Lắng Nghe Lời Chúa / C / Lễ Chúa Nhật 4 Phục Sinh

Trk
Nội Dung
Tác giả
Tham khảo
25/4/10 - Lấy trọn CD - 71.1MB
01 Nhạc mở đầu:
Chúa Là Mục Tử
LM Nguyễn Duy Vi Nhacthanh.net
02 Bài Đọc Lễ Chúa Nhật 4 Phục Sinh
Sách Bài Đọc Dongcong.net
03 Cánh Đồng Truyền Giáo . . .
GM Nguyễn Sơn Lâm Vietnamese Missionaries in Asia
04 Mục Tử Tốt Lành Hôm Nay
_____________________________________
TGM Ngô Quang Kiệt Vietcatholic.net
05 Mục Tử Tốt Lành
GM Vũ Duy Thống

Làm Nụ Hoa Trắng

06 Hãy Nghe Tiếng Ta

Đền Thánh KT Mẹ Dongcong .net
07 Mạch Suối Trường Sinh
LM Vũ Minh Nghiễm

Tín Thư C1

08 Tin Vui Gửi Người Bị Đứt Rễ
LM Trần Cao Tường Vietcatholic.net

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn

"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..."
(Đnl 15: 7-11)
Quyền năng của Thiên Chúa vô biên vô tận, các nhà khoa học không bao giờ hiểu hết được...

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Nghe chương trình phát thanh Tin vui số 25

Nghe chương trình phát thanh Tin vui số 25
® 24.04.2010 21:31 | 30 hits ®

Xem hình

CN 25.4.2010

Tải về máy tính để nghe ở đây


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn

"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..."
(Đnl 15: 7-11)
Quyền năng của Thiên Chúa vô biên vô tận, các nhà khoa học không bao giờ hiểu hết được...

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Nghe chương trình phát thanh Tin vui số 24

Nghe chương trình phát thanh Tin vui số 24
® 18.04.2010 11:30 | 68 hits ®

Xem hình

CN 18.4.2010

Tải về máy tính để nghe ở đây



+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn

"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..."
(Đnl 15: 7-11)
Quyền năng của Thiên Chúa vô biên vô tận, các nhà khoa học không bao giờ hiểu hết được...

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Nghe chương trình phát thanh Tin vui số 23

Nghe chương trình phát thanh Tin vui số 23
® 10.04.2010 12:03 | 66 hits ®

Xem hình

CN ngày 11.4.2010

Tải về máy tính để nghe ở đây


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn

"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..."
(Đnl 15: 7-11)
Quyền năng của Thiên Chúa vô biên vô tận, các nhà khoa học không bao giờ hiểu hết được...

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Audio-Hạt Giống Tâm Hồn-Trọn bộ 8 tập

password: haiphongit
Audio-Hạt Giống Tâm Hồn-Trọn bộ 8 tập



Download-Tải về:



Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen 1



Download-Tải về:


Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen 2



Download-Tải về:


Bộ audio hạt giống tâm hồn cho ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 tập 1


Bộ audio hạt giống tâm hồn cho ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 tập2




Download-Tải về:


Biển cả và giá trị cuộc sóng




Download-Tải về:


Bí quyết của thành công-tập I(rất ý nghĩa)


Download-Tải về:
[QUOTEhttp://www.mediafire.com/download.php?uzhmdnznm22[/QUOTE]



Bí quyết của thành công-tậpII(rất ý nghĩa)

Download-Tải về:

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..." (Đnl 15: 7-11) Quyền năng của Thiên Chúa vô biên vô tận, các nhà khoa học không bao giờ hiểu hết được...+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Một thoáng suy tư về về vấn nạn ‘Xách Nhiễu Tình Dục Trẻ Em' của một số linh mục ở Mỹ à một vài nơi trên thế giới

Một thoáng suy tư về về vấn nạn ‘Xách Nhiễu Tình Dục Trẻ Em' của một số linh mục ở Mỹ à một vài nơi trên thế giới

§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Khi tôi viết bài này thì truyền thông của các nước Anh, Pháp, Ý, Đức và Hoa kỳ đang cố thổi phồng vụ một linh mục Đức đã “lạm dụng tình dục một số trẻ em” tại Tổng Giáo Phận Munich, khi Đức đương kim Giáo Hoàng Benedict XVI còn là Tổng Giám mục của Giáo Phận này cách nay đã trên 30 năm. Họ cố thổi phồng chuyện này với ác ý bôi nhọ (smear) Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Tờ Nữu Ước Thời Báo (New York Times) cũng phụ họa khi cho rằng Đức Thánh Cha, khi đó là Tổng Giám Mục Munich đã “bao che” (cover up) vụ này


Đây không phải là lần đầu tiên truyền thông thế giới nói chung và truyền thông Hoa Kỳ (CNN) nói riêng đã khai thác với ác ý chuyện “bê bối và tai tiếng của một số nhỏ linh mục Công giáo”. Cách nay 10 năm, chuyện không may này đã nổ ra lần đầu tiên ở Hoa Kỳ khi một linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Boston đã bị tố cáo tội “lạm dụng tình dục nhiều trể em” trong các giáo xứ mà linh mục này làm mục vụ. Kết quả bi thảm của vụ này là Đức Hồng Y Bernard Law, Tổng Giám Mục Boston đã phải xin từ chức và được thuyên chuyển về Roma làm việc

Cũng vì hậu quả của những tố giác liên quan đến các linh mục “đã lạm dụng tình dục trẻ em” mà Tổng Giáo Phận Los Angeles (California) và Địa Phận Dallas (Texas) đã phải chi hàng trăm triệu dollar để bồi thường cho các nạn nhân. Nhiều Giáo Phận khác cũng dã phải chi rất nhiều tiền bồi thường về những tố giác tương tự.

Về phía Giáo Quyền, Hội Đồng Giám Mục Mỹ họp tại Dallas tháng 6 năm 2002 đã thông qua một biện pháp kỷ luật rất khắt khe dành cho các giáo sĩ (linh mục, phó tế) bị tố cáo đã lạm dụng tình dục trẻ em (sexual abuses of minors = pedophile). Biện pháp này được gọi là “không một chút nhân nhượng” (zero tolerance) đối với những linh mục nào có lỗi. Nghĩa là từ nay, giáo quyền liên hệ sẽ thẳng tay trừng phạt bằng cách ngưng chức (suspend) các linh mục bị tố cáo có hành vi bất chánh với trẻ em và thông báo nội vụ cho cảnh sát địa phương để xử lý theo luật pháp xã hội. Đồng thời cũng xúc tiến thủ tục cho hồi tục (defroke) các linh mục phạm tội nói trên.

Chúng ta nghĩ gì về thực trạng đáng buồn này của Giáo Hội nói chung?

Trước hết chúng ta cần phân biệt ranh giới của hai sự kiện sau đây :
Sự suy thoái đạo đức của hàng giáo sĩ, tu sĩ (moral deterioration or depravity)
Tình trạng bất bình thường hay bệnh hoạn về tâm sinh lý (mental and sexual abnormity) của con người nói chung ở khắp mọi nơi trên thế giới trong đó có các giáo sĩ, tu sĩ của mọi tôn giáo.

Nếu là suy thoái đạo đức của hàng giáo sĩ và tu sĩ (clergy and religious) thì đây mới là vấn đề nghiêm trọng đặt ra cho Giáo Quyền khắp nơi phải suy nghĩ và mau chóng có biện pháp tích cực. Cụ thể nếu một linh mục Dòng hay Triều mà lỗi lời khấn độc thân (celibacy) và khiết tịnh (chastity) để lén lút có vợ con, như trường hợp công khai của một linh mục bên Việtnam, thì đây chính là sự suy thoái đạo đức và lỗi lời cam kết của người đó khi chịu chức thánh. Và Giáo Quyền liên hệ phải có biện pháp chấn chỉnh để làm gương cho người khác cũng như để bảo vệ kỷ luật của Giáo Hội.

Ngược lại, khi một linh mục hay tu sĩ nào “lạm dụng tình dục với trẻ em” (sexual abuse of minors = pedophile), hay với người cùng phái tính (same sex) thì đây phải được xem là tình trạng “bất bình thường hay bệnh hoạn về tâm sinh lý” của những người có khuynh hướng “khác thường” này. Do đó, mọi phán doán và phê bình những người này phải hoàn toàn khác với suy nghĩ và phán đoán dành cho những người bình thường mà có những lối sống hay hành động “suy thoái đạo đức” như lén lút có quan hệ phái tính với phụ nữ, hoặc công khai có vợ con như một linh mục kia.

Thật vậy, mọi giáo sĩ hay tu sĩ đều được mong đợi sống và thực thi những gì mính đã long trọng cam kết hay khấn hứa khi lãnh nhận chức thánh hoặc khấn trọn (perpetual vows) trong một Dòng tu hay Tu Hội. Đó là vâng phục và độc thân (celibacy) đối với giáo sĩ (linh mục, giám mục); khó nghèo, khiết tịnh (chastity) và vâng phục đối với tu sĩ (religious). Như vậy ai lỗi những lời cam kết hay khấn hứa này là lỗi kỷ luật của hàng giáo sĩ hay tu sĩ và làm gương mù cho người khác cũng như gây thương tổn nặng nề cho uy tín và đạo đức của hàng giáo sĩ và tu sĩ.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa những ai rơi vào một trong hai hoản cảnh trên đều đáng “bị ném đá” đúng theo cung cách hành xử của nhóm người Biệt phái thời Chúa Giêsu xưa. Ngày nay, Nhóm Tân biệt phái này đã và đang núp bóng sau bình phong truyền thông đại chúng (mass media = báo chí, TV, Radio Internet…) ở Âu châu và Mỹ (CNN) để hô hào quần chúng ném đá không những người có lỗi mà cả những người có liên đới trách nhiệm tinh thần như các Giám mục, Hồng Y và ngay cả Đức Thánh Cha mà tờ Nữu Ươc Thời báo (New York Times) đã công khai qui trách nhiệm cho ngài trong tháng qua.

Đây chắc chắn là một âm mưu rất thâm độc nhằm đánh phá Giáo Hội Công Giáo của những kẻ vẫn thù ghét Giáo Hội từ xưa đến nay vì nhiều lý do. Họ thù ghết vì lập trường cứng rắn của Giáo Hội liên quan đến những vấn đề không thể nhượng bộ được như ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính (same sex marriage) và cho phụ nữ làm linh mục. Họ thù ghét vì Giáo Hôi lên án “văn hóa sự chết” mà thế giới ngày nay đang ngụp lặn trong đó. Đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo còn bị coi là kẻ thù nguy hiểm nhất của chủ thuyết vô thần và những kẻ thờ Satan (Satan worshippers) ở Mỹ và ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng truyền thông không hề quan tâm và dám lên tiếng chỉ trích những “thể lực ma quỷ” này, cũng như không chiếu cố tương tự đến những vụ “sách nhiễu tình dục trẻ em ở các giáo phái khác” hoặc ở các trường công tư trên toàn Hoa Kỳ. Họ chỉ chú trọng khai thác chuyện đáng buồn này của một số rất nhỏ linh mục Công giáo mà thôi. Sở dĩ thế vì họ thành kiến với Giáo Hội Công Giáo và muốn lợi dụng “chuyện tai tiếng” này để bôi nhọ Giáo Hội trong khi họ im hơi lặng tiếng về nhiều tội trạng đầy rẫy trong xã hội Hoa Kỳ. Cụ thể những mánh khóe gian manh, tham nhũng của các nhóm tài phiệt, những kẻ cầm đầu tập đoàn “Wall Street” ỏ New York đã và đang thao túng thị trường tài chính Hoa kỳ khiến dẫn đến thảm trạng kinh tể suy thoái hiện nay. Họ cũng câm điếc trước nạn diệt chủng (genocide) ở Dartfur, Soudan, cũng như bịt tai nhắm mắt trước tệ trạng “hôn nhân đồng tính” (same sex marriage) đang được công khai cho hợp thức hóa ở một số Tiểu bang Hoa Kỳ.

Đây có phải là lối sồng phù hợp với luân lý đạo đức và văn hóa của các dân tộc trên thế giới không? Chúng ta không lên án những cặp hôn nhân đồng tính này, nhưng lối sống của họ có “bình thường” không và có phù hợp với mục đích hôn nhân mà mọi xã hội văn minh con người đã tôn trọng từ xưa đến nay ??? Vậy tại sao truyền thông Mỹ không dám lên tiếng về việc một số Tiểu bang đã cho hợp thức hóa “hiện tượng bất bình thường” này cũng như giả câm giả điếc trước tội lớn lao nhất của xã hội này : Đó là tôi cho phép phá thai để công khai hợp pháp hợp hiến giết hàng triệu thai nhi mỗi năm ở Mỹ. Thật là mỉa mai khi một quốc gia có đa số người theo Kitô giáo như Hoa Kỳ (Công giáo và Tin lành) mà lại phản Kitô giáo cách nặng nề khi cho phép giết thai nhi -tức giết người- cách dã man như vậy; cũng như dung dưỡng cho kỹ nghệ khiêu dâm (pornography) và phim ảnh bạo động (violent movies) mặc sức tung hoành trên Internet, DVD và sách báo để xô đầy biết bao người lớn và thanh thiếu niên vào vực thẳm sa đọa và tội ác. Tệ hại hơn nữa của xã hội này là đã dạy học sinh trung học cách “làm tình” khi đưa vào học đường chương trình giáo dục phái tính (sex education) và phát condoms cho học sinh nam nữ!

Đây mới là những tai hại, tội lỗi và nguy hiểm lớn lao không những cho trẻ em mà còn cho mọi người lớn sinh sống trên đất nước này. Tội ác gây ra bởi những nguyên nhân nói trên còn to lớn gấp bội so với hậu quả “làm hại trẻ em” của một thiểu số rất nhỏ linh mục. Vậy tại sao chỉ quan tâm và làm lớn chuyện “tội ác” (crime) của một số linh mục này mà không mảy may quan tâm đến những tội ác lớn lao kia của xã hội này ?

Riêng về tội “làm hại trẻ em” thì thử hỏi trong hàng chục ngàn giáo phái khác đang hoạt động ở hoa Kỳ, hoặc ở các trương công tư trên toàn quốc, có xẩy ra chuyện tai tiếng này không, hay chỉ có trong Giáo Hội Công Giáo ? Ai dám nói là không ở đâu có cũng như không có ai phạm tội này trừ mấy linh mục công giáo ?

Nếu ở đâu và thuộc mọi tầng lớp xă hội đều có xảy ra nhiều ít chuyện đáng tiếc này, thì đây chính là “vấn đề của con người, tội của con người”, chứ không phải là tội và tai tiếng riêng của một thiểu số rất nhỏ giáo sĩ Công giáo.

Như vậy thật là bất công và đầy ác ý khi người ta chỉ chĩa mũi dùi vào Giáo Hội Công Giáo để bêu xấu (smear) và tống tiền (blackmail). Phải nói là tống tiền vì có những vụ mà “nạn nhân” toa rập với luật sư để đòi bồi thường lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim khiến một số Địa phận đã phải nghĩ đến chuyện khai “phá sản” (bankruptcy vì không có đủ tiền để trả theo đòi hỏi của họ.

Đây thật quả là một tai nạn không may cho Giáo Hội Hoa Kỳ cách riêng trong mấy năm qua. Không may vì các Giàm mục Mỹ đã không ngờ hậu quả của “vụ tai tiếng” này lại trầm trọng đến thế. Vì nếu biết thì các ngài chắc đã phải có những biện pháp thích đáng hơn để những kẻ muốn lợi dụng sơ hở này không thể kết tội các Giám mục là đã “bao che” (cover up) để các “giáo sĩ bênh hoạn” kia tiếp tục làm hại thêm cho trẻ em. Chính vì không ngờ, nên ở nơi nào có xẩy ra “chuyện bê bối” này thì Giám mục liên hệ chỉ thuyên chuyển các linh mục có lỗi đến một giáo xứ khác thay vì ngưng chức (suspend) họ và bồi thường ngay cho nạn nhân. Đây là sơ hở đáng tiêc của các Giám mục, khiến cho những kể muốn bêu xấu và làm tiền Giáo Hội, được thể tố cáo các giám mục là thiếu trách nhiệm. Phải nói là thiếu thận trọng và đề phòng thì đúng hơn. Cũng vì không ngờ nên nói theo ngạn ngữ ViệtNam “mất của rồi mới rào giậu”, các Giám mục Mỹ đã trở nên quá khắt khe, đến mức nói được là “thiếu cảm thương” (lack of compassion) đối với các linh mục “lâm nạn” khi các ngài quyết định biện pháp “không chút nhân nhượng” (zero tolerance) để tức khắc “ngưng chức” (suspend) bất cứ linh mục nào bị tố có hành động sai trái đối với trể em. Ngưng chức chưa đủ, các ngài còn trao nội vụ cho cảnh sát xử lý, đồng thời cũng xúc tiến thủ tục cho “hồi tục” (defroke) các bị cáo đã thực sự phạm tội nữa!

Tại sao chúng ta biết cảm thương đối với các nạn nhân mà không chút cảm thương đối với các bị cáo bệnh hoạn về tâm sinh lý này ? Tại sao phải cắn răng bỏ ra hàng trăm triệu để bồi thường cho các nạn nhân mà không chút thương xót những linh mục “thân bại danh liệt”, chót mang bệnh “tâm sinh lý” mà phạm tội để nay bị loại ra khỏi hàng ngũ giáo sĩ và tủi nhục trước công luận ?

Đồng ý là việc “lạm dụng tình dục trẻ em” là một tội phạm và tai tiếng rất lớn cần phải được quan tâm đúng mức và sửa chữa kịp thời.

Nhưng cũng xin đừng quá “khiếp sợ” những kẻ muốn đánh phá Giáo Hội núp bóng trong truyền thông mà đổ lỗi quanh cho nhau để rồi chỉ biết đấm ngực xin lỗi và bồi thường cho nạn nhân nhưng lại vô cảm đối với những bị cáo chẳng may sa chân vào hố thân bại danh liệt này.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn
"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..." (Đnl 15: 7-11)
Quyền năng của Thiên Chúa vô biên vô tận, các nhà khoa học không bao giờ hiểu hết được...
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

TÍN LÝ ĐỨC TIN KITO GIÁO

Tín Lý là những xác tín liên quan đến Mạc Khải Thần Linh được Giáo Hội lưu giữ và truyền dạy qua giáo huấn của Giáo Hội, nhất là bằng hình thức Giáo Lý, như Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, Giáo Lý Cầu Nguyện Bằng Thánh Vịnh, Giáo Lý Ba Ngôi, Giáo Lý Chúa Cha, Giáo Lý Chúa Thánh Thần v.v.

Ðức Tin là những Ý Thức Kitô Giáo liên quan đến việc đáp ứng Mạc Khải Thần Linh là Ðức Tin Tuân Phục, một đức tin tuân phục được diễn đạt qua những suy tư Thần Học về phương diện tin đạo và chia sẻ Tu Ðức về phương diện sống đạo.

SUY TƯ THẦN HỌC

Bài 31: Sao Trời Cát Biển (bài ngắn); Sao Trời Cát Biển trong Lòng Thương Xót Chúa Vô Biên (bài dài)

Bài 30: Tại sao "là Thừa Sai" cho một nơi chiếm nửa Công Giáo thế giới?

Bài 29- Thần Học về Thân Xác của Đức Gioan Phaolô II

Bài 28: Chúa có thương ma qủi và các linh hồn trong hỏa ngục hay chăng?

Bài 27: Lâm bô có thực sự hiện hữu hay chăng?

Bài 26: Phúc Âm Giuđa

Bài 25: Triệt Sinh An Tử Theo Giáo Huấn Giáo Hội Công Giáo

Bài 24: Những Cuộc Hiện Ra Thật Và Giả

Bài 23: Chân Trời Đại Kết - Một Âu Châu Hiệp Nhất

Bài 22: Công Đồng Chung Vaticanô II: 40 Năm Nhìn Lại

Bài 21: Đức Tin và Dấu Chỉ Thời Đại (Thánh Mẫu)

Bài 20: Tại sao chỉ có một cha mẹ nguyên tổ duy nhất lại có nhiều chủng tộc

Bài 19: Nếu không thể có hòa bình thì cầu mà làm gì?

Bài 18: Thiên Chúa toàn thiện.... tại sao sự dữ

Bài 17: Cứu ma trừ quỉ

Bài 16: Không có Thánh Thể cũng chẳng có Giáo Hội?

Bài 15: Từ Nhập Thể tới Thánh Thể, từ Thánh Thể tới Cánh Chung

Bài 14: Khoa Thánh Mẫu Học trong Bối Cảnh Lịch Sử

Bài 13: "Ngươi đang ở đâu?"

Bài 12: Nhân quyền phát xuất từ khoa nhân loại học Kitô Giáo

Bài 11: Hậu Trường Soạn Thảo Hiến Chế Lumen Gentium

Bài 10: Hôn Nhân Dọn Đường Thánh Thể - Thánh Thể Viên Mãn Hôn Nhân

Bài 9: Những vấn đề với ÐHY Joseph Ratzinger, TT Thánh Bộ TLÐT

Bài 8: Khoa Giáo Hội Học của Công Ðồng Chung Vaticanô II

Bài 7: Triết Lý về Thân Xác Con Người

Bài 6: Một Chúa Ba Ngôi - Ba Ngôi Một Chúa

Bài 5: Mầu Nhiệm Thánh Thể - Ơn Gọi Làm Người

Bài 4: Mùa Xuân Muôn Thuở Maria

Bài 3: Thiên Chúa Trở Thành Con Người.

Bài 2: Ý Thức Niềm Tin Công Giáo

Bài 1: Từ Thần Học Á Châu, Thần Học VN đến.

THỰC HÀNH TU ĐỨC

Bài 20: Chuỗi Kinh Thương Xót

Bài 19: Vì tôi là linh mục...

Bài 18: Sự Dữ và Ân Sủng - Bên nào thắng nơi con người xưng tội rồi lại tái phạm?

Bài 17: Kinh Mân Côi Cầu Hồn

Bài 16: Kinh Lạy Cha Thánh Mẫu Fatima

Bài 15: Fatima: "Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày": tại sao và thế nào?

Bài 14: Chân Tướng Thành Phần Tiên Tri Giả - Phản Kitô

Bài 13: Nếu trần thế có ma ắt thiên đàng có qủi

Bài 12: Thánh nhân là ai? Một cái nhìn sơ lược về sự thánh thiện

Bài 11: Ai là người bé nhỏ?

Bài 10: Về Tiến Trình Tu Đức 3 bậc của Kitô Giáo

Bài 9: Tâm Lý Chay Tịnh

Bài 8: Mục vụ hôn nhân gia đình

Bài 7: Không được nhân danh Thiên Chúa để sát hại

Bài 6: Dung hòa đời sống nội tâm và hoạt động

Bài 5: Công Ðồng Vaticanô II gây khủng hoảng Phụng Vụ Mới?

Bài 4: Phương Pháp Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm

Bài 3: Vì Tôi Là Linh Mục

Bài 2: Đường Thánh Giá Đức Thánh Cha

Bài 1: Sống Hồn Nhỏ

GIÁO LÝ CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH VỊNH


GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Bài 43: Cầu Nguyện: Kinh Lạy Cha

Bài 42: Cầu Nguyện: Truyền Thống và Ðời Sống

Bài 41: Cầu Nguyện: Bản Chất và Ơn Gọi

Bài 40: Chớ Lấy Của Người và Tham Của Người

Bài 39: Chớ Làm Chứng Dối

Bài 38: Chớ Làm Sự Dâm Dục Và Chớ Muốn Vợ Chồng Người

Bài 37: Chớ Giết Người

Bài 36: Thảo Kính Cha Mẹ

Bài 35: Kính mến, Tôn vinh và Thờ phượng Thiên Chúa

Bài 34: Lề Luật và Ân Sủng

Bài 33: Cộng Đồng Nhân Loại
Bài 32: Con Người: Lương Tâm, Nhân Đức và Tội Lỗi

Bài 31: Con Người: Ơn Gọi, Tự Do và Hành Động

Bài 30: Bí Tích Hôn Phối

Bài 29: Bí Tích Truyền Chức

Bài 28: Bí Tích Xức Dầu

Bài 27: Bí Tích Thống Hối

Bài 26: Bí Tích Thánh Thể

Bài 25: Bí Tích Thêm Sức

Bài 24: Bí Tích Rửa Tội

Bài 23: Cử Hành Mầu Nhiệm Vượt Qua

Bài 22: Phụng Vụ Thánh

Bài 21: Mầu Nhiệm Cánh Chung

Bài 20: Cơ Cấu Giáo Hội

Bài 19: Đặc Tính Giáo Hội

Bài 18: Mầu Nhiệm Giáo Hội

Bài 17: Chúa Thánh Thần

Bài 16: Chúa Kitô Phục Sinh và Vinh Hiển

Bài 15: Chúa Giêsu Kitô Khổ Nạn và Tử Giá

Bài 14 Mầu Nhiệm Đời Sống Trần Gian Của Chúa Giêsu Kitô
Bài 13: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể
Bài 12: Con Người Được Tạo Dựng Và Sa Ngã

Bài 11: Thiên Chúa Tạo Thành Trời Đất

Bài 10: Thiên Chúa Duy Nhất là Cha Toàn Năng

Bài 9: Con Người Đáp Ứng Thiên Chúa

Bài 8: Thánh Kinh

Bài 7: Việc Lưu Truyền Mạc Khải Thần Linh

Bài 6: Việc Mạc Khải của Thiên Chúa

Bài 5: Khả Năng của Con Người Nhận Biết Thiên Chúa

Bài 4: Mở Đầu Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo

Bài 3: Ý Thức Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo: Dẫn Nhập

Bài 2: Trắc Nghiệm Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo

Bài 1: Tông Thư Mở Màn Tân Thiên Niên Kỷ

GIÁO LÝ CẨM NANG

20. Ðiều Luật Giáo Hội 6-7

19. Ðiều Luật Giáo Hội 2-5

18. Giới Răn Bảy, Mười và Tám

17. Giới Răn Sáu và Chín

16. Giới Răn Thứ Năm

15. Giới Răn Thứ Bốn

14. Ba Giới Răn Mến Chúa

13. Các Giới Luật: Tin, Cậy, Mến

12. Nhân Ðức

11. Tội Lỗi

10. Lương Tâm

9. Lề Luật

8. Các yếu tố luân lý:

7. Thiên Chúa Ðấng Hoàn Thành

6. Bí Tích

5. Giáo Hội

4. Thiên Chúa Ðấng Thánh Hóa

3. Thiên Chúa Ðấng Cứu Chuộc

2. Thiên Chúa Tạo Dựng và Việc Tạo Dựng

1. Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi

Nội Dung và Nhập Ðề




+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn
"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..." (Đnl 15: 7-11)
Quyền năng của Thiên Chúa vô biên vô tận, các nhà khoa học không bao giờ hiểu hết được...
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH CHÚA KI-TÔ

ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH CHÚA KI-TÔ

Để nhận ra những điểm giáo lý về đời sống Hội Thánh Chúa Ki-tô, trước nhất chúng ta phải tìm hiểu :

- Tầm quan trọng trong chương 21 của Tin Mừng Gioan.

- Ý nghĩa 153 con cá.

- Lý do Chúa Giê-su ra lệnh cho các môn đệ : “Hãy thả lưới bên phải thuyền”.

- Lý do Chúa Giê-su hỏi ông Phê-rô ba lần “có yêu Thầy không” trước khi Ngài trao quyền ?

1/ TẦM QUAN TRỌNG TRONG CHƯƠNG 21 CỦA TIN MỪNG GIO-AN.

Ngày nay có nhiều ý kiến khác nhau về tác giả chương 21 của Tin Mừng thứ tư, người thì bảo là của ông Gio-an, kẻ khác cho là của môn đệ ông Gio-an, ý kiến khác nữa lại cho là của một tín hữu vô danh nào đó. Sở dĩ đã có những ý kiến khác nhau như vậy, vì họ thấy ông Gio-an đã kết thúc Tin Mừng ở chương 20,30-31 : “Đức Giê-su đã làm trước mắt các môn đồ của Ngài nhiều dấu lạ khác nữa, không viết lại trong sách này …” , thế mà lời kết trong chương 21, tác giả lấy lại lời kết ở chương 20!

Vấn đề của tác giả nào, chúng ta hãy để cho các nhà chuyên môn tranh luận, còn phần các Ki-tô hữu phải xác tín rằng :

a- Chương 21 của ông Gio-an được Hội Thánh Công giáo công nhận là phần của mạc khải, tác giả chính hay tác giả nguyên nhân là Chúa Thánh Thần ; tác giả phụ hay tác giả dụng cụ là người viết.

b- 20 chương đầu của Tin Mừng Gio-an, tác giả viết về Chúa Giê-su :

- Ngài là Đấng tái tạo mọi sự trong vũ trụ nên hoàn hảo hơn.

- Ngài là sự sống.

- Ngài là ánh sáng.

- Ngài là chân lý.

Chỉ có chương 21 ghi nhận những sinh hoạt đời sống Hội Thánh, tuy nhiên tầm quan trọng của chương 21 cũng bằng 20 chương trước, vì hai lời kết đều ghi giống nhau : “Đức Giê-su đã làm …” (x Ga 20,30 ; 21,25)

2/ Ý NGHĨA 153 CON CÁ ?

a- Theo thánh Giê-rô-ni-mô : Thời bấy giờ người ta nghĩ là tất cả mọi loại cá biển gồm 153 loại. Nếu thế thì đây là biểu tượng cho sứ mệnh của Hội Thánh : nhờ làm theo Lời Chúa, Hội Thánh thâu họp vạn vật để phục vụ con người, con người “thuộc về Chúa Ki-tô, Chúa Ki-tô thuộc về Chúa Cha” (x 1Cr 3,22-23). Đó cũng là ý mà Phụng vụ hôm nay đã nói trong Bài đọc II : “Mọi loài thụ tạo trên trời, dưới đất, trong lòng đất, ngoài biển khơi và vạn vật ở các nơi đó, tất cả đều tung hô : Xin kính dâng Đấng ngự trên ngai và Con Chiên lời chúc tụng cùng danh dự, vinh quang và quyền năng đến muôn thuở muôn đời!” (Kh 5,13)

b- Theo thánh Au-gus-tin : Tin Mừng Gio-an viết về cuộc sáng tạo mới trong Đức Giê-su, mọi hoạt động trong Hội Thánh cũng chính là con người được Đức Giê-su mời gọi cộng tác để kiện toàn cuộc tạo dựng mới này. Do đó số 153 con cá có nghĩa là :



a- Hình tam giác đều có ba cạnh, ba góc bằng nhau : chỉ về Ba Ngôi Thiên Chúa bằng nhau.

b- Sáu đoạn trên mỗi cạnh tam giác chỉ 6 ngày Thiên Chúa tạo dựng vạn vật trong vũ trụ rất tốt đẹp (x St 1).

c- Nhìn trên hình tam giác, số 17 = 10 + 7. Số 10 chỉ về 10 Điều răn (toàn thể Luật Chúa) ; số 7 chỉ về các Bí tích (toàn thể ơn Chúa). Đây là dấu chỉ : nhờ Lời Chúa ta được lãnh nhận dồi dào ơn qua các Bí tích.

d- Số 153 con cá trong lưới của ông Phê-rô là tổng số từ 1+2+3+… 17. Đây là dấu chỉ sứ mệnh của Hội Thánh phải làm cho toàn thể nhân loại thuộc về Hội Thánh, thuộc về Thiên Chúa

Vậy cuộc tạo dựng mới này rất hoàn hảo nhờ Ba Ngôi Thiên Chúa dùng Lời và các Bí tích để tái tạo vũ trụ nói chung và người Công Giáo nói riêng.

Vì sứ mệnh của Hội Thánh là dùng Lời Chúa và Bí tích để làm cho cả loài người được tạo dựng lại trong Đức Giê-su Phục Sinh, cho dù các Tông Đồ có bị bách hại vì sứ mệnh này, họ cũng không sợ hãi. Trái lại, họ hân hoan bị sỉ nhục vì danh Chúa Giê-su Ki-tô! (x Cv 5,27b-32 . 40-41 : Bài đọc I) Bởi vì: “Máu các thánh Tử Đạo là hạt giống phát sinh các Ki-tô hữu” (ông Tertuliano)

3/ LÝ DO CHÚA GIÊ-SU RA LỆNH CHO CÁC MÔN ĐỆ : “HÃY THẢ LƯỚI BÊN PHẢI THUYỀN?” (x Ga 21,6)

Thuật ngữ “bên phải” của Thánh Kinh luôn luôn diễn tả về ơn cứu độ như con chiên (người lành) đứng bên phải Thiên Chúa cứu độ (x Mt 25,34), như lời ngôn sứ Ê-dê-ki-en chương 47, câu 1 nói : “Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến những ai thì được cứu độ.”

Nước từ bên phải đền thờ chảy ra” chính là trái tim Chúa Giê-su bị đâm trên thập giá !

Vậy lưới các Tông Đồ thả bên phải thuyền bắt được mẻ cá lạ lùng, chính là dấu chỉ những hoạt động của Hội Thánh sẽ đạt kết qủa lạ lùng nhờ nguồn cứu độ trong Phụng vụ, nhất là Bí tích Khai tâm (Thánh Tẩy, Thêm Sức, Thánh Thể) phát xuất từ cạnh sườn Đức Giê-su bị đâm ! (x Ga 19,31-37)

4/ LÝ DO CHÚA GIÊ-SU HỎI ÔNG PHÊ-RÔ BA LẦN “CÓ YÊU THẦY KHÔNG” TRƯỚC KHI NGÀI TRAO QUYỀN ?

Trước nhất, ta phải phân biệt hai động từ yêu được dùng trong trình thuật này :

* Agapê : yêu vô vị lợi, không phân biệt bạn hay thù.

* Philein : Yêu trong tình bạn, đặt trên công bằng giao hoán.

Ta thấy ba lần Chúa Giê-su hỏi và ông Phê-rô trả lời :

- Con có Agapê Thầy không ? Dạ, con Philein Thầy. Con hãy chăn chiên (Arnia).

- Con có Agapê Thầy không? Dạ, con Philein Thầy. Con hãy chăn cừu (Probata).

- Con Philein Thầy sao ? Dạ, con Agapê Thầy. Con hãy chăn cừu (Probata).

Như vậy,

a- Chỉ khi nào thủ lãnh Phê-rô trả lời Agapê, Chúa Giê-su mới đồng ý, nghĩa là phải yêu như Chúa yêu mới đạt.

b- Ba lần Chúa Giê-su hỏi về tình yêu của ông Phê-rô, Ngài muốn ông chuộc lại ba lần đã chối Thầy. Vì thế lần thứ nhất Chúa Giê-su hỏi ông : “Phê-rô, con có yêu mến Thầy HƠN những người này không ?” (Ga 21,15 : Tin Mừng).

Chữ HƠN ở đây có ý nhắc đến lần ông đã tự mãn thề thốt : “Dù mọi người đều vấp ngã vì Thầy, còn con, con sẽ không bao giờ vấp ngã !” (Mt 26,33) Nhưng rồi sau đó ông đã chối Thầy ba lần !?

Bởi thế, sau ba lần Thầy hỏi về tình yêu của ông, ông hiểu ý Thầy muốn ông nhớ lại ba lần ông đã chối Thầy, nên ông buồn và khiêm tốn trả lời : “Lạy Thầy, Thầy thông hay mọi sự (con đã chối Thầy ba lần), Thầy biết con yêu mến Thầy !” (Ga 21,17) Lúc đó Chúa mới trao quyền cho ông thâu họp mọi người trên dương thế thuộc về Hội Thánh, mà “thế giới sẽ thuộc về tay ai biết yêu mến!” (Thánh Gioan Vianey)

c- Ba lần Chúa hỏi ông Phê-rô về tình yêu, và sau mỗi lần Ngài lặp lại việc trao quyền chăm sóc Hội Thánh cho ông. Vì ba lần Chúa hứa trao quyền là không bao giờ Ngài rút lại, cũng như ông Ab-ra-ham mua hang Makpela để an táng bà Sa-ra, ông phải mặc cả với người địa phương tới ba lần, để họ không được động đến mồ mả vợ ông. (x St 23,3-8)

Đức Giê-su chọn ông Phê-rô làm thủ lãnh, không phải vì ông học thức hơn ai, mà trái lại, ông bị dân liệt vào loại vô học (x Cv 4,13) ; không phải ông thánh thiện hơn ai, trái lại ông là kẻ kiêu ngạo : “Cho đi mọi người đều vấp ngã vì Thầy, tôi sẽ không vấp ngã bao giờ”. Đức Giê-su bảo ông : “Quả thật, Ta bảo ngươi, nội đêm nay trước khi gà gáy ngươi đã chối Ta ba lần” (x Mt 26,33-34) ; nhất là có lần ông dám lên tiếng khuyên răn dạy Thầy : “Đừng đương đầu với kẻ ác, vì đó là dấu Thiên Chúa không thương” ! Tức khắc Đức Giê-su mắng ông là : “Satan, lui lại đằng sau” (x Mt 16,21-23) ; ông cũng là kẻ nóng nảy và hung bạo : “chém đứt tai đầy tớ của vị thượng tế” ! (x Ga 18,10)

Dầu thế Đức Giê-su vẫn quyết trao Hội Thánh cho ông lãnh đạo. Đó là quyền tự do của Thiên Chúa. Nhưng quyền tự do này Chúa vẫn muốn lệ thuộc vào đức ái của con người, khởi đi từ lòng sám hối. Mà thực, trong số 12 Tông Đồ chỉ có ông Phê-rô xưng thú tội mình trước mặt Thầy : “Lạy Thầy, con là kẻ có tội, xin Thầy tránh xa con” (Lc 5,8). Vì Chúa biết nhiệm vụ Ngài trao rất nặng nề và nguy hiểm đến tính mạng, như các Tông Đồ bị đòn vọt, ra tù vào khám (x Cv 5,7b-32.40-41 : Bài đọc I). Chỉ có tình yêu mới giúp người môn đệ Chúa lướt thắng mọi khó khăn. Thánh Au-gus-tin nói : “Ở đâu có tình yêu, thì ở đấy hết khó nhọc, và giả như có khó nhọc, thì lại yêu chính sự khó nhọc ấy”. Và vì yêu Thầy mà chăm sóc chiên của Thầy, chứ không phải tìm lợi nhuận nơi đàn chiên của Thầy mà xén lông, vắt sữa, làm thịt!

Như vậy, dưới cái nhìn của tác giả Mát-thêu, Chúa xây dựng Hội Thánh trên nền tảng đức tin người thủ lãnh của cộng đoàn. Đức tin ấy được biểu lộ bằng việc phát biểu về giáo lý xuất sắc, đã được lãnh nhận từ Cha trên trời (x Mt (16,15-19). Nhưng dưới cái nhìn của người môn đệ Chúa yêu, thì Chúa xây dựng Hội Thánh trên đức ái của thủ lãnh, của tập thể. Đức ái trong Hội Thánh được diễn tả cách cụ thể trong Tin Mừng Chúa nhật này :

a- Đối với nhau : Cần nhất trí với thủ lãnh. Ông Phê-rô hô : “Tôi đi đánh cá đây”, các môn đệ khác nhao nhao : “Chúng tôi cùng đi với anh”. Dù có người không biết nghề chài lưới như ông Mát-thêu, ông Na-ta-na-en ! (x Ga 21,3)

b- Đối với Chúa :

* Vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta (x Cv 5,29 : Bài đọc I). Ngoan ngoãn tin tưởng làm theo lời Chúa dạy, như Chúa bảo họ thả lưới bên phải thuyền, họ mau mắn làm ngay, dù đã vất vả cả đêm mà không được gì ! (x Ga 21,6 : Tin Mừng)

* Quy mọi thành công cho vinh quang Thiên Chúa. Khi được mẻ cá lạ, ông Gio-an nói với ông Phê-rô : “Chúa đó !” Nghĩa là nhìn vào kết qủa việc làm, ta nhận ra Thiên Chúa, vì như Đức Giê-su đã nói : “Không có Thầy chúng con không thể làm gì được !” (Ga 15,5b)

* Đón trước đau khổ kể cả cái chết như Thầy. Chúa đã báo cho ông Phê-rô : “Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về gìa, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” (Ga 21,18 : Tin Mừng), nghĩa là ông Phê-rô phải chết như Thầy. Vì chính Thầy đến núi Cây Dầu cầu nguyện xin Chúa Cha : “Nếu Cha muốn, xin cất chén đắng này khỏi Con” (khỏi chết nhục trên thập gía). Nhưng vừa dứt lời cầu thì kẻ ác xông đến bắt Ngài đem đi giết ! (x Lc 22,39t) Và như vậy “Chúa Cha đã không tha chết cho Con Một Người, nhưng đã phó nộp vì chúng ta hết thảy, làm sao Người không gia ân vạn sự cho chúng ta làm một với Ngài” (Rm 8,32).

Vậy mỗi khi ta gặp đau khổ, ta hãy cầu nguyện : “Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt, không để quân thù đắc chí nhạo cười con” (Tv 30/29,2 : Đáp ca).

Người làm ông làm bà, khi về gìa thường có nhiều tủi nhục với con cháu, thì chủ chăn trong Hội Thánh khi xế chiều còn tủi nhục hơn thế nữa ! Nhưng chấp nhận tất cả vì yêu !

Bông hoa trưng nơi bàn thờ cũng diễn tả kiếp người phục vụ : Khi còn trẻ, khỏe, tài năng thì như hoa tươi rực rỡ, ai cũng qúy. Nhưng lúc về gìa, hết sức, hết tài, thì bị coi rẻ như đóa hoa héo tàn, người ta ném vào sọt rác, không chút tiếc nuối !

Chúa báo trước cho biết như thế, để khi sự việc xảy ra, ta không ngỡ ngàng mà biết đón nhận như một hồng ân Chúa ban (x Giop 1,21 ; 2,10b), và ta đã chọn lựa, không ân hận, không hối tiếc, rồi trở nên bất mãn ! Trái lại ta hãy vui vì đã hoàn tất Hy Lễ cùng với Chúa Giê-su !

Truyện kể :

Hai ông Phê-rô và Gio-an theo Chúa lên núi, Chúa bảo các ông : Mỗi người chúng con lượm hai cục đá mang theo. Nghe thế, ông Phê-rô cầm hai tay hai cục đá nhỏ bằng hòn bi ; còn ông Gio-an lấy hai khối đá lớn vác trên hai vai. Đi được một lúc, ông Phê-rô trông dáng bạn mình có vẻ nặng nề, vất vả quá, liền chế nhạo :

- Coi tớ này, cũng mang đá mà có vất vả gì đâu, ai bảo cậu vác hai cục to thế mà chuốc khổ vào thân? Thầy chỉ nói mỗi người lấy hai cục đá mang theo thôi mà!

Ông Gio-an trả lời :

- Ôi tình yêu Đức Ki-tô thúc bách tôi ! (x 2Cr 5,14).

Đi một quãng xa, cả hai môn đệ cùng thưa với Chúa Giê-su :

- Thưa Thầy, chúng con đói và khát quá, chúng ta ngồi nghỉ chân một lát rồi kiếm gì ăn cho đỡ dạ!

Chúa Giê-su bảo :

- Vậy chúng con đến gốc cây kia ngồi nghỉ mệt!

Rồi Ngài nói tiếp :

- Bây giờ chúng con đặt hai cục đá của mình trước mặt.

Hai ông mau mắn tuân lệnh Thầy. Chúa giơ tay làm phép tức khắc đá của mỗi người : một cục biến thành bánh và cục kia hóa ra nước! Phê-rô cầm mẩu bánh bỏ vào miệng nuốt chửng, và uống miếng nước chỉ đủ ướt cổ họng. Lúc đó ông Phê-rô nói với ông Gio-an :

- Cho tớ ăn ké với cậu, tớ còn đói qúa! Chắc không đủ sức theo Thầy được !

Ông Gio-an vui vẻ đáp :

- Ủa, cậu đã quên là khi nãy cậu nhạo tớ là thằng dại mang theo hai cục đá bự làm gì cho khổ thân? Thế tại sao bây giờ cậu lại ngửa tay xin “thằng dại dột” này ?!

Chúa Giê-su nhìn ông Phê-rô thương và bảo ông Gioan:

- Thôi mà con, con chia cho bạn đi !

Lúc đó ông Phê-rô mới hiểu Lời Thầy đã dạy : “Ai muốn đi sau Ta thì hay chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta.vì kẻ nào muốn cứu lấy sự sống mình, thì sẽ mất ; còn kẻ nào mất sự sống mình vì Ta, và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu nó” (Mc 8,34-35).

THUỘC LÒNG.

Tình yêu Đức Ki-tô thúc bách tôi ! (2Cr 5,14)

Lm Đinh Quang Thịnh




+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn
"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..." (Đnl 15: 7-11)
Quyền năng của Thiên Chúa vô biên vô tận, các nhà khoa học không bao giờ hiểu hết được...
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng