu tin Chúa Giêsu và trong các tôn giáo khác. Công đồng được coi là mở ra thời kỳ lịch sử của Giáo hội Công giáo hiện đại. Công đồng phát hành nhiều tài liệu về tình trạng Giáo hội, sứ mạng các hội đoàn và tự do tôn giáo. Ngoài ra còn ban hành những phương hướng thích nghi dành cho các nghi lễ, trong đó cho phép sử dụng tiếng bản xứ thay vì phải dùng tiếng Latin trong phụng vụ.
Đương đại
Số liệu về cơ sở giáo dục và nhân sự Giáo hội Công giáo năm 2000 [14] Loại hình     Số lượng
Linh mục và nhà truyền giáo     408,637
Trường tiểu học và trung học     125,016
Trường đại học     1,046
Bệnh viện     5,853
Cô nhi viện     8,695
Tế bần viện     13,933
Trại phát thuốc, nuôi trẻ và các loại hình khác     74,936
Tổng cộng     638,116
Nhân sự     Số lượng
Nữ tu     769,142
Nam tu     55,057
Giáo phận và linh mục     405,178
Lay Ecclesial Ministers     30,632
Giám mục     3,475
Tổng giám mục     914
Hồng y     183
Thầy sáu vĩnh viễn     27,824
Chủng sinh     110,583
Giáo hoàng     1
Tổng cộng     1,402,989

Thành viên giáo hội trong năm 2007 là 1,147 tỷ người[15] (năm 1950 là 437 triệu và năm 1970 con số 654 triệu người[16]). Đây là giáo hội lớn nhất của Kitô giáo, bao gồm hơn nửa Kitô hữu. Mặc dù số lượng người thực hành nghi thức Công giáo trên toàn thế giới chưa được thống kê hết, nhưng đặc biệt phát triển ở châu Phi và châu Á.

Với số lượng lớn người trưởng thành được rửa tội, giáo hội tăng trưởng nhanh hơn ở châu Phi hơn bất cứ nơi nào khác[17]. Trong những năm gần đây, một vài nơi ở châu Âu và châu Mỹ thiếu thốn linh mục, số lượng linh mục không tăng theo tỷ lệ số lượng giáo dân. Chủ nghĩa thế tục tăng ổn định ở châu Âu, nhưng sự hiện diện của Công Giáo vẫn còn mạnh nơi đây[18].

Giáo hội tại châu Á chiếm thiểu số giữa các tôn giáo khác, bao gồm chỉ khoảng 3% dân số châu Á, nhưng tại đây lại chiếm một tỷ lệ lớn nữ tu, linh mục[18]. Từ 1975 đến 2000, dân số châu Á tăng 61% nhưng giáo dân Công giáo ở châu Á tăng 104%[19]. Tuy nhiên, giáo hội phải đối mặt với những thử thách trong truyền giáo như bị đàn áp tại các quốc gia như Bắc Triều Tiên và Trung Quốc[20]. Châu Đại Dương cũng là nơi truyền giáo khó khăn cho các giáo phái Kitô giáo bởi nơi đây có các nhóm dân tộc với hơn 715 ngôn ngữ khác nhau. Trong giáo hội Công giáo trên toàn thế giới, 12% cư ngụ ở châu Phi, 50% ở châu Mỹ, 10% ở châu Á, 27% ở châu Âu và 1 % ở châu Đại Dương[18].
Đức tin

Đức tin Công giáo được tóm lược trong Tín điều Nicea và thể hiện chi tiết trong từng việc phụng vụ. Các Tìn điều Nicea là cơ sở đức tín của các giáo phái Kitô giáo khác. Chinh Thống giáo Đông phương cũng có niềm tin tương tự như Công giáo, chỉ khác nhau cơ bản về vị trí, vai trò của chức giáo hoàng và khái niệm "đồng trinh" của Maria. Các giáo hội Tin Lành cũng có những khác biệt về đức tin với Công giáo, nhưng nói chung sự khác biệt chủ yếu là: vấn đề giáo hoàng, giáo hội truyền thống, các Bí tích và các vấn đề liên quan đến sự cứu rỗi.
Thánh Kinh và Thánh Truyền

    Bài chi tiết: Thánh Kinh Kitô giáo

Những lời giảng dạy của Giáo hội Công giáo là những điều được trích dẫn ra từ hai nguồn: Thánh Kinh và Thánh Truyền. Cả hai đều được giải thích và điều khiển bởi Magisterium của Giáo hội. Danh sách và nội dung chính thức về các sách thánh kinh được Giáo hội Công giáo chấp nhận là những bản Thánh Kinh viết bằng tiếng Latin hồi thế kỷ thứ 4.

Năm 1943, trong bức thông điệp “Divino Afflante Spiritu” của ông, Giáo hoàng Piô XII đã khuyến khích những học giả Thánh Kinh hãy cần mẫn nghiên cứu về ngôn ngữ nguyên bản của các sách Thánh Kinh (tiếng Do Thái, Hy Lạp, Aram trong Cựu Ước và tiếng Hy Lạp trong Tân Ước) và những ngôn ngữ chung nguồn gốc khác để hiểu biết sâu rộng và đầy đủ hơn về những văn bản này, và cho rằng: ”văn bản nguyên bản… được viết bằng ơn linh hứng của tác giả thì có thẩm quyền và giá trị hơn bất kỳ bản nào, thậm chí cả những bản đã được dịch rất hoàn hảo, dù đó là cổ xưa hay hiện đại”[21]. Thánh Truyền (hiểu sát nghĩa là những truyền thống thánh thiện) không giống như truyền thống của loài người nhưng được hiểu là cuộc sống của Giáo hội sơ khai được trải nghiệm qua lời dạy của Đấng Kitô. Nguồn gốc Thánh Truyền thì rất đa dạng và những giảng dạy của Giáo hội ngày nay thường là được truyền khẩu từ các tông đồ. Nhiều ghi chép của các cha đạo sơ khai đã phản ánh được Thánh Truyền.
Thiên Chúa

    Bài chi tiết: Thiên Chúa và Ba Ngôi

Tín hữu Công giáo tin rằng Thiên Chúa là duy nhất, vĩnh hằng, thượng quyền, thông suốt tất cả, công chính hoàn toàn và hiện diện mọi nơi. Tín hữu Công giáo tin thuyết Ba Ngôi: Thiên Chúa là tự nhiên mà có, bản thể và hiện thân là một Chúa nhưng lại tồn tại trong ba ngôi vị (tam vị nhất thể), từng ngôi vị đồng nhất với bản thể, không ngôi vị nào hơn ngôi vị nào và chỉ phân biệt về quan hệ giữa ba ngôi vị: giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa hai ngôi vị này với Chúa Thánh Thần, thành một Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa hiện hữu từ trước khi ngài sáng tạo mọi vật mọi loài thụ tạo. Theo Tín điều Nicea, Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc cho thụ tạo của mình, ngài trực tiếp tham gia vào thế giới và cuộc sống của con người, mong muốn con người kính thờ ngài và yêu thương đồng loại. Công giáo còn tin rằng, con người là loài thụ tạo có thân xác (hữu hình) và linh hồn (vô hình) gắn bó mật thiết với nhau. Bên cạnh đó, còn có thụ tạo vô hình khác là thiên thần, làm nhiệm vụ tôn thờ và phục vụ Thiên Chúa. Một số thiên thần đã chọn chống lại Thiên Chúa, trở thành ma quỷ, và tìm cách gây hại cho nhân loại. Trong số đó, lãnh đạo thiên thần nổi loạn gọi là "Lucifer" hay "Satan".

Cuộc sống của nhân loại phụ thuộc ở nơi ngài, nhưng vẫn có mối liên hệ mật thiết với công trình sáng tạo của ngài[22]. Công đồng Vatican I dạy rằng, ngay trong buổi bình minh của tự nhiên, lý trí con người đã có thể nhận biết công việc của Thiên Chúa sáng tạo, từ lúc khởi nguyên đến cùng đích cũng vậy. “Thưở xưa, nhiều lần và nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt người làm đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài.” (Thư gửi tín hữu Do Thái 1:1-2)

Giáo hội Công giáo tin rằng Thiên Chúa chỉ hé mở với loài người về ngài qua người con duy nhất: “Không ai biết Con ngoài Cha, cũng như không ai biết Cha ngoài Con và những người mà Con chọn để mặc khải cho” [23] và người con duy nhất đó của ngài là hiện thân của Đấng Giêsu Kitô, người được sinh ra bởi Trinh nữ Maria, vừa mang bản tính Thiên Chúa vừa mang bản tính loài người. Bằng cuộc đời và tiếng nói của mình, Giêsu đã dạy mọi người cung cách sống, giới thiệu về Tình yêu Thiên Chúa và ban tặng hồng ân và vinh quang cho những ai tin mình. Sau cuộc tử nạn và phục sinh của Giêsu, đi đầu là các tông đồ, những người theo và tin Giêsu đã loan truyền đức tin của họ cách mạnh mẽ trong sự hiện diện của Chúa Thánh Thần qua lời nhắn nhủ của Giêsu.

Theo Công giáo, “mầu nhiệm” là những điều huyền bí về Thiên Chúa mà tài trí con người không thể hiểu và giải thích được nhưng tin đó là chân lý. Tóm lại, tín hữu Công giáo có thể tuyên xưng đức tin qua câu nói: “Có ba mầu nhiệm chính trong Đạo: Thứ nhất là Mầu nhiệm Thiên Chúa Ban Ngôi, thứ hai là Mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người, thứ ba là Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc”.
Tội nguyên tổ

    Bài chi tiết: Tội nguyên tổ

Trong đức tin của người Công giáo, loài người trước đây được Thiên Chúa sáng tạo ra để hiệp thông với ngài nhưng vì không vâng lời Thiên Chúa khi ăn trái của cây biết điều thiện điều ác (trái cấm), Adam và Eve - tổ tiên loài người – đã làm mối quan hệ đó bị đổ vỡ khiến tội lỗi và sự chết lan tràn khắp thế giới[24]. Vấp ngã này của con người được gọi là tội nguyên tổ (hay tội tổ tông). Từ đây, con người đánh mất đi tình trạng nguyên thủy của mình là được hiệp thông với Thiên Chúa, bị đưa vào tình trạng của sự chết nhưng qua ý tưởng con người có một linh hồn bất tử. Khi Giêsu đến với thế giới, giữa Thiên Chúa và loài người đã có sự hòa giải qua hiến tế bằng cái chết và sự sống lại của Giêsu, một lần nữa con người lấy lại được sự hiệp thông và dự phần vào vinh quang Thiên Chúa.
Giáo hội

Giáo hội là “thân thể Chúa Kitô” [25] mà ngài là “đầu” và Công giáo dạy rằng đó là một thân thể được hiệp nhất bởi những người tin Chúa cả trên thiên đàng và trên địa cầu này.
Cứu rỗi

Giáo hội dạy rằng Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người sự cứu rỗi để hướng tới một cuộc sống vĩnh hằng và ngài coi đó như là một hồng ân, một vinh quang qua sự hiến tế của Đấng Kitô. “Với những nỗ lực để tỏ tường về Thiên Chúa, chẳng có câu trả lời chính xác nào hay tài trí nào của con người làm được. Giữa Thiên Chúa và chúng ta có một sự khác biệt vô tận khiến chúng ta phải thừa nhận về ngài, Thiên Chúa chúng ta”[26]. Thiên Chúa là đấng bào chữa, là đấng giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Hoặc là chúng ta đón nhận hồng ân này Thiên Chúa ban cho ta thông qua đức tin vào Giêsu Kitô và phép rửa tội[27] hoặc là khước từ nó. “Đức tin không hành động là đức tin chết”.

Giáo hội còn dạy rằng con người cần phải được thánh tẩy ngay từ lúc này, ngay trong thực tại này (tức cuộc sống trần thế) vì khi chết đi không thể làm gì hơn được nữa. Thánh tẩy là khi nhận Phép rửa và nó bị mất đi khi linh hồn phạm tội chết (tội trọng). Tội trọng là sự cố ý vượt quá giới luật của Thiên Chúa cách nghiêm trọng. Nhưng con người có thể lại được sự thánh tẩy khi người ấy thành thật thú nhận trong Bí tích Hòa giải. Nếu ai đó biết sám hối tội lỗi của họ trước khi chết mà không thể thông qua Bí tích Hòa giải được vì lí do khách quan nào đó thì với lời khẩn cầu, tội của họ cũng tự nhiên được tha thứ.

Qua hiến tế của Giêsu bằng cái chết trên thập giá, sự cứu rỗi thậm chí còn được ban ra bên ngoài ranh giới của Giáo hội, nghĩa là phổ biến cho mọi người. Do đó, các Kitô hữu lẫn dân ngoại, nếu ai nhiệt thành đáp lại chân lý này thì Thiên Chúa sẽ bày tỏ lòng xót thương của ngài đối với họ. Điều này đôi khi là một trách nhiệm để trở thành thành viên của Giáo hội.

Phép rửa là một nghi thức quan trọng của người Kitô hữu, qua lăng kính của Giáo hội Công giáo, nó được nâng lên hàng bí tích. Phép rửa không chỉ làm thanh tẩy tội lỗi của một người nào đó, nó cũng làm cho họ trở thành “con cái Thiên Chúa và được dự phần với ngài”, trả lại cho con người trạng thái nguyên bản mà đã được hình thành giống như hình ảnh của Thiên Chúa. Phép rửa còn là cầu nối giữa người nào đó với đời sống cộng đoàn Giáo hội. Bởi vậy, khi chịu phép rửa trong Giáo hội, là thân thể Đức Kitô, người ta cũng sẻ chia cuộc khổ nạn và phục sinh với ngài. Sự cứu rỗi là phổ biến cho tất cả mà không loại trừ ai. Công giáo tin rằng Thiên Chúa không nỡ từ chối một khẩn cầu cứu rỗi của ai đó bên ngoài Giáo hội. Điều này là một trong những quan điểm bất đồng lớn giữa Công giáo và Kháng cách.
Đời sống Giáo hội

Người Công giáo phải nỗ lực để trở thành môn đệ thực sự của Giêsu. Họ mong đợi tìm kiếm được sự tha thứ cho những tội lỗi của mình qua tấm gương và lời giảng dạy của Giêsu. Họ tin rằng thông qua Giêsu, Thiên Chúa đã ban Bảy phép bí tích cho mình như nhưng công cụ để trợ giúp họ thực hiện được điều này.

Nếu một ai đó chết mà không biết ăn năn về những trọng tội của mình, người đó đã đánh mất đi lời hứa cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho họ và họ phải đi vào Hỏa ngục. Tuy nhiên, nếu người ấy thành thật sám hối tội lỗi ngay thời điểm gần kề cái chết, thì họ chỉ phải trải qua tình trạng thanh luyện, gọi là Luyện ngục, và dần dần được vào Thiên đàng.

Người Công giáo tin rằng Thiên Chúa luôn luôn tác động giữa loài người trên thế giới này. Người Công giáo được “nên thánh” là nhờ các phép bí tích của Giáo hội và qua cả những lời cầu nguyện, những công việc phúc đức, hành hương và ăn chay hãm mình. Cầu nguyện cho người khác, thậm chí cho kẻ thù và những người ngược đãi mình là một nhiệm vụ của Kitô hữu [28]. Người Công giáo cho rằng có bốn mục đích cầu nguyện: tôn thờ, tạ ơn, ăn năn và khẩn cầu. Người Công giáo cũng có thể cầu nguyện với Thiên Chúa xin tha tội cho những ai đã chết (cầu cho các linh hồn), và đặc biệt là họ cũng có thể cầu nguyện với Trinh nữ Maria - mẹ Thiên Chúa - và các thánh nữa.
Cuộc sống con người

Giáo hội Công giáo khẳng định không một ai có quyền xâm phạm đến cuộc sống của mình hay của người khác với quan niệm về cái chết tự nhiên. Giáo hội tin rằng mỗi một người được dựng nên là “giống với hình ảnh của Thiên Chúa” và cuộc sống của con người là thánh thiện và cao đẹp, không thể đem so sánh với những giá trị nào khác. Bởi vậy, Giáo hội phản đối những hoạt động mà họ cho rằng làm huỷ hoại giá trị cuộc sống thiêng liêng kể cả việc phá thai, tránh thai, nhân bản người, bản án tử hình, chết cách nhẹ nhàng, giết người, tự tử, sinh sản vô tính, diệt chủng và chiến tranh. Bản án tử hình, tuy không bị Giáo hội chính thức kết tội nhưng càng ngày nó càng bị các nhà thần học và lãnh đạo giáo hội chỉ trích. Theo Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bản án tử hình không nên áp dụng trong mọi trường hợp trừ những trường hợp nó cần thiết cho việc bảo vệ trật tự xã hội (có thể thấy điều này ở hầu hết các quốc gia phát triển).
Vấn đề giới tính

Giáo hội Công giáo dạy rằng cuộc sống con người cùng với bản năng tình dục là không thể tách rời và mang tính thiêng liêng, những quan niệm cho rằng chỉ linh hồn là thánh thiện còn xác thịt là tội lỗi thì bị coi là tà giáo. Giáo hội không cho rằng tình dục là tội lỗi hoặc làm suy giảm sự thánh thiện (tức cuộc sống nhục dục).
Thực hành

Trong Giáo hội Công giáo có sự phân biệt giữa nghi thức phụng vụ (hình thức chung và phổ biến của Giáo hội) với việc cầu nguyện cá nhân hoặc thực hành sống đạo. Các nghi thức phụng vụ đều do Giáo hội quy định, gồm có Thánh Thể, Bí Tích và Các Giờ Kinh Phụng vụ. Tất cả tín hữu Công giáo được Giáo hội mời gọi tham dự vào các nghi thức phụng này nhưng việc cầu nguyện và sống đạo là vấn đề cá nhân, không ai có thể can thiệp vào ai.
Nghi thức Phụng vụ

Nghi thức căn bản và phồ biến của đời sống Giáo hội Công giáo là phụng vụ. Công đồng Vatican II nói rằng: “…thông qua phụng vụ mà công cuộc cứu chuộc chúng ta được hoàn tất...”
Thánh Thể

Tín hữu Công giáo coi Thánh Thể là trọng tâm cũng như đỉnh cao của đời sống Kitô hữu và tin rằng bánh không men cùng với rượu nho nơi bàn thờ, qua quyền phép của Chúa Thánh Thần thật sự trở nên Mình và Máu Đấng Kitô. Thánh lễ là sự tái hiện lại cuộc hiến tế của Đấng Kitô nơi thập giá.
Các Bí tích

Giáo hội Công giáo dạy rằng: các bí tích là những dấu hiệu thiêng liêng do Đấng Kitô lập ra và giao phó cho Giáo hội để ban lại cho chúng ta. Chúng mang lại hiệu quả thánh thiện cho những ai thực tâm đón nhận chúng. Toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo hội xoay quanh việc cử hành Thánh lễ và các bí tích. Có bảy Bí tích được Giáo hội công nhận là: Rửa tội, Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải, Truyền chức thánh, Xức dầu thánh và Hôn phối.
Các Giờ Kinh Phụng vụ

Các Giờ Kinh Phụng vụ là những hoạt động sùng bái của các tín hữu ngoan đạo, đơn giản nhất là việc cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối, hình thức khác là một mình hay tụ họp lại để đọc Thánh Kinh và suy niệm.
Sống đạo và cầu nguyện

Ngoài nghi thức phụng vụ ra, Giáo hội còn có một sự đa dạng về thực hành sống đạo mà cầu nguyện là hình thức rất được khuyến khích vì nó được coi là sự vận động để phát triển đời sống thiêng liêng của tín hữu, thắt chặt mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa. Việc sống đạo rất được Giáo hội khuyến khích. Chúng có thể là việc tôn kính thánh tượng, viếng nhà thờ, đi hành hương, rước kiệu, Đàng Thánh Giá, Chầu Thánh Thể và đọc Kinh Mân Côi.
Bản chất và sứ mệnh

Giáo hội là “Dân Thánh của Thiên Chúa”, là “Đền thờ Chúa Thánh Thần”, là “Thân thể Đấng Kitô”. Đó là mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, giữa cộng đồng này với những cộng đồng khác và với Thiên Chúa. Công đồng Vatican II xác nhận rằng bản chất của Giáo hội là một mầu nhiệm. Là Thân thể Đấng Kitô, mỗi thành viên được trao ban một sứ mệnh riêng và tham gia vào công việc chung trong Giáo hội nhưng căn bản là phải rao giảng Tin Mừng đến với tất cả mọi người qua việc sống chứng nhân.
Hàng Giáo phẩm

Giáo hội Công giáo có tổ chức phân cấp, mỗi cấp có người trị sự được Giáo hội chỉ định với ba chức thánh sau: giám mục, linh mục và phó tế. Ngoài ra còn có các thừa tác viên.
Giám mục

Giám mục là những mục tử kế vị các thánh Tông đồ, các vị này có đầy đủ quyền năng và uy phong như nhau, kể cả Giáo Hoàng. Nhưng vì Giáo Hoàng là vị Tông đồ "trưởng"-là vị thủ lãnh các Tông đồ nên có quyền quyết định cao hơn mà thôi. Giám mục là người đứng đầu các linh mục đoàn, tương đương với cấp hành chính quận, huyện hoặc vùng của chính quyền. Các giám mục được quyền bổ nhiệm linh mục cũng như Phó tế, cử hành bí tích truyền chức hai tín chức này cũng như trao quyền cho linh mục cử hành một số bí tích khác.
Linh mục

Linh mục là những người phụ tá theo đúng nghĩa của các Giám mục. Các linh mục phải tuân thủ hoàn toàn theo luật độc thân, tiết dục và khó nghèo.Linh mục công giáo luôn luôn là nam, và chưa hề có tiền lệ là phụ nữ. Các linh mục được làm Thánh lễ cũng như các bí tích khác khi có chuẩn y của Giám mục. Linh mục cai quản một "xứ"- tương đương một xã, phường. Khi hội đủ những điều kiện cần và đủ mọi linh mục có thể được phong Giám mục
Thừa tác viên

Từ Công đồng Vatican II, Giáo hội cho phép những người trưởng thành dù đã kết hôn được phong chức thừa tác viên vĩnh viễn với phương châm “phục vụ chứ không đợi được phục vụ”. Họ có thể đảm nhận vai trò đọc Phúc âm, dạy giáo lý, phụ tá rửa tội, dẫn dắt phụng vụ, làm chứng hôn phối, hướng dẫn nghi thức tang lễ.
Hội đoàn

Tất cả thành viên của Giáo hội Công giáo khi đã được Rửa tội thì được gọi là Kitô hữu, có đầy đủ phẩm giá, được kêu gọi trở nên thánh và đóng góp xây dựng Giáo hội. Mọi người cũng được kêu gọi để chia sẻ bổn phận làm thừa tác, tiên tri và vương đế của Đấng Kitô. Số ít trong số Kitô hữu thực hiện vai trò liên quan đến mục tử (giáo phẩm) và sống chứng nhân (tu trì) nhưng phần lớn là phải thực hiện ba bổn phận nói trên.
Đời sống Thánh hiến

Đời sống Thánh hiến của Giáo hội thể hiện qua việc người nam hay người nữ hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa với những ràng buộc được Giáo hội công nhận (đi tu). Họ không thuộc Hàng Giáo Phẩm (trừ khi người nam được thụ phong thành linh mục), phần lớn là thành viên của các hội đoàn. Giáo hội Công giáo cũng ghi nhận những hình thức khác nhau về Đời sống Thánh hiến như: các giáo đoàn, ẩn tu, nữ tu, hoạt động tông đồ… Phần lớn hình thức của Đời sống Thánh hiến hiện hữu là yêu cầu các thành viên hiến dâng bản thân họ cho Thiên Chúa thông qua việc dự tu được định đoạt bởi một lời khấn (thề), sống tuân thủ ba tinh thần của Phúc Âm là trong sạch, khó nghèo và vâng lời. Ngày nay, những ai có “ơn gọi” theo Đấng Kitô muốn thánh hiến bản thân cho Thiên Chúa thì có những đòi hỏi cao hơn khi họ phải sống trong các Tu viện, chịu sự quản lý của “bề trên”, họ phải sống theo từng cộng đoàn, thỉnh thoàng cho phép sống riêng lẻ trong thời gian ngắn, một số được phép đến những nơi khác để phục vụ (trong một giáo xứ chẳng hạn).
Phong trào, Đoàn thể và Tổ chức bên trong Giáo hội

Nhiều Phong trào, Đoàn thể và Tổ chức hoạt động trong lòng Giáo hội Công giáo và chúng thường gồm những nhóm người có “đức tin đặc biệt”, hoạt động theo mục tiêu và phương hướng của người sáng lập hoặc người khai tâm và đặc biệt là phù hợp với Giáo huấn và Giáo luật. Có những Phong trào, Đoàn thể, Tổ chức Công giáo được phân cấp và hoạt động gắn chặt với thẩm quyền giám mục hay linh mục địa phương. Nói chung, những Phong trào, Đoàn thể, Tổ chức Công giáo đã tỏ ra tính đại chúng của mình và phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Gia nhập Công giáo

Theo Giáo luật, một người được trở thành thành viên của Giáo hội Công giáo khi người đó lãnh nhận Phép rửa trong Giáo hội Công giáo. Trường hợp tín hưu nào đó đã bỏ đạo Công giáo nay muốn gia nhập lại thì phải tuyên xưng lại đức tin Công giáo và Giải tội.
Phân bố trên thế giới

Số giáo dân Công giáo trên khắp thế giới khoảng 1,1 tỷ người[29] và vẫn đang có xu hướng tăng thêm, đặc biệt là tại châu Phi và châu Á. Brasil hiện là quốc gia có số lượng giáo dân Công giáo đông nhất. Phần lớn những quốc gia công nghiệp phát triển đều có sự hiện diện của Giáo hội, tuy có giảm vào cuối thế kỷ 19. Tại châu Âu, các quốc gia hệ tiếng Latin là cái nôi lịch sử của Công giáo, các quốc gia hệ tiếng gốc Đức là Tin Lành và các quốc gia hệ tiếng Slav là sự pha trộn giữa Công giáo và Chính thống, mặc dù cũng có những ngoại lệ. Phần còn lại của Công giáo trên thế giới là do nỗ lực truyền giáo của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, bên cạnh đó còn do việc di cư từ những quốc gia này đi khắp châu Âu. Tại Mỹ Latin - nơi từng được độc quyền - Công giáo đang chịu sự cạnh tranh ngày càng tăng của Kháng Cách đặc biệt là Trung Mỹ và khu vực Caribbean. Tại châu Phi, Công giáo hoạt động mạnh mẽ nhất ở trung tâm lục địa; trong khi ở châu Á, chí có hai quốc gia có tỷ lệ lớn người Công giáo trong dân số là Philippines và Đông Timo. Việt Nam tuy không phải là quốc gia có tỷ lệ người Công giáo cao nhưng có số lượng giáo dân đứng thứ hai ở châu Á, sau Philippines[30].
Vai trò trong nền văn minh nhân loại
Thuyết sáng tạo

Mở đầu Kinh Thánh (phần đầu của Cựu Ước), sách Sáng thế ký viết rằng vũ trụ và vạn vật được thiên chúa tạo dựng bằng Lời phán. Con người là Adam và Eva được thiên chúa nặn ra từ bụi đất. Toàn bộ quá trình sáng tạo vũ trụ và loài người của thiên chúa được thực hiện trong 6 ngày. Đây là thuyết sáng tạo của thiên chúa giáo, hay nói cách khác: "Thuyết sáng tạo, Creationism, cho rằng vũ trụ này được dựng nên theo tiến trình y hệt sách Sáng thế trình bày" [31].
Đức Tin và Khoa Học

Hiện nay giữa đức tin công giáo và khoa học có xung đột. Theo Giáo sư Lê An Hòa (Đại học Seattle), có vài cách nhìn nhận khác nhau về sự liên hệ giữa đức tin và khoa học [31]:

    Một cách là xung đột: chấp nhận một trong hai. Ai theo đức tin thì đừng để khoa học hạn hẹp của con người làm chia trí; quên khoa học đi, chỉ nhìn đức tin mà thôi. Ai theo khoa học thì bỏ đức tin, vì đức tin chỉ là cái nạng của người dốt, cho những người mê tín, ở vào thời đại khoa học chưa phát triển. Khá nhiều thầy cô trong các đại học có quan niệm này.
    Một cách khác nữa là lẫn lộn (confabulation): Thuyết sáng tạo (Creationism, cho rằng vũ trụ này được dựng nên theo tiến trình y hệt sách Sáng thế trình bày) là một thí dụ của cách này. Song song với khoa học, hãy coi thánh kinh như sách khoa học.
    Một cách nữa là tách rời (separation): khoa học bàn về thế giới này, còn đức tin bàn về giá trị của con người cũng như đời sau. Hai cái không liên quan tới nhau. Có lẽ khá nhiều người đi theo cách này, một phần vì không biết cách nối giữa hai phần nên giữ chúng tách biệt.
    Có lẽ cách hấp dẫn nhất và được bàn thêm dưới đây là củng cố cho nhau (confirmation): Sự thật nào mà khoa học có thể làm sáng tỏ được thì trở thành một phần của cuốn thánh kinh sống trong thiên nhiên, giúp con người hiểu thêm về Thiên Chúa và về chính mình, dù tự khoa học không thể đưa tới cái hiểu biết này được, mà chỉ là một phần chất liệu đưa tới sự hiểu biết này. Đồng thời, đức tin cũng có thể gợi ý và cảm hứng cho khoa học, cho dù thần học không thay thế cho khoa học được.”[31]

Học thuyết và khoa học của Giáo hội

Những sử gia khoa học, gồm cả những người không Công giáo như là John L. Heilbron, David Lindberg, Edward Ban, Thomas Goldstein và Ted Davis cũng cho rằng Giáo hội đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nền văn minh nhân loại [cần dẫn nguồn]. Thánh Thomas Aquinas – “nhà thần học hiện đại” của Giáo hội – không chỉ cho rằng lý trí phải hòa hợp với đức tin, ông còn thừa nhận lí trí góp phần bộc lộ nhận thức, thậm chí làm phát triển trí tuệ. Những giáo sĩ khoa học của Giáo hội (nhiều người trong số họ thuộc Dòng Tên) đã khai sáng ra nền thiên văn học, di truyền học, khí tượng học, địa chấn học và khoa học vũ trụ trở thành “cha đẻ” của các môn khoa học này [cần dẫn nguồn]. Các giáo sĩ đã đánh dấu tên tuổi của mình trong nền khoa học thế giới như là Gregor Mendel thuộc Dòng Augustin (đi tiên phong trong nghiên cứu di truyền học), Roger Bacon thuộc Dòng Phanxicô (người biện hô tiên phong cho phương pháp khoa học) và Georges Lemaître (đề xuất thuyết Vụ Nổ Lớn). Thậm chí nhiều người Công giáo cũng bị thu hút vào khoa học: Henri Becquerel khám phá ra chất phóng xạ; Luigi Galvani, Alessandro Volta, André-Marie Ampère, Guglielmo Marconi mở đường trong lĩnh vực điện năng và viễn thông; Antoine Lavoisier – “cha đẻ” của hoá học hiện đại; Vesalius khai sinh ra ngành giải phẫu học; Augustin Louis Cauchy - một trong những nhà toán học đặt nền tảng về đại số. Những vị trí này đã làm thay đổi cách nhìn của nhiều triết gia khai sáng cho rằng những học thuyết của Giáo hội là mê muội và cản trở sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Một trong những dẫn chứng then chốt của các triết gia này là về Galileo Galilei. Năm 1633, ông bị Giáo hội kết án vì khẳng định thuyết vạn vật nhật tâm, do Nicolaus Copernicus đề xuất trước đó (có lẽ cũng là một linh mục)[32]. Sau đó, Tòa án La Mã mở một cuộc xử án, Galileo bị nghi ngờ là rối đạo (tà giáo) nhưng sự thật là ông bị tố cáo oan và thuyết nhật tâm đến nay đã chứng minh là đúng. Galileo bị ép buộc chối bỏ thuyết nhật tâm và những năm cuối đời ông bị quản chế. Ngày 31 tháng 10 năm 1992, Giáo hoàng Gioan Phalô II đã công khai lấy làm tiếc vì những hành xử của người Công giáo đối với Galileo trong cuộc xử án đó[33].
Nhà thờ, nghệ thuật, văn chương và âm nhạc

Những sử gia khác nhau cho rằng Giáo hội Công giáo đã tạo ra sự xán lạng và huy hoàng của nghệ thuật châu Âu. Cần đề cập đến cuộc đấu tranh của Giáo hội trước làn sóng bài trừ thánh tượng (một chiến dịch chống lại việc trưng bày tranh ảnh, tượng thánh Công giáo), khẳng định việc xây dựng nhà thờ là thích hợp cho phụng vụ (khởi sự cho phong cách kiến trúc Gothic). Sự ra đời giáo lý thần học Công giáo đã ảnh hưởng đến ý tưởng của các nhà văn như J. R. R. Tolkien, C. S. Lewis và William Shakespeare[34], tất nhiên, phong trào Phục Hưng cũng tạo nên những nghệ sĩ Công giáo như Michelangelo, Raffaello, Gian Lorenzo Bernini, Francesco Borromini và Leonardo da Vinci. Ngoài ra, một khối lượng khổng lồ thánh nhạc Công giáo đã tác động không nhỏ đến sự phát triển âm nhạc cổ điển châu Âu.
Giáo hội và sự phát triển kinh tế
Phúc lợi xã hội

Phúc lợi xã hội phục vụ con người là hoạt động trọng điểm và nổi bật của Giáo hội Công giáo. Giáo hội đã cộng tác với nhiều hội đoàn để thiết lập hệ thống viện tế bần phúc lợi tại châu Âu ngay từ thời Trung cổ. Những viện này chủ yếu phục vụ cho tầng lớp xã hội đặc biệt như giới bình dân, người nghèo, bệnh nhân và người cao tuổi.

CHẾT PHẢI CHĂNG LÀ HẾT ?

CHẾT PHẢI CHĂNG LÀ HẾT ?
[postted by "Trần Ngọc Đức" on Sat 26 Jan 2008 - 20:42]


[Mỗi người trong chúng ta, vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống ắt hẳn đã có lần tự hỏi về những gì sẽ xảy ra sau cái chết về mặt thể chất. Mọi thứ sẽ chấm dứt với hơi thở cuối cùng hay vẫn còn tồn tại một dạng nào đó mà người ta gọi là linh hồn ?]

Ngôn ngữ Nga liên hệ khái niệm linh hồn với từ thở như cả hai có cùng một nguồn gốc. Bởi vì tử thuở xa xưa, khi quan sát kỹ những người sống và người chết trong bộ lạc, người ta đi đến kết luận rằng có một điều gì đó ben trong một con người liên quan đến hơi thở. Họ bắt đầu goiji đó là linh hồn ( hay Dusha trong tiếng Nga ).

Thổ dân châu Úc tin có sự hiện hữu của linh hồn. Họ cho rằng một phụ nữ có thai mà đi ngang một thân cây, một tảng đá hoặc một số con vật nào đó thì linh hồn của những thứ này sẽ xâm nhập vào cơ thể đứa con tương lai của bà ta.
Sự hiện hữu của linh hồn được công nhận bởi hầu hết người châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc... Ở Ai Cập cổ, linh hồn được nghĩ là một phần hợp thành cơ thể con người.

Mỗi tôn giáo phân định một nơi nào đó trong cơ thể để chỉ nơi hiện hữu của linh hồn. Những người sống vào thời Babylon cổ ghĩ rằng linh hồn ở... đôi tai. Người Do Thái cổ thì cho rằng linh hồn ở trong máu của mỗi người.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng linh hồn ở trong toàn bộ cơ thể, không riêng ở bộ phận nào. Một trong những nhân vật lỗi lạc nhất của nhà thờ Chính thống giáo Nga, Dmitry Rostovsky cũng đồng tình với quan điểm này.

Cách đây không lâu, các nhà tâm lý học người Đức thuộc Đại học Lubeck đã tiến hành một khảo sát rất thú vị. Họ hỏi những thiếu niên từ 7 đến 17 tuổi rằng linh hồn ở đâu trong cơ thể con người. Những em lớn tuổi nhất cho biết linh hồn tìm thấy ở khắp mọi nơi. Một số khác cho rằng linh hồn tồn tại trong đầu, ngụ. Ngoài ra, vài em thì nói mắt và vùng bụng dưới là chỗ của linh hồn.



Trong những năm gần đây, những người nêu giả thuyết về linh hồn chiếm giữ quả tim thấy một vài chứng cứ đáng tin cậy. Nhà tâm lý học, bác sỹ Paul Pearsall thuộc bệnh viện Sinai ở Detroi, viết quyển sách "Mật mã trái tim", dựa trên cơ sở những câu trả lời mà ông ghi nhận được từ 140 bệnh nhân được ghép tim. Qua đó, ông kết luận rằng tính cách con người đã được lập trình sẵn trong tim. Tim điều khiển não và không có chiều ngược lại. Cảm giác, sự sợ hãi, giấc mơ và ý nghĩ.. Đều được giải mã ở các tế bào tim. Các tế bào ký ức này - hay là linh hồn - sẽ chuyển đến một người khác khi họ được ghép tim. Nhiều trường hợp đưa ra trong quyển sách đã hỗ trợ cho lý thuết này. Một người đàn ông 41 tuổi, được ghép quả tim của cô gái 19 tuổi bị chết trong tai nạn đường sắt, đã thay đổi hoàn toàn sau phẫu thuật. Trước đây, ông thường bị lạnh và rất tỉnh táo nhưng sau khi thay tim, ông bỗng trở thành người có tính khí bất thường và cẩu thả...

Một trường hợp khác là của Sliva Clair, huấn luyện viên khiêu vũ ở New York. Bà trải qua một tiến trình ghép tim ở tuổi 50. Sau phẫu thuật, điều đầu tiên mà bà nghĩ đến là... bia. Sau đó, vào ban đêm bà bắt đầu nằm mơ thấy một người đàn ông bí ẩn tên là T.L... Lạ lùng về điều thay đổi này, bà bí mật điều tra và phát hiện rằng quả tim mà bà đang mang trong người là của một chàng trai chết ở tuổi 18. Tên của anh ta đúng là T.L và theo nhân thân của người này kể lại thì khi còn sống, sở thích của anh ta là uống bia lạnh.

Vào cuối năm 1990, nhiều tin giật gân về linh hồn lan khắp thế giới. Các nhà khoa học tại một trong những phòng thí nghiệm của Mỹ đã tìm ra được cách.. cân linh hồn! Họ phát hiện trong lượng của con người nhẹ đi khoảng 2,5 đến 6.5 gram sau khi trút hơi thở cuối cùng. Tuy nhiên, đây không phải là nỗ lực đầu tiên để cân linh hồn. Năm 1915, thí nghiệm tương tự đã từng được thực hiện cũng ở Mỹ. Thời điểm đó, các nhà khoa học đi đến kết luận rằng linh hồn nặng khoảng 22.4 gram.


Năm 2001, sự kiện này lại gây xôn xao hơn nữa. Đầu năm đó, hai nhà khoa học người Anh là Sam Parnia và Peter Fenwich đưa ra giả thuyết rằng ý thức có thể vẫn tiếp tục tồn tại sau khi não đã ngưng các chức năng hoạt động. Cuộc nghiên cứu có liên quan đến 63 bệnh nhân trải qua cái chết lâm sàng. Kết quả cho thấy 56 người không nhớ gì trong thời điểm đó; 7 người nhớ rất rõ về mọi thứ mà họ cảm nhận ddwocjw khi thân thể được xem đã chết. Có 4 người trong số này cho biết họ tràn ngập niềm vui và sự an bình, thời gian dường như trôi qua nhanh hơn. Sau đó họ nhìn thấy một ánh sáng lấp lánh và thấy các sinh vật huyền thoại giống như các thiên thần hay các vị thánh. Họ nói đã ở trong một khoảnh khắc nào đó, trước khi tỉnh lại.



Một điều đáng quan tâm là không ai trong các đối tượng thuộc nghiên cứu này là người mộ đạo. Họ thú nhận rằng trước đây chưa hề đi nhà thờ. Do đó, nhưngx gì mà họ kể lại trong thời điểm chết lâm sàng không thể giải thích là do niềm tin tôn giáo.

Các nhà khoa học người Anh này đã bác bỏ ý kiến trước đây cho rằng não ngưng các chức năng là do thiếu Oxygen, bởi vì không có ai trong số cá bệnh nhân cho thấy một sự suy sụp đáng kể về Oxygen chứa trong các mô thuộc hệ thần kinh trung ương.

Có một giả thuyết cho rằng những ảo tưởng mà những người đã trải qua cái chết lâm sàng kể lại có thể là do tác dụng không thuận lợi của các biệt dược trong nỗ lực làm bệnh nhân hồi tỉnh trước đó.



Cuối năm 2001, ba nhà khoa học người Hà Lan, dưới sự giám sát của chuyên gia nỗi tiếng Van Lommel, đã tiến hành cuộc nghiên cứu lớn nhất có liên quan đến những người đã trải qua cái chết lâm sàng. Các kết quả được đăng trên tờ báo y học Lancet và cho thấy nó cũng tương tự nghiên cứu của các nhà khoa học người Anh kể trên. Van Lommel và các đồng nghiệp cho rằng những ảo ảnh sẽ đến trong mỗi khoảnh khắc khi hệ thống thần kinh trung ương ngưng hoạt động. Điều này có nghĩa là ý thức được tách rời với hoạt động của não. Van Lommel cung cấp một trường hợp đáng quan tâm về "Trải nghiệm cận kề cái chết". Một bệnh nhân trong tình trạng hôn mê được chuyển đến khu cấp cứu hồi sức. Tại đây, những nỗ lực làm cho ông ta hồi tỉnh đều thất bại. Não của người này đã ngưng hoạt động và điện não đồ đã thể hiện một đường thẳng. Còn nước, còn tát, các bác sỹ quyết định luồn một cái ống vào thanh quản và khí quản để giúp bệnh nhân duy trì hơi thở.Trong khi thực hiện tiến trình này, các y tá đã lấy hàm răng giả của bệnh nhân ra để thông ống dễ dàng hơn. Một giờ sau, tim của ông ta bắt đầu đập trở lại và huyết áp về mức bình thường... Một tuần lễ sau, người bệnh được cải tử hoàn sinh nói với một y tá : " Cô hãy trả lại hàm răng giả cho tôi. Cô đã lấy nó ra và để trong ngăn của chiếc xe đẩy". Trước sự ngạc nhiên của các nhân viên trong bệnh viện, ông kể rằng ông đã quan sát từ bên trên trong khoảnh khắc cái chết đến với ông. Ông mô tả từng chi tiết của phòng hồi sức và các hoạt động của bác sỹ trong nỗ lực cứu sống ông. Lúc đó ông sợ rằng các bác sỹ sẽ từ bỏ công việc hồi sinh cho ông và cố gắng ra hiệu cho mọi người vẫn thấy ông còn sống, nhưng hầu như không ai nhìn thấy ông đang lơ lửng trên thân thể bất động của mình.



Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực trên, các nhà khoa học Hà Lan còn phát hiện rằng phụ nữ có những cảm xúc mạnh hơn đàn ông, những gì họ thấy trong khi chết lâm sàng nhiều chi tiết hơn. Hầu hết các bệnh nhân trải qua cái chết lâm sàng sâu thường chết thật vào tháng sau, sau khi được hồi sinh. Các ảo giác của người mù thì không khác với người sáng mắt.

Càng ngày càng có nhiều tường trình về những trải nghiệm cận kề cái chết với nhiều tình tiết ly kì. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được những giải thích thoả đáng và xem ra họ vẫn còn nhiều việc phải làm để chứng minh sự bất tử của linh hồn !

--//-- THE END --//--

Nguồn : Pravda.

Cảm nhận về văn hóa ứng xử ở Mỹ

Cảm nhận về văn hóa ứng xử ở Mỹ

Ảnh minh họa google.

Ăn xin cũng có văn hóa ứng xử của người ăn xin. Họ không bao giờ đeo bám, kể lể hay chìa tay trước mặt người đi đường, mà thường đứng ở ngã tư đông người giơ tấm biển "cần giúp đỡ".

Kính gửi Ban Thế Giới và diễn đàn Người Việt 5 châu. Trước đây tôi có viết một bài về "Được và mất khi đi định cư Mỹ", xin chân thành cám ơn ban biên tập đã cho đăng bài, xin trân trọng tất cả những ý kiến khen chê của bạn đọc trên diễn đàn.
Sau hơn một năm sống ở Mỹ, tôi có cảm nhận về văn hóa trong ứng xử của xã hội Mỹ mà tôi được tiếp xúc, xin nêu ra để chúng ta cùng nhau trao đổi.
- Văn hóa ứng xử nơi công cộng: Tiếng xin lỗi và lời cám ơn luôn được sử dụng nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, xe buýt... Khi lên xuống xe buýt, hành khách chào tài xế và ngược lại. Khi vào cửa bất cứ nơi nào, người đi trước đứng lại giữ cửa cho những người đi sau bước vào xong mới đến phiên mình và người đi sau luôn nói tiếng cám ơn người đã giữ cánh cửa cho mình đi vào. Khi có sự cố va chạm xảy ra thì lời xin lỗi luôn được vui vẻ chấp nhận. Từ khi ở Mỹ đến nay, tôi chưa thấy ai to tiếng hay cãi vã nhau nơi công cộng, mọi người luôn nhường nhịn nhau trong giao tiếp, nhất là xếp hàng theo thứ tự không bao giờ chen lấn giành chỗ cho dù bạn là ai (mới đây tôi xem trên một tờ báo online của Việt Nam nói về kỳ nghỉ hè ở Hawaii của Tổng thống Obama, ông ấy cũng đứng xếp hàng mua kem cho con như bao người khác, có kèm theo hình ảnh).
- Văn hoá ứng xử trong giao thông: Không có chuyện phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu trên đường. Mọi người chấp hành luật giao thông như là một nét văn hóa của người lái xe. Đặc biệt ở ngã tư khi đèn tín hiệu giao thông bất ngờ trục trặc không hoạt động hay báo hiệu không đúng, thì mọi người nhường nhau, mỗi chiều di chuyển khoảng 4-5 chiếc sau đó tự động nhường đường cho chiều kia đi, 4-5 chiếc cứ thế lần lượt mà đi không xảy ra kẹt xe dù không có cảnh sát ở đó. Ở Mỹ có luật cấm uống rượu bia khi lái xe, nhưng điều quan trọng tôi thấy là ý thức tự giác của mọi người, hầu như không ai uống rượu bia khi lái xe (nếu có thì rất hiếm không đáng kể).
Tôi nói như vậy vì ở Việt Nam mỗi buổi chiều tối nhất là những ngày lễ hay cuối tuần, các nhà hàng, quán nhậu người đi xe (gắn máy, xe hơi) đến ăn nhậu rồi sau đó lái xe về có ai chấp hành đâu, mặc dầu có luật cấm uống rượu bia khi lái xe (trong số đó có tôi khi còn ở Việt Nam).
Những con đường nội bộ trong siêu thị, khu mua sắm, khu dân cư khi gặp người đi bộ băng ngang qua thì tất cả lái xe phải dừng lại nhường đường sau đó mới chạy tiếp. Xe hơi chạy rất nhiều trên đường cũng như trong trung tâm thành phố nhưng không có một tiếng còi xe, nhiều lúc thèm được nghe một tiếng còi xe như hồi còn ở Việt Nam nhưng không có, dù nhà tôi ở cạnh đường xe lưu thông. Giữa đêm khuya vắng vẻ không có chiếc xe nào qua lại nhưng người lái xe vẫn chờ đèn xanh ở ngã tư bật sáng lên rồi mới tiếp tục chạy.
- Văn hóa ứng xử nơi công sở, bệnh viện: Khi đến công sở, điều đầu tiên bạn nhận được là lời chào hỏi của nhân viên làm việc và hỏi bạn có cần được giúp không, sau đó rất vui vẻ giải quyết công việc cho bạn đến khi xong và không quên chúc bạn có một ngày tốt đẹp. Trong bệnh viện, khi bạn đến nhân viên hành chánh nhanh chóng làm các thủ tục, các cô y tá niềm nở đón bạn vào phòng chờ đợi, sau đó họ đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho bạn. Các bác sĩ khám bệnh rất tận tình, nói chuyện nhỏ nhẹ với người bệnh, thật tuyệt vời trong giao tiếp với bệnh nhân làm cho bạn cảm thấy bệnh tình cũng được thuyên giảm phần nào.
- Văn hoá ứng xử trong mua sắm: Hàng hóa bạn mua được đổi hay trả lại trong vòng một tháng sau khi sử dụng nếu bạn cảm thấy không thích nó (không cần sản phẩm bị hư hay trục trặc) và người bán vui vẻ nhận lại. Tại mỗi nơi mua sắm đều có một quày chuyên nhận lại hàng hoá đã bán mà khách đem trả lại, mọi người đều vui vẻ không có tiếng cãi vã giữa người mua và người bán. Ở Mỹ khi mua nhà bạn cũng được trả lại cho người chủ trong một tháng vào ở nếu bạn không thích ngôi nhà đó nữa (việc này tôi đã chứng kiến).
- Văn hoá ứng xử với người tàn tật: Tất cả xe buýt công cộng đều thiết kế bộ phận nâng và hạ người ngồi trên xe lăng lên xuống xe buýt và được mọi người nhường cho đi lên hay xuống trước, trên xe có chỗ dành riêng cho họ. Tại các bãi đậu xe đều có nơi đậu xe hơi riêng của người tàn tật. Các siêu thị có loại xe đặc biệt giúp họ di chuyển lựa chọn hàng hóa trong siêu thị. Trong thiết kế đường xá ở Mỹ các vỉa hè đều có độ dốc thoai thoải với mặt đường tại các giao lộ ngã ba hay ngã tư, để người tàn tật ngồi xe lăn tự mình điều khiển lên xuống vỉa hè dễ dàng. Do đó họ có thể đi dạo phố một mình như người bình thường. Nhìn chung người tàn tật ở Mỹ được xã hội quan tâm giúp đỡ và hoà nhập tốt với cộng đồng.
- Văn hóa ứng xử với thiên nhiên: Thành phố nơi bạn tôi ở có rất nhiều hồ, các loài chim hoang dã như vịt trời, mòng biển, quạ, bồ câu... sinh sống, tụ tập đông đúc và thân thiện bên cạnh con người đi chơi xung quanh hồ. Khi đi chơi trên núi, tôi gặp những đàn nai, dê núi bình thản ngậm cỏ trên vách núi gần đường xe chạy qua mà không hề sợ sệt vì chúng không bị ai săn bắt cả.
Thậm chí ăn xin cũng có văn hóa ứng xử của người ăn xin, họ không bao giờ đeo bám, kể lể hay chìa tay trước mặt người đi đường. Thỉnh thoảng tôi thấy họ thường đứng ở ngã tư có đèn giao thông xe cộ hay dừng lại và cầm tấm bản nhỏ ghi chữ "cần giúp đỡ" hay ngồi một chỗ xin nơi có đông người qua lại mà không làm phiền ai cả (cũng xin nói thêm thường họ không làm việc và là những người nát rượu).
Xã hội nào cũng có nhiều nét văn hóa, trong đó văn hóa ứng xử tuy không có gì cao siêu, nó rất giản dị và bình thường, nhưng nó làm cho con người đối xử với nhau tốt đẹp hơn. Tôi chỉ nêu ra những cái phổ biến đã thấy và tiếp xúc được. Qua phần trình bày trên tôi không có ý đề cao xã hội Mỹ, tôi chỉ nhìn với góc độ văn hóa và tôi nghĩ rằng dù bạn là ai, sống ở nước nghèo, hay nước giàu có thì văn hóa ứng xử tốt trong sinh hoạt hàng ngày là giá trị chung cho mọi xã hội, chẳng qua là ta có hành xử nó như là một thói quen và trở thành ý thức của mỗi người trong cộng đồng qua nhiều thế hệ thì nó sẽ trở thành văn hóa.
Một nền giáo dục tốt cho con cái học tập, môi trường sống trong lành, xã hội mà mọi người đối xử với nhau có văn hóa và cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực của mình đó là cái tôi cần khi đi định cư ở Mỹ. Còn việc kiếm tiền ư? Không phải là mục đích của tôi ở đây, vì ở Việt Nam tôi từng kiếm tiền, đối với tôi tiền như thế là đủ. Sau này đến tuổi già "Lá rụng về cội " tôi sẽ về Việt Nam nơi tôi sinh ra để sống vui vẻ hết quảng đời còn lại. Với tài sản còn ở Việt Nam (tiền gửi ngân hàng và nhà để lại tôi không phải lo lắng gì cả). Lúc đó tôi sẽ cố gắng sống tốt, làm gương cho cháu con và giáo dục chúng sống sao cho là người ứng xử có văn hóa.
Cuối cùng xin góp một ý kiến nhỏ gửi đến người giàu ở Mỹ, các bạn lên diễn đàn nói về nghề nghiệp, cách kiếm tiền làm giàu của mình đó là quyền của bạn và bạn có thể tự hào về điều đó. Chỉ có điều đừng nên khuyên bảo mọi người nên làm theo cách làm và cách suy nghĩ của bạn để tránh những tranh luận bài bác nhau không cần thiết trên diễn đàn.
Thân chào. Chúc các bạn nhiều sức khỏe, hạnh phúc. Cầu mong một mùa xuân vui tươi, an lành và thịnh vượng đến với mọi người Việt Nam chúng ta.
Lucky

Thoát xác chỉ là... rối loạn tâm trí

Thoát xác chỉ là một hiện tượng của trạng thái rối loạn tâm trí, trong khi đó lại có nhiều người đã tin rằng có sự tồn tại của một con người ảo. Kết luận này được TS Olaf Blanke (Bệnh viện Đại học Gevena, Thụy Sỹ) cùng các đồng nghiệp công bố tại Hội nghị của Hiệp hội vì Sự tiến bộ Khoa học (AAAS) đang diễn ra tại Washington.
Trong lịch sử nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, có hai trường hợp dễ rơi vào trạng thái này đó là gần chết, hoặc khi đang trên bàn mổ. Khi đó, họ sẽ rơi vào trạng thái tương tự như thoát xác, họ thấy mình như được bay lên và lơ lửng nhưng nhìn lại vẫn thấy cơ thể mình nằm trên giường. Điều đó, đã khiến nhiều người tin rằng có sự tồn tại giữa linh hồn và thiên đường.
Từ các nghiên cứu trên đã khiến các nhà khoa học tin rằng, thoát xác không phải là điều gì huyền bí, mà chỉ là một dạng phản ứng nào đó của não khi bị kích thích.

Thoát xác (Ảnh minh họa)
Giáo sư Olaf Blanke và nhóm của ông tại Đại học Geneva đã thử làm một thí nghiệm, khi đưa những người tình nguyện vào một căn phòng ảo do máy tính tạo ra bằng công nghệ 3D. Các tình nguyện viên sẽ được đeo kính bảo hộ và đứng trước máy ảnh. Ở đó, có một mô hình người lặp lại chính xác toàn bộ các hành động và di chuyển của họ, được gọi là avatar.
Khi các nhà khoa học vuốt ve vào người tình nguyện viên bằng một cây gậy thì máy tính cũng lặp lại hành động tương tự trên avatar. Các tình nguyện viên đã thật sự bối rối, vì họ tin rằng, cơ thể ảo chính là cơ thể của mình. Tương tự với hai lần thí nghiệm sau, các nhà khoa học cũng thu được kết quả như vậy. Tuy mỗi lần chỉ kéo dài vài giây, nhưng cảm giác này lặp đi lặp lại đến 3 lần trong thí nghiệm.
Những tình nguyện viên đã không nhận ra được sự khác biệt, họ cho rằng, cơ thể mình đang ở phía trước dù cơ thể ảo cách xa đến 2m với cơ thể thật.
Từ những thí nghiệm này, các nhà khoa học đã cho rằng, trạng thái thoát xác sẽ xảy ra khi bộ óc bị làm cho rối loạn và nhầm lẫn của bộ nhớ. Kỹ thuật mà họ sử dụng để tạo ra trạng thái thoát xác có thể ứng dụng để sản xuất đồ chơi, hoặc để điều trị những căn bệnh bắt nguồn từ việc cảm nhận méo mó về ngoại hình như chứng chán ăn.
Theo Vietnamnet

Sự tồn tại của linh hồn, sự sống?

Khám phá những bước tiến của các nhà khoa học trong việc giải quyết những vấn đề khoa học hóc búa nhất trong lịch sử nhân loại trong 10 năm qua.
Con người có thể tạo ra sự sống hay không?
Cho đến nay, con người vẫn chưa cách nào biết được sự sống đã khởi nguồn như thế nào trên Trái đất hay thậm chí có phải nó khởi nguồn từ một hành tình khác và được một ngôi sao chổi mang tới Trái đất. Ở thời điểm hiện tại, con người đã hiểu thành phần tất yếu của sự sống cũng như những kết cấu phân tử sinh vật mà chúng tạo thành, đồng thời con người cũng biết rằng những kết cấu này đã tạo thành một chỉnh thể như thế nào. Tuy nhiên, sự sống được tạo ra như thế nào thì con người vẫn chưa thể trả lời được.
Bước đột phá trong việc sáng tạo nên sự sống từ hóa chất tổng hợp được ghi nhận vào tháng 5 năm ngoái khi nhà di truyền học nổi tiếng J. Craig Venter và các đồng sự của mình tuyên bố họ tạo ra tế bào sống nhân tạo.
Hình thức của sự sống nhân tạo này được gọi là “thể tổng hợp” (Synthia). Do nó đòi hỏi cơ chế của phần còn lại của một tế bào đã tồn tại trong tự nhiên trước đó, nên các nhà khoa học lại quay trở lại với vạch xuất phát ban đầu.
Venter không tạo nên sự sống”, Arthur Caplan, một nhà lý luận sinh vật học thuộc Đại học Pennsylvania nói, “Tuy nhiên, nghiên cứu của ông cho thấy, một bộ gen nhân tạo có thể cung cấp những động lực học. Đó là một bước quan trọng để tiến gần đến mục tiêu sáng tạo nên sự sống”.
Linh hồn có tồn tại hay không?
Những tiến triển trong việc sáng tạo nên sự sống nhân tạo khiến việc định nghĩa sự tồn tại của một cá thể chỉ có thể thông qua một phương pháp duy nhất là cá thể đó có khả năng tư duy hay không. Điều này như một hệ quả tất yếu sẽ dẫn tới một vấn đề mà người ta đã tranh cãi từ hàng ngàn năm nay, đó là có hay không sự tồn tại của linh hồn và chúng ta định nghĩa linh hồn như thế nào? Một dự án về lý luận thần kinh học đang được tiến hành nhằm giải quyết câu hỏi hóc búa này.
Tác giả của “Nguyên lý lý luận thần kinh học” (Principles of Neurotheology), Andrew Newberg và các đồng sự của ông đang tiến hành nghiên cứu những hình ảnh chụp não bộ của các tăng lữ ở Tây Tạng, ni cô của Phật giáo và những người theo Cơ đốc giáo.

Mười năm trước, Newberg đã tiến hành nghiên cứu não bộ của hơn 130 người. Giờ đây, ông và các đồng sự của mình sẽ tiếp tục nghiên cứu rộng rãi mạng lưới kết cấu của não bộ những người có liên quan đến tôn giáo và các trạng thái tinh thần khác.
Newberg cho rằng, nếu phát hiện ra não bộ đã hoạt động như thế nào để phục vụ cho tôn giáo, khoa lý luận thần kinh học sẽ có thể giải đáp mối quan hệ giữa não bộ, cơ thể với hoạt động của linh hồn.
Ngoài ra, một số các nhà khoa học còn có ý định phân tích sự tạo thành của linh hồn và ý thức thông qua cơ học lượng tử. Theo lý thuyết truyền thống, kết cấu của ý thức được tạo thành dựa trên lý thuyết vật lý học cổ điển, nghĩa là, sự hình thành của tư duy con người được tạo thành từ hệ thống hàng tỷ nơron thần kinh.
Stuart Hameroff, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ý thức của Đại học Arizona cho biết: “Hầu hết mọi người đều cho rằng ý thức nảy sinh từ sự kết hợp giữa các nơron thần kinh trong não bộ”. Tuy nhiên, Roger Penrose và Hameroff đã đưa ra một lý thuyết mới về ý thức, tức lý luận Orch OR. Lý luận ý thức lượng tử đã cấp cho kết cấu của các tế bào nhỏ một chức năng quan trọng, đó là “vi quản” (microtubules).
Những vi quản này sẽ hợp thành “bộ khung” cho phần bên trong các tế bào của chúng ta. Lý luận này cho rằng, ý thức của con người cũng phụ thuộc vào những phép tính lượng tử của các “vi quản” bên trong các nơron thần kinh.
Có tồn tại sự sống ngoài Trái đất hay không?
Rất nhiều nhà thiên văn học đều tuyên bố, bên ngoài Trái đất chắc chắn có tồn tại sự sống. Tuy nhiên, nếu như bị đặt câu hỏi, khi nào thì con người mới có thể phát hiện người ngoài hành tinh thì họ đều trả lời rằng, rất ít khả năng. Song những phát hiện gần đây lại đang nhóm lên hy vọng có thể tìm thấy sự sống ngoài hành tinh.
Theo quan điểm xác suất, nếu như chúng ta phát hiện càng nhiều ngôi sao thì các hành tinh cũng càng nhiều, từ đó, khả năng tồn tại của sự sống ngoài hành tinh cũng càng lớn.
Vào cuối năm 2010, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, số lượng các ngôi sao trong vũ trụ nhiều hơn gấp nhiều lần so với những tính toán trước đó. Những ngôi sao nhìn có vẻ tối và những sao lùn đỏ có khối lượng nhỏ hơn Mặt trời của chúng ta đương nhiên không phải là nơi thích hợp để hình thành sự sống, tuy nhiên, chúng có thể trở thành những sao chính của những hành tinh thích hợp để cư trú.
Việc phát hiện Sao lùn đỏ Gliese 581 đã khiến các nhà thiên văn học vô cùng vui sướng. Vào tháng 4 năm ngoái, các nhà thiên văn học tuyên bố, họ đã phát hiện hành tinh thứ 6 thuộc hệ sao này. Hành tinh mang ký hiệu Gliese 581 g này được coi là hành tinh đầu tiên thích hợp với sự sống ngoài hệ Mặt trời.
Gliese 581 g có khối lượng cao gấp 3 - 4 lần so với Trái đất, bán kính vào khoảng 1,2 - 1,5 Trái đất. Nếu như có thể chứng minh hành tinh này là một hành tinh nham thạch thì rất có thể đây sẽ là một hành tinh thích hợp để cư trú.
Không lâu trước đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã cho công bố một phát hiện gây tranh cãi, đó là loài vi khuẩn được đặt tên là GFAJ-1 có thể phát triển trong môi trường thạch tín (asen), thậm chí có thể đưa chất này vào trong cấu trúc ADN của chúng, trong khi asen đối với hầu hết các sinh vật đều là chất cực độc. Phát hiện này đã gây ra những tranh luận kịch liệt bởi vì trước đó khó có thể tưởng tượng rằng sự sống có thể đa dạng như vậy. Seth Shostak một nhà thiên văn học có thâm niên trong Dự án tìm kiếm trí tuệ ngoài hành tinh (SETI) nói: “Dù cho sống ở nơi nào đi nữa thì sự sống vẫn tìm được cái để ăn”.

Khánh thành Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời trong ngày lễ khánh thành. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Ngày 12/2, Họ đạo tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ Cung Hiến và khánh thành Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời với sự hiện diện của đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tọa lạc tại phường 1, thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu) với diện tích tổng thể 5.000m2, diện tích xây dựng gần 1.000m2, gồm các hạng mục chính nhà thờ, nhà sinh hoạt mục vụ, khuôn viên…, khởi công xây dựng tháng 7/2008 với kinh phí hàng tỷ đồng do bà con giáo dân đóng góp.

Quản hạt Cha Sở Bạc Liêu, Nguyễn Tấn Lợi cho biết: Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được đưa vào hoạt động là niềm mong ước của bà con giáo dân Bạc Liêu từ nhiều năm qua. Chính quyền các cấp tỉnh Bạc Liêu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng ngôi thánh đường này.

Phát biểu tại lễ khánh thành, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu biểu dương họ đạo công giáo tích cực góp tiền của, công sức và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện tốt nhất để xây dựng được nhà thờ khang trang, không chỉ là nơi sinh hoạt, tín ngưỡng cho giáo dân thành phố Bạc Liêu mà còn tạo điều kiện cho giáo dân trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu đến sinh hoạt họ đạo.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các tôn giáo tự do phát triển.

Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một trong 4 nhà thờ lớn nhất tỉnh Bạc Liêu như: Nhà thờ Tắc Sậy, nhà thờ Ninh Sơn, nhà thờ Hòa Bình./.

Bảo Trân (TTXVN/Vietnam+

Hoàn thành tác phẩm thống nhất tâm linh và khoa học

Vũ trụ là một thể thống nhất bằng cách gộp tất cả mọi vũ trụ làm một. Dù vũ trụ đó vô hình, hữu hình, song trùng, vũ trụ tí hon nằm trong lỗ đen, vũ trụ đó nằm trong nguyên tử,... Như thế mọi sự vật hiện tượng đều là sự vật hiện tượng trong vũ trụ. Do đó mọi sự vật hiện tượng đều có bản chất vật lý.
Do mọi hiện tượng đều đi kèm theo quá trình năng lượng. Hiện tượng tâm linh đi kèm với quá trình năng lượng, ở đây gọi là năng lượng sống. Do chủ thể gây ra hiện tượng tâm linh là vật thể sống. Năng lượng sống là năng lượng đặc biệt (khác với năng lượng đã biết) do vật thể sống phát ra. Cơ thể phát ra xung quanh trường sự sống, trong trường sự sống có sóng sự sống, thông tin sự sống... Con người là một cỗ máy tối tân nhất của vũ trụ. Giải thích thành công các hiện tượng tâm linh, tìm mộ, xem bói bằng ngoại cảm, dùng ý thức bẻ cong thìa, luân hồi, linh hồn bất tử.

Giả thuyết về trường sự sống

1. Sự cần thiết phải đưa ra giả thuyết về trường sự sống

* Tiên đề 1. Tiên đề vũ trụ thống nhất” Trước hết ta xem vũ trụ là một thể thống nhất. Nghĩa là dù vũ trụ mà ta đã biết có nằm trong một nguyên tử, một lỗ đen, lỗ đen đó lại nằm trong vũ trụ khác, hay có muôn vàn vũ trụ song trùng, dù vũ trụ vô hình hữu hình….thì đều gộp tất cả các vũ trụ đó thành một vũ trụ thống nhất.

Hệ quả: Mọi sự vật, hiện tượng dù là vật chất hay ý thức, dù là hữu hình hay vô hình đều là sự vật hiện tượng trong vũ trụ thống nhất đó. Hệ quả này cho thấy rằng dù có linh hồn thì linh hồn đó cũng chỉ là một sự vật trong vũ trụ chứ không thể là cái gì khác. Hiện tượng tâm linh cũng là hiện tượng trong vũ trụ, thế giới tâm linh cũng là thế giới trong vũ trụ,…

* Tiên đề 2: (Tiên đề bản chất vật lý của sự vật) Bất kỳ mọi sự vật hiện tượng nào cũng có bản chất vật lý của nó(bản chất của hiện tượng sự trong vũ trụ đó).

* Tiên đề 3: (Tiên đề quá trình năng lượng) Bất kỳ mọi hiện tượng, quá trình đều kèm theo quá trình năng lượng.

Nhiệm vụ của khoa học là: Làm rõ bản chất của các sự vật hiện tượng, tìm ra các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng trong vũ trụ thống nhất đó.

Hiện tượng nhà ngoại cảm tìm mộ, xem bói, dùng ý thức bẻ cong thìa, đọc được suy nghĩ người khác... khoa học hiện nay vẫn chưa giải thích được. Đó là nguyên nhân mà nhiều người ban đầu vốn không tin là có thế giới tâm linh, có linh hồn bất tử....nhưng rồi dần dần lại tin.  Cách hiểu thông thường nhất về thế giới tâm linh là một thế giới ở bên kia, thế giới ở đằng sau cái chết, thế giới của các linh hồn, thế giới của thần linh và ma quỷ...

Khoa học ngày nay cần phải trả lời là câu hỏi cái thế giới đó có thật không? Nếu có thật thì bản chất của thế giới đó là gì trong vũ trụ thống nhất ở trên?

Hiện tượng nhà ngoại cảm tìm mộ, xem bói, dùng ý thức bẻ cong thìa, đọc được suy nghĩ người khác, chưa bệnh không cần thuốc... cơ sở của các hiện tượng này là gì? Môi trường để các hiện tượng trên xảy ra là gì, thông qua đâu?

Các máy mọc hiện đại có thể đo được hào quang xuất hiện trên vật thể con người, thực vật... các hào quang đó có năng lượng gì?

Trong hiện tượng thần giao cách cảm môi trường để thực hiện việc chuyển đổi thông tin giữa hai người không thông qua vật chất đã biết (âm thanh, hình ảnh) vậy qua tín hiệu gì, thông qua trường gì?

Ông Nguyễn Văn A đánh một cây Xương Rồng nhiều, khi ông A đi đến gần cây Xương Rồng đó người ta đo được tín hiệu điện khác thường do cái cây Xương Rồng phát ra. Ngược lại khi người khác chưa từng đánh cái cây khi đến gần cái cây cái cây không phát ra tín hiệu điện nào khác thường cả. Thí nghiệm này chứng tỏ cái cây biết cảm nhận. Cái cây đó cảm nhận biết ông Nguyễn Văn A bằng trường gì, giác quan nào?....

Cần phải nhấn mạnh các hiện tượng trên là có thật, nếu có thật mới cần phải giải thích nó, mới cần phải tìm ra bản chất của các hiện tượng đó.

Theo tiên đề 2 mọi sự vật hiện tượng đều có bản chất vật lý, như thế hiện tượng tâm linh cũng phải có bản chất vật lý (ở đằng sau).
Các hiện tượng tâm linh trên đều có chủ thể gây ra là vật thể có sự sống. Đặc điểm khác biệt nhất của vật thể sống và vật thể không chứa đựng sự sống là vật thể sống có cảm nhận và vật thể không chứa đựng sự sống không có cảm nhận. Chủ thể các hiện tượng tâm linh đều là các vật thể có sự sống, vật thể không chứa đựng sự sống không có hiện tượng tâm linh do đó về mặt năng lượng hai loại vật thể sống và vật thể không chứa đựng sự sống có thể có sự khác biệt nhau.
Theo  tiên đề 3 ta thấy bất kỳ một quá trình vật lý nào xảy ra cũng kèm theo một quá trình năng lượng tương ứng. Quá trình xảy ra các hiện tượng tâm linh ở trên đi kèm với quá trình năng lượng, mà ở đây gọi là năng lượng sống. (Cần hiểu rằng năng lượng sống là năng lượng có thật, vì đó là quá trình năng lượng đi kèm với các hiện tượng có thật, gán một khái niệm với sự vật hiện tượng có thật để nghiên cứu chứ không phải tự bịa ra một khái niệm không ám chỉ sự vật hiện tượng nào trong thực tế). Để giải thích các hiện tượng bí ẩn trên ở đây, tác giả đặt ra một giả thuyết lấy tên là “giả thuyết về trường sự sống”.

2. Nội dung giả thuyết trường sự sống như sau:

Vật thể sống phát ra xung quanh nó một trường gọi là trường sự sống. Trường sự sống có năng lượng sống, có sóng sự sống, thông tin sự sống, con người được mô hình như cỗ máy tối tân nhất của vũ trụ...

Một điểm lưu ý lượng sống là năng lượng hoàn toàn khác với các dạng năng lượng đã biết: như cơ năng, điện năng, nhiệt năng,...
Tạm giả định: Cơ thể sống được chia làm ba phần
- Vật chất hữu hình hay gọi là vật chất hữu hình
- Vật chất Vô Hình
- Ý Thức
Vì vật thể sống có phần vật chất, vật chất vô hình và phần tinh thần, năng lượng sống đó do phần nào phát ra?

Một là, trường sự sống do phần vật chất trong vật thể sống phát ra hay phần vật chất vô hình trong vật thể sống phát ra, hay do ý thức phát ra.

Hai là, trường sự sống có mối liên hệ như thế nào với ý thức.

Sau đây là những thí nghiệm để xác định hai câu hỏi trên.

1. Thí nghiệm kiểm tra trường sự sống do phần vật chất của vật thể sống phát ra hay phần tinh thần của vật thể sống phát ra

a) Thí nghiệm kiểm tra năng lượng sống phát ra từ phần vật chất hay phần tinh thần.

Phần vật chất hữu hình trong vật thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi bom đạn, lửa, từ trường...
Do đó nếu năng lượng sống đó phát ra từ phần vật chất, và được lưu trữ trong phần vật chất thì nó sẽ bị tiêu diệt bởi bom đạn, lửa, từ trường… Nếu năng lượng sống không phải do phần vật chất trong vật thể sống phát ra và lưu trữ thì nó rất khó có thể tiêu diệt bởi bom đạn, lửa, từ trường...

Cần làm thí nghiệm hủy hết phần vật chất của vật thể sống bằng bom đạn, từ trường, lửa,... mà dẫn đến hết hẳn các hiện tượng tâm linh phát ra từ vật thể đó chứng tỏ rằng năng lượng sống đó do phần vật chất của vật thể sống phát ra và được lưu trữ trong phần vật chất của vật thể.(1)

Ngược lại khi đã hủy hết phần vật chất của vật thể sống mà các hiện tượng tâm linh phát ra từ vật thể đó vẫn còn chứng tỏ nó là một năng lượng đặc biệt không phát ra từ phần vật chất mà phát ra từ phần vật chất vô hình hoặc là ý thức (2). Và ở đây cũng thấy được năng lượng sống đó rất khó bị tiêu hủy bởi từ trường, điện trường, bom đạn, lửa... Tất nhiên đã là năng lượng thì sẽ được chuyển hóa cho nhau theo cơ chế nào đó.

b) Thí nghiệm kiểm tra xem linh hồn là thuần túy năng lượng hay có liên quan đến cả ý thức.


Người ta cho rằng người chết có linh hồn và linh hồn người chết biết làm ăn sinh hoạt, biết việc con cháu trên trần, có thể phù hộ độ trì cho con cháu... Muốn biết được người chết có khả năng cảm nhận việc con cháu trên trần hay không cần làm thí nghiệm kiểm tra có linh hồn như trên không?

Thí nghiệm cho kết quả linh hồn người chết có khả năng cảm nhận chứng tỏ rằng năng lượng sống đó có mối liên hệ chặt chẽ với phần ý thức của con người, và rất có thể là ý thức của con người có bản chất vật lý là năng lượng sống. Nếu người chết không có khả năng cảm nhận chứng tỏ linh hồn của con người chỉ là quá trình thuần túy liên quan đến năng lượng.

Thí nghiệm như sau.

Một cụ Nguyễn Văn A chết đi thời gian đủ ngắn (để các nhà ngoại cảm không nói rằng vong người chết đã đi chuyển nghiệp đầu thai thành kiếp mới). Sau khi chết rồi gia đình con cháu cụ có rất nhiều thứ thay đổi.

Một người B1 hoàn toàn không biết gia đình con cháu cụ A đó như thế nào (để không cảm nhận được một chút thông tin nào của gia đình này) truyền một thông điệp đến các nhà ngoại cảm yêu cầu đến hỏi chị Bích Hằng (nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay chuyên tìm mộ liệt sĩ) rằng: Nhờ chị ra mộ nói chuyện với vong người chết cụ A đó để tìm hiểu về thông tin của con cháu gia đình cụ A, ghi chép biên bản.

Tất cả những người chứng kiến không một ai quen biết gì gia đình con cháu cụ A kia(để tránh ảnh hưởng của sóng thông tin sự sống từ người sống sang người sống, thậm chí thông qua nhiều bước trung gian B2,B3,… Bn để đảm bảo chị Bích Hằng chỉ gặp cái vong của người chết). (không cho gia đình con cháu cụ A biết để tránh tình trạng sóng từ con cháu cụ chuyển sang nhà ngoại cảm). Sau đó đối chiếu với thực tiễn.
>> Nhận xét kết quả thí nghiệm.

Trường hợp thứ nhất:
Nếu chị Bích Hằng nói sai hoặc không cảm nhận được thông tin xác thực, chứng tỏ không có linh hồn theo cách hiểu thông thường biết mọi thứ, ăn ở sinh hoạt... cái mọi người vẫn gọi là linh hồn đó chỉ là dạng thông tin sự sống do nguồn năng lượng sự sống phát ra. Cái gọi là linh hồn thực chất là quá trình thuần túy liên quan đến năng lượng sống. Năng lượng sống đó phát ra từ phần vật chất hoặc vật chất vô hình mà không phải ý thức. Từ đây đặt thêm một cái tên linh hồn chết để phân biệt với linh hồn của người sống. (3)

Trường hợp ngược lại: Nếu như thí nghiệm cho kết quả có vong hồn vậy chứng tỏ rằng trường sự sống có mối liên hệ mật thiết với ý thức. Năng lượng sống có thể được phát ra từ phần ý thức của vật thể sống hoặc phần vật chất vô hình khác mà ta chưa biết, nhưng dù sao cũng có liên hệ với ý thức. (4)

Tóm lại nếu xảy ra các trường hợp:

+ Nếu trường hợp (1) xảy ra và trường hợp (3) xảy ra: Kết luận năng lượng sống phát ra từ phần vật chất. Những hiện tượng linh hồn có bản chất vật lý là những hiện tượng thuần túy liên quan đến năng lượng sống, không liên quan đến ý thức của người chết. Người chết đi không có ý thức.

+ Nếu trường hợp (1) xảy ra và trường hợp (4) xảy ra: Năng lượng sống do phần vật chất trong vật thể sống phát ra. Ý thức có bản chất vật lý là năng lượng sống.

+ Nếu trường hợp (2) xảy ra và trường hợp (3) xảy ra: kết luận năng lượng sống phát ra từ phần vật chất vô hình không phải ý thức. Những hiện tượng linh hồn là những hiện tượng thuần túy liên quan đến năng lượng sống.

+ Nếu trường hợp (2) xảy ra và trường hợp (4) xảy ra: Kết luận năng lượng sống phát ra từ phần vật chất vô hình và có thể là ý thức. Bản chất vật lý của ý thức là năng lượng sống.

(Ở đây dùng chữ vật chất vô hình để phân biệt với những vật chất đã biết)

Vận dụng giả thuyết về trường sự sống giải thích các hiện tượng tâm linh.

 
2. Giải thích hiện tượng xem bói của các nhà ngoại cảm
Như trên ta đã biết vũ trụ gồm vật thể không có sự sống và vật thể có sự sống. Con người thuộc về loại vật thể  có sự sống. Xét về mặt tiến hóa con người là sinh vật tiến hóa cao nhất. Nếu mô hình con người như những cỗ máy thì mỗi con người có thể xem là một cỗ máy tối tân nhất của vũ trụ.

Qua hoạt động của cỗ máy tối tân (con người) mọi thông tin về sự sống không những đang thu đang phát mà còn được lưu trữ lại tạo thành tập dữ liệu chứa đựng thông tin sự sống. Một số nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt (khả năng truy cập) có thể đọc được tập dữ liệu trên. Mặc dù ý thức người đó không hề trao đổi những gì trải qua với nhà ngoại cảm trên, (các nhà ngoại cảm thường nói đó là do thần linh mách bảo nhưng đâu phải như thế). Đó là lý do mà một số nhà ngoại cảm, có thể dùng khả khả năng ngoại cảm để biết được thông tin quá khứ cho nhiều người khác mà không biết được tương lai.
Nhưng thông tin sự sống, kho dữ liệu liên quan đến sự sống không phải ai cũng đọc ra được. Người thường không truy cập được chưa rèn được giác quan thứ 6, nhà ngoại cảm trong trường hợp này có được giác quan thứ 6. Giống như người không biết sử dụng máy tính thì không lấy được những thông tin trong máy tính, ngược lại người biết sử dụng máy tính có thế lấy được nhiều thông tin lưu trữ trong máy tính. Cũng giống như người mù không thấy ánh sáng, còn người sáng thấy được ánh sáng.

Tại sao nhà ngoại cảm rất khi biết được tương lai, theo thuyết tương đối của Anhxtanh không thể có chuyện kết quả có trước nguyên nhân do đó nhà ngoại cảm rất khó biết trước được tương lai. Một nhà ngoại cảm có thể họ cảm nhận được tương lai của một số người nhưng không nhiều. Điều này cũng dễ hiểu ví dụ dùng máy móc người ta có thể phân tích sóng điện từ mà biết được khả năng phát sóng trong tương lai. Hoặc chương trình máy tính chỉ có thể có thực hiện được chức năng gì...

3. Giải thích hiện tượng tìm mộ của các nhà ngoại cảm.

Khi con người ta sinh ra thì năng lượng sống, và thông tin về sự sống theo đó cũng được hình thành và lớn lên, và được lưu trữ ở đâu đó. Người chết đi năng lượng sống vẫn còn, thông tin về sự sống từ kho năng lượng đó vẫn phát ra nên nhà ngoại cảm có thể truy cập vào đó tìm được mộ của người chết. Thậm chí có thể biết được thông tin quá khứ của người chết.

4. Giải thích hiện tượng dùng ý thức bẻ cong thìa, giải thích hiện tượng tập Yoga có thể ít ăn ít thở. Hiện tượng chữa bệnh từ xa không cần thuốc.

Một số rất ít người trên thế giới có thể dùng ý thức điều khiển năng lượng sống để bẻ cong cái thìa cầm trên tay. Điều này có thể hiểu thông qua tính chất chuyển đổi năng lượng sống thành năng lượng cơ dưới sự điều khiển của ý thức.

Một số nhà ngoại cảm có thể chữa bệnh cho người khác từ xa mà không cần thuốc. Giải thích điều này nhà ngoại cảm dùng sóng sự sống xác định tọa độ người bệnh sau đó là quá trình thu phát năng lượng sống giữa hai vật thể.

Người tập yoga ít ăn, ít thở vì họ có khả năng hấp thụ trực tiếp năng lượng sống từ vũ trụ.

5. Bản chất hiện tượng đầu thai

Chúng ta biết việc chia sẻ dữ liệu, chia sẻ chương trình( mà chương trình đó có khả năng tự cài đặt) giữa hai máy tính thông qua mạng không dây như thế nào? Nhưng quá trình đó đi kèm với quá trình sóng điện từ và năng lượng điện từ. Về phương diện vật lý hiện tượng đầu thai cũng tương tự như thế, đó là kết quả chia sẻ dữ liệu và chương trình tự cài đặt của một người chết đi và một người sắp được sinh ra. Quá trình này đi kèm theo quá trình sóng sự sống và năng lượng sống. Khi con người hay sinh vật chết đi sóng thông tin sự sống sẽ phát ra môi trường xung quanh, đi cùng với nó là quá trình năng lượng, gặp được nguồn thu thích hợp toàn bộ năng lượng này sẽ tập trung vào đó, quá trình này xảy ra rất nhanh.

Tại sao có người nhớ được kiếp trước có người không nhớ được.

- Nếu chia sẻ cả chương trình(tự cài đặt) và cả dữ liệu(thông tin kiếp trước) thì nhớ được kiếp trước

- Nếu chỉ chia sẻ chương trình thì không nhớ được kiếp trước

Ở đây có sự khác biệt giữa chia sẻ dữ liệu trong hai máy tính với chia sẻ dữ liệu giữa hai vật thể sống. Đối với máy tính một máy tính có thể chia sẻ dữ liệu chương trình với nhiều máy tính khác. Ở hiện tượng đầu thai khi có một nguồn thu thích hợp thì năng lượng sống tập trung toàn bộ vào nguồn thu đó.

Đó là quy luật tự nhiên như thế đến đức Phật Thích Ca Mâu Ly giác ngộ chân lý rốt ráo cũng còn phải thừa nhận đó là quá trình tự nhiên như thế.

Giàu nay khác giàu xưa

Giàu nay khác giàu xưa

Qua loạt bài về giàu nghèo Bạn đọc viết trên VnExpress, tôi thấy có nhiều ý kiến phản hồi. Vậy theo mọi người nhà giàu phải sống như thế nào?
Đã qua rồi cái thời kỳ mà địa chủ còn làm mưa làm gió, thời kỳ mà tầng lớp địa chủ chỉ khoảng một phần trăm, nhưng lại nắm trong tay hầu như chín mươi chín phần trăm đất đai trong tay còn người nông dân thì ngược lại. Cho dù người dân có tần tảo đến đâu thì nghèo vẫn hoàn nghèo, có lẽ vì cái quá khứ quá u ám nên đến giờ nhiều người vẫn có cái nhìn thiếu thiện cảm về người giàu.
Nhưng ngày nay thì khác, ai cũng như ai, anh có đầu óc anh làm lụng vất vả anh có thể giàu. Một khi anh giàu anh có thể xài tiền ra sao là tùy anh, tại sao ta cứ nhìn vào anh ta và soi mói? Tại sao ta nghĩ người giàu phải làm từ thiện, người giàu không nên xài sang…
Ta cho rằng họ ăn một tô phở 750.000 VND là xa hoa, nhưng sao ta không nhìn nhận vấn đề rộng một chút? Số tiền đó sẽ đi về đâu? Thưa các bạn số tiền ấy nhà hàng sẽ trả cho người bán rau củ bán thịt cá, người bán rau củ bán thịt cá sẽ trả cho người đi thu mua nguyên liệu, người thu mua sẽ trả tiền cho người nông dân, ngoài ra nhà hàng còn trả tiền cho nhân viên, với số tiền đó họ có thể gởi về quê cho cha mẹ, có thể lo cho đứa em ăn học. Như vậy ta thấy với số tiền đó đã giúp ích được rất nhiều người.
Ta cho rằng họ đi xe siêu sang là xa xỉ, nhưng liệu ta có biết rằng khi họ mua một chiếc xe giá 10 tỷ đồng thì thực chất giá trị xe ấy chưa tới 5 tỷ đồng, khoản còn lại là thuế nhập khẩu. Với số tiền ấy nhà nước sẽ xây cầu đường cho dân đi lại thuận tiện, xây trường cho các em nhỏ có nơi học hành, xây bệnh viện cho người dân có nơi chữa bệnh, xây công viên cho mỗi sáng ta tập thể dục… Như vậy thử hỏi những người được gọi là “ngông” họ giúp ích cho xã hội hây họ làm nghèo xã hội?
Họ làm việc vất vả thì họ có quyền xài sang hơn thiên hạ, đó là phần thưởng xứng đáng cho những ai có cố gắng. Ngay cả khi dạy con trẻ ta vẫn có những phần thưởng cho chúng nếu chúng cố gắng ấy là ta khích lệ chúng.
Nếu họ giàu mà họ không xài thì ta lại nói là trùm sò, họ giàu mà giàu trên xương máu của đồng bào như địa chủ mới đáng lên án, còn làm giàu chính đáng và xài sang thì ta không nên sân si. Ngay cả khi một kẻ tham ô hối lộ thì ta càng phải khuyến khích họ xài sang, vì có như vậy thì xã hội mới gở gạt lại phần nào những gì hắn ta đã lấy.
Việc xài sang và từ thiện không liên quan đến nhau, xài sang cũng là từ thiện ấy chứ, đồng tiền ấy khi thoát ra ngoài sẽ đến tay rất nhiều người, sẽ giúp được rất nhiều người. Không phải cầm tiền cho người ta mới là từ thiện.
Một xã hội mà chỉ có từ thiện thì không bao giờ phát triển, sẽ sinh ra tính ỷ lại, lười lao động. Người giàu đã trực tiếp và gián tiếp tạo ra công ăn việc làm cho xã hội ta không nên đòi hỏi nhiều ở họ. Tại sao ta lại ghét họ nếu họ giàu mà họ cầm tiền cho ta, ta có ghét họ không? Chắn chắn là không mà ta còn đội họ lên ấy chứ, vậy nguyên nhân là do đâu? Là do cái tính của con người hay nói đúng hơn đó là lòng tham vô đáy luôn tồn lại trong mỗi con người, cái gì cũng muốn thuộc về mình.

Người giàu và người nghèo bình đẳng. Nói thật người nghèo thấy người giàu ăn uống sa hoa thì ghen tức và căm ghét, nhưng người giàu thấy người nghèo ăn uống đạm bạc thì khác, họ không thương thì thôi chứ không bao giờ chê bai, có chăng chỉ là do ta mặc cảm.

Nhưng không phải ai nghèo và giàu đều hư vậy vì không bao giờ là tuyệt đối.
Như vậy ta thấy địa chủ phong kiến xưa đã kìm hãm kinh tế dồn dân vào bước đường cùng, nhưng ngày nay thì khác. Người giàu không làm tổn hại gì, ai mà ngược lại họ đóng góp phần rất lớn cho ngân sách nhà nước. Họ đổ mồ hôi sôi nước mắt để có được đồng tiền thì ta hãy để cho họ hưởng thụ. Khi họ hưởng thụ không phải chỉ họ mà rất nhiều người cũng sẽ có lợi từ việc mà ta gọi là “những người học... giàu” ấy.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng bài viết “Những người mới tập giàu” là một chiều thì tôi xin đi theo chiều ngược lại. Có như vậy mới cân bằng, chứ trên đời nầy làm gì đường một chiều mãi, nếu có thì là đường tròn đi suốt cả đời chỉ nhìn thấy chính bản thân ta phía trước.
Qua bài viết nầy tôi chỉ xin phân tích việc người giàu xài sang nên hay không, tôi không đi sâu vào từ thiện vì như vậy có viết leo qua mảng thể thao cũng chẳng đủ chỗ. Mong các bạn hiểu và chia sẻ nếu bài viết được đăng.
Tôi là một người muốn giàu không được muốn nghèo chả xong.
Lê Trung Nông

Lạm bàn về người nghèo

Lạm bàn về người nghèo

Người giàu có thể tốt xấu, người nghèo càng có thể xấu tốt. Một người có thể tốt ngay khi họ sống xa hoa và thích khoe mẽ, hay ngược lại, một người xấu có thể chắt bóp từng gói mì ăn liền. Một người hay nói “hãy vì người nghèo” có thể chưa từng có một hành động cụ thể vì người nghèo.

Đọc bài của bạn Trúc Quỳnh trên VnEspress về “Những người mới tập giàu”, tôi thấy lý lẽ của bạn ấy hoàn toàn chính xác… theo kiểu con trai tôi. Khi tôi mua thêm một chiếc xe hơi, khi tôi đưa cháu đi xem mảnh đất nhỏ ven biển bố mẹ mua làm nhà nghỉ cuối tuần, cháu tỏ vẻ không vui: “Nhà mình có nhà để ở rồi, mẹ mua thêm làm gì, tiền đó để làm từ thiện có tốt không?”.
Các con tôi luôn hướng về những người kém may mắn hơn mình một cách thành tâm, vì ngay từ nhỏ đã cùng bố mẹ đi làm từ thiện, được tận mắt chứng kiến những cảnh đời bất hạnh.
Nhưng chúng quá nhỏ để hiểu nỗi cơ hàn mà ông bà chúng phải vượt qua để nuôi dạy bố mẹ chúng học hành nên người, ở cái thời mà người ta hãnh diện khi giới thiệu mình thuộc thành phần bần cố nông. Bản thân tôi cũng trải qua tuổi thơ nghèo đói, nên giờ đây, với khát vọng làm giàu, điều tôi hướng đến trước tiên là những năm tháng cuối đời cha mẹ sung sướng, là đảm bảo cho các con mình một cuộc sống hạnh phúc.
Trong các ý kiến phản hồi, đồng tình hay phản đối thì đa phần các bạn nói về người giàu. Cá nhân tôi kính phục họ. Bởi trừ số ít những người giàu bất chính, tôi chắc những người giàu đều phải giỏi. Nên tôi xin phép nói về người nghèo với những điều chính mình nhìn thấy.
- Người giàu vì họ giỏi. Còn nghèo vì sao? Do số phận, do hoàn cảnh, do thiên tai. Tận mắt chứng kiến mới tin trên đời có những số phận nghiệp ngã đến vậy. Nhưng cũng có nhiều người nghèo, hoặc đã nghèo thì thêm phần bi đát bởi chính những bất cẩn, vô trách nhiệm của họ với cuộc đời.
- Khi lặng lẽ cùng bạn bè chia nhau chăm sóc các cháu bị bỏ rơi trong bệnh viên, tôi tự hỏi vì sao cũng một kiếp người mà các con lại khổ dường vậy? Vì các con có mặt trên đời bắt đầu bằng sai lầm không thể tha thứ của bậc sinh thành.
- Bạn tôi đã từng bỏ cả buổi tối đi theo một cháu nhỏ ăn xin, can đảm tìm đến nhà cháu tại một xóm liều ven sông. Gặp bà mẹ chỉ ở nhà đánh bạc lẻ bằng tiền bốn đứa con xin ăn hàng ngày. Chẳng chút xấu hổ, bà ta còn hồ hởi nói với bạn tôi: “Con nhỏ này (chỉ đứa bé bạn tôi đi theo) kiếm được nhiều nhất vì nó nhỏ, trông lại xinh”.
- Chúng tôi làm từ thiện mà không qua bất cứ tổ chức nào. Tự nguyện đóng góp, tự nguyện vượt qua nhiều chặng đường xa, xấu với hàng tấn hàng thiết yếu đến với bà con dân tộc thuộc diện 135 (Chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ). Cảm thấy hạnh phúc với những gì mình làm được. Song cũng cảm thấy trăn trở với những gì mình thấy được. Nhiều người sống hồn nhiên với cái nghèo. Hoàn toàn có thể lao động thêm nhưng họ không. Ở họ không có một chút ý chí “thoát nghèo” thôi chứ chưa nói đến “làm giàu”.
- Năm ngoái, tôi cùng bạn bè đến với một trung tâm nhân đạo. Cảm giác đầu tiên của tôi là kính phục người phụ nữ dám bỏ qua hạnh phúc riêng tư, một lòng chăm sóc hơn 20 cháu con đồng đội cũ, phần lớn bị thiểu năng, bệnh tật do ảnh hưởng chất độc da cam từ bố mẹ. Giúp đỡ về vật chất, về tinh thần, kêu gọi bạn bè khắp nơi chung sức. Nhưng dần dần nhận ra nhiều điều khuất tất. Rất nhiều người giúp, nhưng luôn “chưa hề nhận được sự giúp đỡ của cá nhân tổ chức nào” với bất kỳ ai lần đầu đến tìm hiểu. Có tiền của mọi người ủng hộ rồi nhưng bữa ăn của các cháu nhìn vào mà chóng mặt. Hỏi khéo một chút về sổ sách kế toán ghi lại số tiền ủng hộ và chi tiêu hàng ngày thì nhận câu trả lời không có... Chúng tôi lẳng lặng rút lui, vì nếu tiếp tục, chẳng hay mình có lỗi với con đẻ của mình lắm.
- Các bạn hay bình phẩm về cách một số người giàu tiêu tiền của họ. Nhưng các bạn có biết cách một số người nghèo tiêu tiền của người khác không? Có trường hợp, nghèo, tai nạn thương tâm, báo chí đưa tin, lòng tốt gửi về, trong một ngày có thể nhận được số tiền cả đời họ mơ ước, chưa cần biết tương lai tháng sau, năm sau ra sao, lập tức sắm sanh những đồ xa xỉ không cần thiết.
- Có trường hợp bệnh tật hiểm nghèo mà kinh tế khó khăn, khi chúng tôi nhận giúp đỡ thì họ coi như trách nhiệm đã không thuộc về họ nữa rồi. Bác sĩ dặn gì là gọi điện ngay cho chúng tôi nhắc lại đúng như vậy, bản thân họ chỉ ngồi chờ đợi thụ động. Lại có trường hợp, cố tình giấu hoặc bớt số tiền thực nhận từ các nhà hảo tâm, gọi điện nằn nì xin thêm thứ này, thứ kia.
Còn nhiều lắm, tôi không kể hết. Có bạn đồng hành dừng bước vì thấy buồn. Nhưng cũng nhiều bạn không vì thế mà bớt thương người nghèo.
Đêm cuộn mình trong chăn ấm càng xót cảnh lang thang, để sáng ra lặng lẽ chuyển thêm vào các tài khoản mình đang giúp đỡ, hay dừng lại lâu hơn bên góc đường, góc chợ nơi có người già, người tật nguyền đang chìa tay xin. Nhưng tôi xin cam đoan rất ít người biết được những việc làm đó của tôi. Nếu gặp ngoài đời, bạn có thể thấy vợ chồng tôi đưa con cái đi ăn sáng những tiệm đắt hơn bình thường, thấy tôi vui vẻ đi ăn uống với bạn bè trong những nhà hàng, quán bar sang trọng, thậm chí có thể vi vu lên tận chợ biên giới sắm Tết cho gia đình.
Một điều tâm niệm, hãy sống đúng với lương tâm mình và đừng vội chỉ trích ai. Tôi không đi nhiều như các bạn, nên chưa đặt chân đến đất nước Đan Mạch, nhưng ở tất cả những nước tôi đến, tôi hiểu người giàu cũng có, người nghèo cũng có. Tôi không gặp gỡ nhiều như bạn, nên cũng chưa gặp người bạn nước ngoài nào cười người Việt Nam tiêu tiền, nhưng tất cả những người tôi gặp cho tôi một hiểu biết rằng người giàu có thể tốt xấu, người nghèo càng có thể xấu tốt. Một người có thể tốt ngay khi họ sống xa hoa và thích khoe mẽ, hay ngược lại, một người xấu có thể chắt bóp từng gói mì ăn liền. Một người hay nói “hãy vì người nghèo” có thể chưa từng có một hành động cụ thể vì người nghèo.
Trần Tam Hổ
Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading