THIÊN ĐÀNG (PARADISE)

THIÊN ĐÀNG




THIÊN ĐÀNG

(PARADISE)

----------------------------------

PHẦN MỘT: LỜI VÀO

----------------------------------

Chúng ta đang đi trên con đường "một chiều". Chắc chắn sẽ có ngày cuộc sống mỗi người chúng ta phải chấm dứt như bao nhiêu người đã chấm dứt. Đời người chỉ có MỘT LẦN.

Sau khi chết ta sẽ ra sao? Người Việt nam ta tin rằng hồn thiêng không chết, sẽ chịu "hành hình" nơi địa ngục, hay được "mát mẻ" nơi cực lạc, tùy mỗi người có biết sống trọn vai trò hiện tại của mình hay không, có biết sống niềm tin của mình hay không, có làm lành lánh dữ không?

Được mát mẻ nơi chín suối, được lên cõi Niết bàn, được lên Thiên đàng, đó phải là ước mơ lớn nhất của con người, phải là sự chuẩn bị chu đáo nhất, đành lòng tiêu hao sức lực, tiền tài để chiếm cho được.

Những trang sau đây sẽ trình bày những tìm hiểu về:

1. Cõi Cực lạc theo quan niệm người Việt

2. Niết bàn theo Phật giáo

3. Thiên đàng theo Kinh thánh Công giáo

4. Thiên đàng theo giáo lý Công giáo

5. Thiên đàng theo chứng lý thần học thánh Toma Aquinô tiến sĩ

6. Thiên đàng theo mạc khải

7. Đức Mẹ Maria được rước vào hưởng Thiên đàng

-----------------------------

Phần hai: Tìm hiểu

-----------------------------

1. Cõi Cực lạc theo niềm tin tự nhiên của người Việt nam

Người Việt từ ban đầu đã thờ "hồn thiêng Ông bà đã khuất" theo lẽ hiếu thảo tự nhiên con người", rồi thờ Thần thánh thiên nhiên như Thần Sông, Thần Núi…

Khi người Tàu sang đặt ách đô hộ, dần dần người ta bị ảnh hưởng tư tưởng về đời sau từ đạo Phật, cùng với tâm thức tự nhiên của con người "luôn hướng về chân, thiện, mỹ", người ta tin rằng:

"Nếu hồn những người ác phải xuống âm phủ, thì hồn những người thiện sau khi chết, được về thế giới thần tiên ở núi Côn lôn, hoạc ở cõi Cực lạc Tây phương.

Núi Côn lôn ở hết sức cách xa mặt đất, giữa vời thế giới. Chủ nhân thế giới thần tiên này là Tây Vương mẫu, vợ của Ngọc Hoàng.

Cung điện xây trên đỉnh núi cao hơn chín tầng, làm toàn bằng ngọc. Chung quanh điện là những vườn hoa tiên giới, muôn sắc muôn hương, với cây đào trường sinh. Những thần tiên nơi đây sống mãi trong vui chơi, yến tiệc. Chỉ linh hồn những người đặc biệt, hoạc có công trạng với thế gian, khi chết mới được lên đây, ăn trái đào vườn Tây vương mẫu mà sống bất tử ở cõi thần tiên.

Cõi Cực lạc: Những hồn người hiền đức được ở cõi Cực lạc. Chốn này ở phía cực Tây phương, cách xa cõi trần hàng mấy nghìn thế giới. Bốn phía cõi này đều khép chặt, có 7 tầng đài, với 7 hàng cây cành lá toàn bằng ngọc, phát ra điệu nhạc mỗi khi gió nhẹ thoảng qua. Có những hồ sen hoa nở muôn đời, cát bằng vàng ròng dưới đáy nước. Ven hồ có cỏ bằng 7 sắc ngọc. Các loài chim đều có lông ngũ sắc, tiếng hát lên thành lời ca đạo hạnh. Mưa toàn bằng hoa phủ lên mặt đất.

Ở cõi cực lạc, người ta sống một đời đều đặn như tu hành: mỗi buổi sáng hừng đông, đem hoa đi tặng tất cả các chư Phật ở các thế giới khác, đến trưa mới về ăn. Tai luôn luôn nghe những lời chim hót, gió thổi qua cây ngọc, khiến người ta nghĩ đến Phật pháp và chư Phật. Không còn phải luân hồi khổ ải nữa.

Những người hiền đức, đến giờ chết, lòng sẽ không bị vẩn đục, vì Phật sẽ hiện ra đưa linh hồn họ, đem đặt vào trong tòa sen. Cho đến khi sạch hết bụi trần, hồn sẽ từ trong hoa nở ra bay về cõi Cực lạc ở phương Tây.

(Hoàng Trọng Miên, Việt nam Văn học Toàn thư I, trang 84).

(Cõi Cực lạc được tả ở trên đây nặng về phần vật chất, xác thịt vui chơi, ăn uống yến tiệc, hoa trái…Những điều này hợp với trí tưởng tượng của con người luôn muốn cái sắc, cái vui…

Cõi Cực lạc không phải là một triết thuyết, một học thuyết, mà chỉ là một niềm tin đơn sơ, truyền khẩu trong dân gian, và không có kiểm chứng, vì thế không có nhiều tài liệu. Xin được ngừng ở đây.

Nhưng theo đạo Phật, những người được giải thoát, không ở trên cõi Cực lạc như niềm tin của người Việt , mà là ở vào tình trạng Niết bàn).

2. Niết bàn của đạo Phật:

Đọc về Niết bàn của Phật giáo, người ta thấy đại cương như sau:

"Niết bàn (Nirvâna) là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn được xem là chấm dứt vòng luân hồi (nghĩa là tin rằng con người có nhiều kiếp, kiếp này là hậu quả lành dữ của kiếp trước). Niết bàn là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân, si. Niết-bàn còn có nghĩa là không còn nghiệp, không còn duyên, mà trở thành vô vi, đặc tính vô vi là không còn sinh, thành, hoại, diệt. (Theo Vi.wikipedia.0rg).

Nói cách khác: Đối với Phật giáo thì giai đoạn sau cùng của luân hồi là Niết bàn . Tới Niết bàn là không còn đạo. Niết bàn do động từ Nirvâna có nghĩa là dập tắt đi để được mát mẻ thảnh thơi. Niết bàn có thể xuất hiện ngay ở cõi trần, đó là 1 tình trạng trong đó ý tưởng, cảm xúc không còn nữa và những dục vọng đã bị tiêu diệt.

Niết bàn chỉ là 1 trạng thái của linh hồn đã thoát cõi Vô minh mê lầm mà vào cõi giác, chứ đó không phải là cõi hạnh phúc nào như cõi Thiên đường. Chính Như Lai Phật Tổ đã nói với Râdha:"Tịch diệt ái dục là Niết bàn". Niết bàn kết liễu kiếp luân hồi.

(Kim Long, Triết học Đông phương)

(Như thế, Niết bàn của đạo Phật, đúng ra chỉ nhấn mạnh về "tiêu cực", nghĩa là không còn luân hồi, không còn tham- sân- si, không còn nghiệp, không còn duyên, và không còn "sinh-thành-hoại diệt", Niết bàn là " tịch diệt ái dục, diệt hết những yêu đương, những ước muốn, những tham vọng", chứ không chú ý đến tích cực, nghĩa là những điều được hưởng do công khó đã lập ở cuộc đời đau khổ này...).

Nên biết thêm: Thiên đàng theo Duy vật và Duy tâm:

1/ Trường phái Duy vật: bác bỏ tất cả những gì thuộc thế giới vô hình, cho rằng tất cả chỉ là bịa đặt để ru ngủ con người. Đối với họ, cõi hạnh phúc chính là xã hội đang sinh tồn. Thiên đàng là đây mà địa ngục cũng là đây, không cần tìm đâu xa.

2/ Trường phái Duy tâm:

a/ Đạo Mormon (trự sở chính ở bang Utah Hoa kì) quan niệm thiên đàng là cõi hạnh phúc vĩnh cửu, mọi người xứng đáng sống chung với nhau, không bao giờ lo sợ về đau khổ hay chết chóc

b/ Đạo Mahomet (Hồi giáo), Ông tổ Mahomet, sau nhiều ngày đắm chìm trong một cơn thiền định, đã trở về run rẩy và tuyên bố: "Có thiên đàng, có Thượng đế Allah, thiên đàng đầy rượu ngon, sữa béo, gái đẹp (nhiều người đánh bom cảm tử bên Iraq…tin rằng sau khi chết sẽ được cả trăm gái đẹp hầu hạ).

c/ Đạo Phật, quan niệm thiên đàng như nói trên, là cõi Niết bàn, nơi mọi sự ràng buộc thế gian đều bị cắt đứt, nơi con người đạt đến giải thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử, nơi không còn luân hồi, quả báo.

d/ Đạo Công giáo: Thiên đàng của Chúa Giêsu có Thiên Chúa Ba ngôi, có các thiên thần, các thánh, không còn những đau khổ…nhưng có mọi niềm an bình, hạnh phúc, yêu thương… luôn luôn đổi mới, vô tận về cường độ và thời gian.

3. Thiên đàng theo Kinh thánh Công giáo:

Đối với đạo Công giáo, Thiên đàng như là trạng thái tích cực, nghĩa là nơi hạnh phúc vượt trên mọi vật chất, vô cùng về cường độ và muôn đời về thời gian.

Đề tài này nên được tìm hiểu về 3 phương diện:

1- Có Thiên đàng thật không?

2- Thiên đàng như thế nào?

3- Những ai được vào Thiên đàng ?

31/ Có Thiên đàng thật không?

(Con người ta tự nhiên không ai biết Thiên đàng thượng giới, hay những chuyện đời sau, nên ta phải nhờ vào ai biết chuyện đó chỉ bảo cho. Người Công giáo được Chúa Giêsu chỉ bảo khi Người giảng đạo, và Người dùng một số môn đệ viết lại trong Kinh thánh với sự linh ứng của Chúa Thánh Thần, mà Người là Thiên Chúa thông minh vô cùng và chân thật vô cùng, không lừa dối ai, nên người ta yên tâm tin tưởng.

Thiên đàng (Nước Trời) của người Công giáo được Chúa Giêsu trong 3 năm truyền đạo, đã nhắc đi nhắc lại dưới nhiều hình thức như sau:

Trước hết, ta đọc Tin mừng theo thánh Matthêu, để thấy Nước Trời được tả qua nhiều cách khác nhau:

1. Ông Gioan Tẩy giả loan báo Nước Trời:

"Hồi ấy, ông Gioan Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giuđê rằng:

"Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần."(Mt 3,1-2).

2. Chúa Giêsu bắt đầu loan báo Nước Trời tại Galilê:

"Từ lúc đó, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng:

"Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần"(Mt 4,17).

3.Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện cùng Cha trên Nước Trời:

"Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng,… (Mt 6,9- 13).

4. Chúa khen ông Gioan Tẩy giả và Nước Trời:

"Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông (Mt 11, 11-12).

5. Nước Satan và Nước Thiên Chúa:

"Nếu tôi dựa thế Bêendêbun mà trừ quỷ, thì đệ tử các ông dựa thế ai mà trừ? Bởi vậy, chính họ sẽ xét xử các ông.Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông (Mt 12,22-28).

6. Các dụ ngôn Nước Trời:

"Người trả lời các môn đệ khi họ hỏi về ý nghĩa dụ ngôn:

"Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không.

Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường.

Chúa Giêsu trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác: "Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.

Chúa Giêsu còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói: "Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình.

Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: "Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột, cho đến khi tất cả bột dậy men".

Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người,

Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.

Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.

Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy (Mt 13,1-52).

7. Chúa sẽ trao cho ông Phêrô chìa khóa Nước Trời:

Sau khi ông Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Messia, Chúa nói với ông: "Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha Thầy ở trên trời.

Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi " (Mt 16,13-20).

8. Bị la vì ngăn cản vào Nước Trời:

"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người khoá cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người cũng không để họ vào (Mt 23,13).

9. Vương quyền Chúa Giêsu trong Nước Trời :

Trước tòa Philatô, Chúa Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Dothái.

Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này" (Ga 18,33-37).

- Chúa Kitô từ trời xuống, nên khi mừng lễ sinh nhật Người, người ta gọi là mừng lễ Giáng sinh (sinh xuống trần), và do đó, các Thiên thần hát: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm"( Lc 2,14).

10. Nước Trời được ông Phaolô loan báo ở Rôma :

"Ông Phaolô tuyên bố với kiều bào Dothái ở Rôma. Họ hẹn ngày với ông, và hôm đó đến gặp ông tại nhà trọ đông hơn. Ông trình bày cho họ và long trọng làm chứng về Nước Thiên Chúa; từ sáng đến chiều, ông dựa vào Luật Môsê và các ngôn sứ mà nói về Đức Giêsu, để cố thuyết phục họ.

Nghe ông nói, người thì được thuyết phục, người thì không chịu tin.

"Vậy xin anh em biết cho rằng, ơn cứu độ này của Thiên Chúa đã được gửi đến cho các dân ngoại; họ thì họ sẽ nghe."Ông nói thế rồi thì người Dothái đi ra, tranh luận với nhau rất sôi nổi.

28,30 Suốt hai năm tròn, ông Phaolô ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông.

28,31 Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giêsu Kitô, một cách rất mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào. (Cv 28,23-31)

32/ Thiên đàng (Nước Trời) như thế nào?

(Người Công giáo tin rằng, mỗi người chỉ sống ở trần gian có một đời. Khi chết, xác nằm trong mồ, hồn thiêng về Thiên đàng hoạc vào Hỏa ngục, chờ đến ngày tận thế, hồn xác mới nhập lại để cùng hưởng phúc Thiên đàng hay chịu khổ Hỏa ngục mãi mãi, vì đôi bên đã cộng tác với nhau làm lành hay làm dữ.

Xác con người ở đời sau đã hóa thần thiêng, nên không cần ăn uống để sống, không cần vợ chồng để sinh sản, không cần tiền để chi tiêu, không cần danh vọng để tranh dành, vì thế Thiên đàng của người Công giáo không hướng về vật chất, ăn uống, cưới vợ, lấy chồng, sinh con cái, không còn tích trữ của cải, tìm cầu danh vọng như ở trần gian nữa.

Trên Thiên đàng, các phúc nhân sống trong trạng thái của thần thiêng, có thú vui, hạnh phúc của thần thiêng cao hơn thú vui thể xác vừa mau qua và gây phiền toái! Sống mãi mãi trong một Nước Trời công bằng, bác ái, bình an, hòa thuận, đẹp đẽ, thanh sạch, vui vẻ, yêu thương……………………….).

1. Nước Trời vui vẻ, tưng bừng như hình ảnh dự Tiệc:

"Tôi nói cho các ông hay: Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Ixaác và Giacóp trong Nước Trời.Nhưng con cái Nước Trời (ý nói những người Israel không tin Chúa Kitô )thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng"(Mt 8,11-12).

2. Có chỗ danh dự hơn kém trong Nước Trời, tùy theo công phúc đã lập, nhưng không ai buồn, vì ai cũng đầy no:

"Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến gặp Chúa Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.

Người hỏi bà: "Bà muốn gì?" Bà thưa: "Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy". (Mt 20,20-28).

3. Dụ ngôn Bữa tiệc trong Nước Trời, ý nói nhiều khi người ta mải mê sự đời mà bỏ bê việc linh hồn mình:

"Chúa Giêsu lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng:

Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình.

Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến...

Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách. (Mt 22,1-14).

4. Khi ăn lễ Vượt qua với 12 tông đồ, Chúa Giêsu mong uống rượu mới với các ông trong Nước Trời:

"Cũng đang bữa ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh,dâng lời chúc tụng,rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy".

Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội.

Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy (Mt 26,26-29)".

5. Ở đây, Nước Trời rõ nét là "không vật chất", nhưng là nước "công chính và bình an, vui sướng"

"Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần" (Rm 14,17-19).

6. Thánh Gioan đã tả vẻ huy hoàng của Thiên đàng qua lối văn ẩn nghĩa về "Thành thánh Giêrusalem mới bằng ngôn ngữ loài người, cho người ta hiểu phần nào"

"Thành Thánh, là Giêrusalem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê.

Thành có tường rộng và cao, với mười hai cửa do mười hai thiên thần canh giữ, và trên các cửa có ghi tên mười hai chi tộc con cái Ítraen.

...

Tường xây bằng ngọc thạch, thành thì bằng vàng y, giống như thuỷ tinh trong sáng.

Trong thành, tôi không thấy có Đền Thờ, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và Con Chiên là Đền Thờ của thành.

Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa toả rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi.

Các dân ngoại sẽ tiến bước theo ánh sáng của thành, và vua chúa trần gian đem kho tàng vinh quang tới đó.

Ngày nọ qua ngày kia, cửa thành không bao giờ đóng, vì ở đấy sẽ chẳng có đêm.

Thiên hạ sẽ đem tới đó kho tàng vinh quang và sự giàu sang của các dân ngoại.

Tất cả những gì ô uế cũng như bất cứ ai làm điều ghê tởm và ăn gian nói dối, đều không được vào thành, mà chỉ có những người có tên ghi trong Sổ trường sinh của Con Chiên mới được vào.

Ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên sẽ đặt trong thành, và các tôi tớ Người sẽ thờ phượng Người.

Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ.

Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần ánh sáng của đèn, cũng chẳng cần ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.

Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống và qua cửa mà vào Thành! (Kh 21; 9- 22,21).

7. Thánh Phaolô tả về Thiên đàng :

Ông Phaolô một hôm trên đường đi thành Damas, ông có giấy ủy quyền bắt những người theo đạo mới của "Ông Giêsu", ông Phaolô tả lại rằng, ông bị ánh sáng chói lòa, bị hất xuống khỏi ngựa, bị lòa mắt. Trong thời gian này, hay ít lâu sau, ông được đưa lên tầng trời thứ 3, nghĩa là Thiên đàng . Nhưng ông không có lời để diễn tả, hay không được phép diễn tả, ông chỉ viết ngắn gọn:

"Chúng tôi giảng dạy lẽ khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa đã được giữ bí mật, lẽ khôn ngoan mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời, cho chúng ta được vinh hiển.

Không một ai trong các thủ lãnh thế gian này đã được biết lẽ khôn ngoan ấy, vì nếu biết, họ đã chẳng đóng đinh Đức Chúa hiển vinh vào thập giá.

Nhưng, như đã chép, Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người. (1Cr 2,7-9)

33/ Ai được vào Thiên đàng ?

(Nhờ Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội cứu rỗi muôn dân, mở lòng Thương xót, muôn vàn người được ơn cứu rỗi, được vào Nước Trời hưởng hạnh phúc muôn đời bên Chúa Đức Mẹ và các thiên thần, các thánh, họ hàng bà con, bạn bè trong niềm vui chất ngất ngợp tràn…

1. Trước hết là những người nghe biết và tin, theo Chúa Kitô, lãnh nhận Bí tích Rửa tội trong Chúa Thánh Thần :

"Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Dothái.

Ông đến gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông nói với Người: "Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy."

Chúa Giêsu trả lời: "Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh lại bởi ơn trên."

Ông Nicôđêmô thưa: "Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao?"

Chúa Giêsu đáp: "Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái gì bởi xác thịt mà sinh ra, thì là xác thịt;

còn cái gì bởi Thần Khí mà sinh ra, thì là thần khí.

Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh lại bởi ơn trên.

Không ai đã lên trời, trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.

Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.

Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.

Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian,

không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ (Ga 3,1-21).

2. Những người có tâm hồn hiền lành khiêm tốn khó nghèo…giống như trẻ nhỏ:

"Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Chúa Giêsu, để Người đặt tay trên chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng. Nhưng Chúa Giêsu nói: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng"(Mt 19,13-15).

3. Những người nghèo khó, khiêm hạ, đau khổ, bị bách hại ở đời này vì Chúa :

Hiến chương Nước Trời, hay 8 mối phúc thật:

5,1 Thấy đám đông, Chúa Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên.

5,2 Người mở lời (miệng) dạy họ rằng:

5,3 "Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ

5,4 Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được ủi an.

5,5 Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được đất làm gia nghiệp.

5,6 Phúc cho ai đói khát sự công chính, vì họ sẽ được thoả lòng.

5,7 Phúc cho ai xót thương, vì họ sẽ được xót thương.

5,8 Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

5,9 Phúc cho ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

5,10 Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.

5,11 Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.

5,12 hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng anh em ở trên trời thật lớn lao (Mt 5,1-12).

4. Người nghèo được Chúa chọn để tin yêu Chúa, thừa hưởng Nước Trời:

"Anh em thân mến của tôi, anh em hãy nghe đây, nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao?"(thư Giacôbê 2,5-9).

5. Những người tình nguyện sống khiết tịnh vì Nước Trời, họ là những tu sĩ nam nữ, những linh mục Công giáo:

"Quả vậy, có những người là hoạn nhân vì từ lòng mẹ sinh ra đã như thế; có những người là hoạn nhân vì bị người ta hoạn; và có những người là hoạn nhân do họ tự ý sống như thế vì Nước Trời (Mt 19,12).

6. Nói chung, những người từ bỏ mọi sự trần gian mà đi tu theo Chúa :

"Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng thưa Người: "Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?"

Chúa Giêsu đáp: "Thầy bảo thật anh em: anh em là những người đã theo Thầy, thì đến thời tái sinh, khi Con Người ngự toà vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai toà mà xét xử mười hai chi tộc Israel.

Bất cứ ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp trăm và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp (Mt 19,27-29).

7. Những người tội lỗi, biết ăn năn sám hối trở về cùng Chúa:

"Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?" Họ trả lời: "Người thứ nhất". Chúa Giêsu nói với họ: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những người đĩ điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông, vì họ đã tin vào lời giảng của Gioan mà sám hối. (Mt 21,31-32).

8. Người trộm lành vui chịu hình phạt đóng đinh, biết ăn năn sám hối và xin được vào Nước Trời:

"Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người, "Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!"

Nhưng tên kia mắng nó, "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì xấu đâu!

Rồi anh ta thưa với Chúa, "Thưa Ông Giêsu, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!"Và Chúa nói với anh ta, "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với tôi (Lc 23,39-43).

9. Những người có đạo và biết tỉnh thức, sống đạo (5 thiếu nữ khôn):

"Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của mình ra đón chú rể.

Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn.Các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo.

Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo.

Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.

Nửa đêm, có tiếng la lên: "Kìa chú rể, ra đón đi!"Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. Các cô dại nói với các cô khôn rằng: "Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!"

Các cô khôn đáp: "Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn".

Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại.

Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: "Thưa Ngài, xin mở cửa cho chúng tôi!"

Nhưng Người đáp: "Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô!"

25:13 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào (Mt 25,1-12).

10. Những người biết gắng sức làm lành:

"Trước và cho đến thời ông Gioan, thì có Luật và các ngôn sứ; nhưng từ thời ông ấy trở đi, thì Tin Mừng Nước Thiên Chúa được loan báo, và ai dùng sức mạnh thì vào được Nước Trời (Lc 16,16).

11. Những người biết làm việc từ thiện bác ái, tích trữ của cải trên trời:

"Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy đi được (Mt 6, 20).

12. Những người sống công chính theo luật Chúa và Giáo hội :

"Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá.

Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài.

Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính (Mt 13,47-49).

13. Những người làm phúc bố thí giúp đỡ kẻ nghèo khổ vì Chúa:

"Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê.

Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái.

Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng, "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.

Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm".

Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng, "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu?"

Để đáp lại, Đức Vua sẽ bảo họ rằng, "Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy".

Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng, "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom".

Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng, "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?"

Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng, "Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy".

Thế là họ sẽ ra đi, bọn này để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính, để hưởng sự sống muôn đời (Mt 25,31-46).

14. Những người biết dùng khả năng Chúa ban (làm lợi những nén bạc):

"Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!"(Mt 25, 21).

15. Những người biết làm sinh hoa lợi (dụ ngôn tá điền giết người):

"Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi (Mt 21,43).

16. Những người được mướn vào làm vườn nho:

"Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. (Mt 20,1-2).

((* Tin mừng theo thánh Marcô: (một số đoạn trùng với thánh Matthêu, không trích lại đây)

1. Chúa Giêsu loan báo Nước Trời (Mc 1,14-15)

2. Các dụ ngôn về Nước Trời (4,1-34)

3. Nước Trời là của các trẻ em (10,13-16):

4. Những người giầu và Nước Trời (10,17-31):

5. Dân đón Chúa vào thành Giêrusalem, chúc tụng Chúa Nước Trời đang đến (11,1-10)

6. Một kinh sư không còn xa Nước Trời (12,28-34)

7. Bữa ăn của Chúa trong khi chờ bữa ăn trong Nước Trời (14,22-25).

* Tin mừng theo thánh Luca: (một số đoạn trùng với thánh Matthêu, không trích lại đây)

1. Ông Gioan Tẩy giả và Nước Trời (7,18-35)

2. Mầu nhiệm Nước Trời được mạc khải cho các môn đệ) 8.9-10)

3. Phải sẵn sàng phục vụ Nước Trời (9,57-62)

4. Nhóm 72 đi loan báo Nước Trời (10,9-11)

6. Nước Satan và Nước Trời (11,14-21)

7. Nước Trời được ban cho đoàn chiên nhỏ bé (12,31-32)

8. Hai dụ ngôn Nước Trời (13,18-21)

9. Ai sẽ được dự tiệc Nước Trời (13,23-30)

10. Những người được mời dự tiệc Nước Trời (14,15-25):

12. Khi nào Nước Trời đến (17,20-37)

13. Người giầu và Nước Trời (18,18-30)

14. Dụ ngôn 10 yến bạc, điều xảy ra khi Nước Trời đến (19,11-27):

15. Bữa ăn của Chúa trong khi chờ tiệc Nước Trời (22,7-38))

17. Những ai đón rước Mình và Máu thánh Chúa cách xứng đáng:

"Khi ấy Chúa Giêsu nói cùng người Dothái :

Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.

Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.

Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống."

Người Dothái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói, "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?"

Chúa Giêsu nói với họ, "Thật, tôi bảo thật các ông, nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình.

Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời,

và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn,

và máu tôi thật là của uống.

Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.

Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào,

thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy.

Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn,

và họ đã chết.

Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời." (Ga 6,51-58)

(Đức giáo hoàng Piô thứ 10 đã xác minh điều này, khi ngỏ lời với nhóm Hiệp hội Thánh Thể, Đức Thánh Cha Piô 10 nói cách giản dị:

"Có nhiều con đường lên Thiên đàng:

- Đường Ngây thơ vô tội, nhưng đường này dành cho các trẻ nhỏ,

- Đường Ăn chay đánh tội, nhưng người ta thường khiếp sợ con đường này,

- Đường đau khổ thử thách, nhưng khi thử thách đến, người ta cầu xin để tránh thoát,

- Vậy chỉ còn con đường chắc chắn nhất, dễ dàng nhất, vắn tắt nhất, đó là đường qua Bí Tích Thánh Thể. Ruớc lễ chính là đường ngắn nhất, chắc chắn nhất để vào Thiên đàng".

Nhưng thánh Phaolô lưu ý người rước Mình Máu Chúa như sau:

"Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.

Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này.

Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.

Vì lẽ đó, trong anh em, có nhiều người ốm đau suy nhược, và cũng có lắm người đã chết" (1 Cr 11,27-30).

Theo điều kiện Giáo hội Công giáo dạy, muốn rước Mình Máu Chúa, phải giữ 3 điều sau: 1- Sạch tội trọng, 2- Có ý ngay lành, và 3- Giữ chay trước một giờ, không ăn uống thức ăn đặc, trừ bệnh nhân), ngoài ra cần có lòng tin cậy, kính mến, tâm tình khiêm tốn "con chẳng đáng", tốt nhất là cậy nhờ Đức Mẹ giúp dọn mình và cám ơn Chúa).

18. Những người kiên tâm chịu đựng đau khổ ở đời vì Chúa:

"Anh hãy nhớ đến Đức Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết, Đấng xuất thân từ dòng dõi Đavít, như tôi vẫn nói trong Tin Mừng tôi loan báo.

Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích!

Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời.

Đây là lời đáng tin cậy, Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người.

Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người (2 Tm 2,8-13).

19. Chúa Giêsu biến ta thành vương quốc của Chúa:

"Ngài cũng làm cho họ thành một vương quốc, thành những tư tế,

để phụng thờ Thiên Chúa chúng ta, và họ sẽ làm chủ mặt đất này (Kh 5,10).

20. Chúa Giêsu kêu gọi những người được chọn vào dự tiệc cưới của Con Chiên Giêsu, khi Người lên ngôi hiển trị Nước Trời:

"Tôi lại nghe như có tiếng hô của đoàn người đông đảo, nghe như tiếng nước lũ, như tiếng sấm vang dữ dội, "Halêluia! Đức Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng đã lên ngôi hiển trị.

Nào ta hãy vui mừng hoan hỷ dâng Chúa lời tôn vinh, vì nay đã tới ngày cử hành hôn lễ Con Chiên,

và Hiền Thê của Người đã trang điểm sẵn sàng, nàng đã được mặc áo vải gai sáng chói và tinh tuyền."

Vải gai đây chỉ những việc lành của các thánh.

Thiên thần bảo tôi, "Hãy viết, Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới của Con Chiên!" Người lại bảo tôi, "Đó là những lời chân thật của chính Thiên Chúa (Kh 19,6-9).

Qua những chứng cớ trong Kinh thánh kể trên, ta tin nhận có Thiên đàng , Thiên đàng hạnh phúc, dành cho những kẻ biết mạnh sức mà cố gắng vào…con số này, theo sách Khải huyền, sẽ thật đông:

"Không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế.

Họ lớn tiếng tung hô, "Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta."

Tất cả các thiên thần đều đứng chung quanh ngai, chung quanh các Kỳ Mục và bốn Con Vật. Họ đều sấp mặt xuống, phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô rằng, "Amen! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang,

sự khôn ngoan và lời tạ ơn,

danh dự, uy quyền và sức mạnh,

đến muôn thuở muôn đời! Amen!"

Những người tốt phúc này ,những người mặc áo trắng kia là ai vậy? Họ từ đâu đến?"

- Thưa:"Họ là những người đã từ đau khổ, thử thách lớn lao mà đến. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên (qua Bí tích Giải tội).

Vì thế, họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong Đền Thờ của Người; Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú ẩn.

Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa.

Vì Con Chiên đang ngự ở giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ (Kh 7, 9-17).

Nhưng cũng có những người khó vào hay không được vào Nước Trời:

1. Những người giầu có thường cậy dựa vào tiền của rồi sinh kiêu ngạo, ích kỉ…không còn màng tới phần rỗi mình:

"Có một người đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?"

Chúa Giêsu đáp: "Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi".

Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.

Bấy giờ Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người: "Thầy bảo thật, người giàu có khó vào Nước Trời.

Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa". Nghe nói vậy, các môn đệ vô cùng sửng sốt và nói: "Thế thì ai có thể được cứu?"

Chúa Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: "Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được"(Mt 19,16-30).

2. Những người thờ ơ, cứng lòng…không muốn tin vào Chúa Kitô, không làm điều Người dạy :

"Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, chính Người cũng đã làm chứng cho tôi. Các ông đã không bao giờ nghe tiếng Người, cũng chẳng bao giờ thấy tôn nhan Người. Các ông không giữ lời Người ở lại trong lòng, bởi vì chính các ông không tin vào Đấng Người đã sai đến. Các ông không muốn đến cùng tôi để được sự sống(đời đời (Ga 5,16-40).

3. Những người khinh dể quyền phép Thiên Chúa, mất lòng trông cậy vào lòng Thương xót Chúa, những người không ăn năn sám hối tội mình:

"Vì thế, tôi nói cho các ông hay, mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha.

Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau" (Mt 12,31-32).

4. Những kẻ cậy nhờ quyền lực quỉ ma, làm phù phép, dối trá, giết người vô tội, khoái chuyện dâm tà…:

"Những quân chó má, làm phù phép, gian dâm, sát nhân, thờ ngẫu tượng, cùng với mọi kẻ thích điều gian dối và ăn gian nói dối, hãy xéo ra ngoài (Kh 22,15).

Kết luận:

Qua những chứng cớ nêu trên, người ta phải thấy rằng: dù con người tội lỗi ngập tràn, việc "lên Thiên đàng không khó", vì Thiên Chúa là Đấng "giầu lòng Thương xót vô cùng", chậm bất bình và hết sức khoan nhân, Người biết loài người chỉ là cát bụi, là lầm lẫn…nên Người chỉ muốn con người ăn năn sám hối trở về với Người để được "nhận biết sự thật và được ơn cứu rỗi" (1 Tm 2,4), dù cuộc sống con người chỉ còn giây phút, cũng cứ trông cậy ăn năn…xin Đức Mẹ cứu giúp, dù chỉ một lời, một tâm tình trong lòng.

Người ta mất phần rỗi, sa Hỏa ngục là vì người ta mất lòng trông cậy vào lòng Thương xót Chúa , người ta không muốn ăn năn, hoạc cố chấp không ăn năn tội lỗi mình đã phạm đến Trời Cao. Khi bước qua đời sau, trong cõi "vô cùng" không còn dịp để ăn năn nữa, chỉ còn những đau đớn cực hình, những tiếc xót khổ sở, và hận thù ngút ngàn…!!!

5. Thiên đàng theo thần học thánh Tôma Aquinô tiến sĩ:

a/- Là một nơi (Thiên đàng, Hỏa ngục , Luyện ngục đều có nơi, hay là một tình trạng, không phải là hồn đi vớ vẩn, lang thang như phái Platon chủ trương). Thiên đàng là một tình trạng miễn khỏi sự dữ và thống khổ, chiếm đoạt mọi sự lành.

b/- Hạnh phúc chính yếu trên Thiên đàng là Thiên Chúa. Các phúc nhân được trực tiếp nhìn thấy "phần nào" bản tính Thiên Chúa "Chúa thế nào thì thấy như vậy" (1 Ga 3,2).

Sau khi loài người sống lại, hồn xác kết hợp với nhau, Chúa sẽ phú cho phúc nhân "ánh sáng vinh quang" để có thể nhìn ngắm Chúa, chứ không thể nhìn Đấng vô hình bằng mắt xác thịt loài người.

Thiên đàng có nhiều "chỗ" như thánh Gioan đã viết (Ga 14,2), mỗi chỗ khác nhau tùy theo đức Mến của mỗi phúc nhân với Chúa khi còn sống ở đời. Chính đức Mến này xác định hạnh phúc Thiên đàng, và thêm bớt "ánh sáng vinh quang" để phúc nhân nhìn ngắm Chúa.

c/- Hạnh phúc tùy tòng (chiếm được những sự thiện thực dụng, làm toàn vẹn trạng thái hạnh phúc của phúc nhân. Hạnh phúc sẽ đem đến cho các phúc nhân niềm vui không thể tả hết, như Chúa Giêsu đã nói về hạt giống rơi xuống đất kết quả 30, 60, 100, thì việc lành của các phúc nhân cũng đem lại niềm vui khác nhau như vậy.

- Khi vào Thiên đàng, phúc nhân đem theo công nghiệp đã lập ở trần gian, nhưng chúng chỉ đáng thưởng không phải từ công phúc ấy, mà chính nhờ công nghiệp Chúa Kitô và ơn Người ban mà thôi.

d- Hạnh phúc đặc biệt của phúc nhân, gọi là hào quang (triều thiên vàng chói sáng) đó là dành cho 3 cấp: Tử đạo, Đồng trinh, Tiến sĩ.

- Các phúc nhân trên Thiên đàng được biết những đau khổ của các kẻ bị đọa phạt, nhưng điều biết này chỉ làm các đấng ngợi khen Chúa đã thương mình nhiều hơn, chứ không thương xót đọa nhân được nữa, vì chúng đã tự chọn bị phạt. Đàng khác trên Thiên đàng không còn đau khổ.

(Nếu trên Thiên đàng, các phúc nhân biết được những đau khổ của các kẻ bị đọa phạt, thì điều không hồ nghi là: các Ngài cũng biết về hoàn cảnh (sướng, khổ) của những người thân như vợ chồng, con cái, cha mẹ…mà cầu bầu, giúp đỡ...trước Nhan Chúa).

6. Thiên đàng theo mạc khải:

61/ Theo sách Đại Thông điệp của Chúa Giêsu:

"Nước Cha không thuộc về thế gian này. Nếu nước Cha thuộc về thế gian này, Cha sẽ lệnh cho mọi người mọi vật suy phục Cha, và chúng sẽ suy phục Cha. Nhưng nước Cha cùng những ai thuộc về Cha không phải là thế gian.

Trong nước Cha có chỗ cho mọi người. Cha muốn rằng Cha ở đâu thì những ai yêu Cha và Cha cũng ở đó.

Trong nước Cha mặt trời không bao giờ lặn. Chỉ có mùa Xuân vĩnh cửu tươi mát và sự an nghỉ hoàn toàn trong Chúa.

Trong nước Cha không có đồng hồ để dò thời gian. Ai mà đo được chiều dài, chiều cao và sự bất tận của hạnh phúc muôn đời.

Một chút đau khổ chẳng là quá ngắn nếu sánh với những niềm vui muôn đời đó sao".

(Đại Thông Điệp ngày 20-1-1968)

62/ Theo sách Thủ bản Luyện ngục:

"Đó là những ngày lễ luôn luôn đổi mới kế tiếp nhau không ngừng, một thứ hạnh phúc mới lạ mà người ta chưa có, người ta cũng chưa bao giờ cảm thấy, đó là nguồn suối hoan lạc luôn tràn trề nơi các người được chọn. Trời chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa rất đáng mến, Thiên Chúa dịu ngọt, tắt một lời là sự no đầy Thiên Chúa, nhưng không bao giờ chán. Linh hồn ở dưới đất càng yêu mến Chúa, càng đạt tới đỉnh trọn lành, thì trên trời họ càng yêu mến và hiểu người như thế. Chúa Giêsu là nguồn hoan lạc chân thật ở dưới đất và là nguồn hoan lạc vĩnh cửu trên trời. (Thủ bản luyện ngục tr. 80)

63/ Theo Nhật ký thánh nữ Faustina, tông đồ Lòng Thương xót Chúa:

Ngày 27 tháng 11 năm 1936. Hôm nay, trong thần trí, tôi được ở trên thiên đàng và nhìn thấy những điều mỹ diệu cũng như hạnh phúc tuyệt vời đang chờ đợi chúng ta sau khi qua đời. Tôi nhìn thấy mọi thụ tạo không ngớt lời ca ngợi tôn vinh Thiên Chúa. Tôi thấy hạnh phúc ở nơi Thiên Chúa thật tuyệt vời, vươn đến tất cả mọi thụ tạo, làm cho họ được hạnh phúc; và rồi tất cả vinh quang và lời ca ngợi phát xuất từ niềm hạnh phúc này lại quay về với nguồn mạch; và các thụ tạo được vào những tầng tiềm mật của Thiên Chúa, chiêm ngắm đời sống nội tại của Thiên Chúa, Thiên Chúa Cha, Thiên Chúa Con, và Thiên Chúa Thánh Thần, Đấng mà họ sẽ không bao giờ hiểu biết hết hoặc dò thấu được.

Nguồn mạch hạnh phúc này không thay đổi trong yếu tính, nhưng luôn luôn mới mẻ, tuôn trào hạnh phúc cho mọi thụ tạo. Giờ đây, tôi đã hiểu được câu nói của thánh Phaolô Tông Đồ: “Mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, và lòng chưa từng nghiệm được những gì Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những kẻ yêu mến Người.”

778 Và Thiên Chúa đã cho tôi hiểu rằng chỉ có một điều có giá trị vô cùng trước mắt Người, đó là tình yêu Thiên Chúa; tình yêu, tình yêu, và chỉ là tình yêu mà thôi; không gì có thể sánh bằng một hành vi yêu mến (188) tinh ròng. Ôi, Thiên Chúa ban cho linh hồn chân thành yêu mến Người những hồng ân tuyệt vời dường nào! Ôi, hạnh phúc thay cho linh hồn nào ngay ở trần gian này đã được hoan hưởng những hồng ân đặc biệt của Chúa! Ấy là những linh hồn khiêm tốn và bé nhỏ.

780 Lạy Thiên Chúa của con, con thương hại những người không tin vào đời sống vĩnh cửu; con phải cầu xin thế nào để một tia sáng Lòng Thương Xót Chúa cũng bao phủ họ, và Thiên Chúa sẽ ấp ủ họ trong cung lòng Cha của Người. (Nhật ký số 777).

64/ Theo sách của Linh mục Đắc lộ (Alexander Rhode):

(Linh mục Đắc lộ đã ghi lại về một người Việt nam thoáng thấy Thiên đàng:

"Trong thành Phú Yên (tỉnh Phú Yên ngày nay, nơi quê Á Thánh Anrê Phú Yên), có một thày lang nổi tiếng, ông cũng là người nổi tiếng là một giáo dân tốt lành, tên ông là Emmanuel (tên rửa tội). Ông chăm sóc thân xác và linh hồn giáo dân cũng như lương dân, và ông thường khuyên họ theo đạo thật thờ Chúa Trời đất.

Khi tôi đến được ít lâu thì ông mắc bệnh hiểm nghèo làm cho giáo dân lo lắng sợ tắt mất một bó đuốc soi sáng cho cả giáo đoàn. Ngày đêm họ ở cạnh ông và khóc lóc như khóc người chết.

Một hôm, khi giáo dân vây quanh giường ông, ông kiệt sức quá làm cho người ta tưởng ông đã tắt thở. Sau mấy giờ, ông lại hồi tỉnh, và mọi người rất bỡ ngỡ. Khi tỉnh lại ông nói, đó là cơn ngất trí. Chúa đã cho ông thấy thiên đàng, nơi có nhiều sự tuyệt vời ông không thể nào diễn tả được. Ở đó có mấy giáo dân ông quen biết khi còn sống đã làm gương sáng nhân đức, nhưng ông không kể tên riêng ai.

Đây không phải là giấc mơ, vì khi chỗi dậy, ông khỏe mạnh như chưa bao giờ đau yếu, mặc dù trước đây ông bị bệnh khó lòng sống nổi.

Từ đó ông chán ghét những sự đời này. Ông luôn nghĩ tới những vẻ đẹp ông đã thấy trên trời. Khi sống với họ hàng thân thuộc, ông không nói gì ngoài những niềm hy vọng cao cả, mắt luôn hướng lên trời và tâm hồn như muốn ngả về lâu đài tuyệt diệu ông đã được thấy. Ông chẳng còn thiết gì ăn uống ngủ nghỉ, và có chăng nữa thì chỉ là bất đặc dĩ. Ông nóng lòng được sớm về thiên quốc. Do đó, người ông héo hon dần, và qua đời sau mấy tháng trong một niềm vui sướng lạ lùng, đến nỗi lúc ông sắp chết, người ta thấy nơi khuôn mặt ông và toàn thân ông tỏ ra một niềm vui thanh thoát như chưa bao giờ thấy nơi ông".

Và cha Đắc Lộ thêm: "Thật ra những người biết cõi trời quí giá đến thế nào thì không còn thèm tất cả những gì đẹp đẽ nhất ở cõi đời này".

(Hành Trình và Truyền Giáo, bản dịch của Hồng Nhuệ, trang 104-105)

7. Đức Mẹ Maria sau 70 năm sống nơi trần thế

được về hưởng phúc Thiên đàng đời đời

Một chứng cớ có thế giá và rất thích thú về việc Đức Mẹ Maria được về Thiên đàng trong huy hoàng lộng lẫy như sau:

"Linh hồn rất thánh của Mẹ Maria đã hưởng phúc thiên đàng được ba ngày, Thiên Chúa tỏ cho thần thánh biết quyết định hằng hữu của Người là phục sinh cho Xác thể đáng kính của Mẹ. Tới lúc đó, Chúa Giêsu từ trời, đem theo Linh hồn Mẹ chí ái Người xuống mồ thánh của Mẹ giữa vô số đoàn các thiên thần, các vị tổ phụ và các tiên tri. Đến mồ Mẹ, Chúa phán với đoàn tháp tùng rằng: "Mẹ của Cha đã được đầu thai Vô Nhiễm, để Cha mặc lấy Nhân Tính Cha từ nơi bản thể vô nhiễm của Mẹ. Thể xác Cha là Thể xác Mẹ. Hơn nữa, Mẹ còn đồng công vào hết mọi công trình việc Cứu Chuộc của Cha. Cho nên Cha phải phục sinh cho Mẹ Cha, như Cha đã sống lại, và phải phục sinh cho Mẹ vào cùng lúc Cha đã sống lại, vì Cha muốn Mẹ nên tương tự Cha trong mọi sự". Toàn thể các thánh đều ca tụng Chúa vì sự quyết định ấy, nhất là Adong Evà, Thánh Cả Giuse và hai thánh song thân của Mẹ.

Tức thì Linh hồn hiển vinh của Mẹ vào lại Thân xác đồng trinh của Mẹ, trả lại sự sống cho Thân xác ấy, mà không hề động chạm gì đến tảng đá che mồ, hay đảo lộn những nếp áo và khăn phủ mặt. Không thể nào tả lại được vẻ mĩ lệ và ánh sáng chói ngời trang sức cho Mẹ lúc ấy. Ta chỉ cần nói rằng Chúa Giêsu muốn trả lại cho Mẹ tất cả những gì Người đã tiếp nhận từ Mẹ lúc Nhập Thể đã đủ. Hôm đó là ngày Chúa nhật, 15 tháng 8, liền ngay sau nửa đêm. Xác thánh Mẹ Maria ở trong mồ ba mươi giờ y như Xác thánh Chúa Giêsu.

Lúc đó diễn ra từ phần mộ của Mẹ về thiên đàng một cuộc cung nghinh trang trọng không thể tả hết giữa thanh âm của một điệu nhạc say lòng. Các vị thánh và các thiên thần vào thiên đàng vị nào theo địa vị nấy. Sau cùng là Chúa Giêsu Kitô với Mẹ Rất Thánh Người ở bên hữu. Toàn thể thần thánh đều quay về phía Mẹ để nhìn ngắm và chúc tụng Mẹ trong một nguồn hoan lạc mới lạ, những khúc thánh ca mới và những lời ở trong chương ba sách Diễm Ca. Khi Mẹ tới bệ ngai Chúa Ba Ngôi, Chúa đã tiếp đón Mẹ với một tiếp đón thỏa tình nhất. Chúa Cha phán với Mẹ: "Con rất yêu dấu của Cha, con hãy lên cao hơn trên tất cả mọi thụ tạo". - Và Chúa Con thêm: "Mẹ ạ, xin Mẹ nhận từ tay Con phần thưởng Mẹ đáng được". - Đến lượt Thánh Linh nói: "Bạn dấu yêu, hãy vào hưởng nguồn vui vĩnh cửu xứng với tình trạng trinh trong của Bạn".

Mẹ Maria chìm ngập trong đại dương vô cùng của Thần Tính Thiên Chúa. Khi Mẹ đã được tôn lên ngai thần linh, Chúa tuyên dương cho cả triều đình thiên đàng đang tràn ngập tán thưởng, biết những đặc ân đã thông ban cho Mẹ qua sự Mẹ thông phần vào Uy Linh của Người. Chúa Cha phán: "Maria là Nữ tì của Chúng Ta, từng làm nên những niềm vui đầu tiên của Chúng Ta, và đã không bao giờ bỏ mất tước hiệu ấy. Người có toàn quyền trên cả Vương Quốc Chúng Ta. Người được nhìn nhận và tôn phong là Chủ Mẫu chính thức vừa là Nữ Vương độc nhất". - Chúa Con phán: "Hết mọi thụ tạo Cha đã sáng tạo và cứu chuộc đều thuộc quyền Mẹ chân thực của Cha: Mẹ là Nữ Vương chính thức cai trị tất cả những gì Cha là Vua cai trị". - Sau cùng Chúa Thánh Linh phán: "Hỡi Bạn, với danh nghĩa là Hiền Thê của Ta, danh nghĩa mà Bạn đã tận trung ứng đáp, Bạn được lĩnh vương miện Nữ Vương cho đến muôn đời".

Ba Ngôi Thiên Chúa đặt trên đầu Mẹ một vương miện vinh quang cực kỳ lộng lẫy, rạng chiếu luồng sáng tuyệt kỳ, sẽ không bao giờ có nữa. Cùng lúc ấy, từ ngai Chúa phán ra lời này: "Hỡi Người Chí Ái của Chúng Ta, Vương Quốc của Chúng Ta là Vương Quốc của Người. Người là Chủ Mẫu, là Nữ Vương hết mọi thụ tạo. Từng được ân sủng nâng cao lên trên mọi loài, nhưng Người đã tự nhận mình hèn kém, hạ mình xuống dưới hết mọi loài. Giờ đây, Người hãy lên chiếm địa vị tuyệt cao xứng với Người. Từ ngai cao cả này, Người hãy thống trị toàn thể thụ tạo: hỏa ngục, trần gian và thiên đàng. Ma quỉ, loài người và thiên thần đều phải tùng phục Người. Chúng Ta trao ủy cho Người quyền bính thần linh của Chúng Ta. Người sẽ nâng đỡ, ủi an, bảo trợ và làm Mẹ của hết mọi người công chính cũng như làm Mẹ của cả Giáo hội chiến đấu. Để thi hành sứ mệnh đó, một lần nữa Chúng Ta tôn nhiệm Người làm Đấng Bảo Quản, Đấng Phân Phát mọi kho tàng của Chúng Ta. Những gì thuộc quyền Chúng Ta cũng thuộc quyền Người, như Người đã luôn luôn là của Chúng Ta".

Để thể hiện những đặc ân trao ban cho Đức Nữ Vương vũ trụ, Thiên Chúa ra lệnh cho toàn thể thần thánh trên trời phải tùng phục Mẹ, nhìn nhận Mẹ là Chủ Mẫu mình. Toàn thể thần thánh đều tôn phục Mẹ: những vị được ở thiên đàng cả hồn xác đều sấp mình trước mặt Mẹ và đều suy phục Mẹ bằng những việc tôn kính bề ngoài. Đấy chính là phần thưởng cho đức khiêm nhượng Mẹ đã tỏ ra để tôn kính các thánh khi Mẹ còn tại thế. Việc tôn phong Mẹ là Nữ Vương thiên đàng này đã trào đổ một nguồn vui phụ trội cho toàn thể thần thánh. Những vị được hoan hỉ thêm nhiều hơn cả là Thánh Cả Giuse, thánh Gioakim, thánh nữ Anna, rồi những thánh thân nhân và các thiên thần hầu cận Mẹ.

Khi nhìn ngắm Thân xác hiển vinh của Mẹ, các thánh nhận thấy nơi ngực Mẹ có một hình cầu nhỏ mĩ lệ ngời sáng đặc biệt, đã và sẽ vẫn còn gây cho các Người một tâm tình thán thưởng và hân hoan khôn tả. Đó là một bằng chứng, một ân thưởng việc Mẹ vẫn giữ mãi trong Trái Tim Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể dưới hình Nhiệm Tích, sau khi Mẹ đã rước chịu rất xứng đáng, không chút bất toàn nào. Về những ân thưởng khác tương quan với công nghiệp Mẹ lập, không thể nào tả được. Mỗi người được tuyển chọn sau này sẽ thấy, tùy mức độ xứng đáng của họ.

Trong lúc ở trên thiên đàng, xảy ra những sự kiện vinh quang đó, ở trần gian, nơi phần mộ của Mẹ, vào ngày thứ ba, thánh Phêrô và thánh Gioan nhận thấy rằng tiếng ca nhạc thần trời đã ngưng bặt. Nhờ ánh sáng Thánh Linh soi, các Người kết luận rằng Mẹ Maria đã phục sinh và lên trời cả hồn xác. Với tư cách Nguyên Thủ của Giáo hội, thánh Phêrô quyết định là phải tin chắc việc lạ lùng này. Để mọi người đã chứng kiến cái chết và dự tang lễ Mẹ, cũng xác nhận là Mẹ đã sống lại, nhằm mục đích đó, Người họp các Tông đồ, các môn đệ và các tín hữu lại quanh mồ Mẹ. Người trình bày với các vị ấy những lý do Người phải xác chứng rõ với Giáo hội là phép lạ ấy có thật, một phép lạ phải được mọi thế kỷ tôn kính, làm hiển vinh Chúa Giêsu và Mẹ Người hơn. Tất cả mọi người đều chấp nhận ý kiến của thánh Phêrô, và, theo lệnh Người, tảng đá che cửa mồ được cất bỏ. Mọi người chỉ còn thấy trong mồ có chiếc áo vẫn còn ở nguyên trạng thái như khi Mẹ mặc và tấm khăn phủ mặt. Thánh Phêrô nâng khăn áo đó lên rồi quì xuống tỏ lòng tôn kính; mọi người cũng lạy phục tôn kính như Người. Vừa thâm tín rằng Mẹ Maria đã được phục sinh và lên trời, vừa thấm sâu một niềm hoan hỉ còn pha lẫn ít nhiều nuối tiếc, các Người hát lên nhiều thánh vịnh và thánh ca tán tụng Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

Các Người cứ nán lại phần mộ của Mẹ mãi, không sao ra về được, nên một thiên thần phải từ trời hiện xuống nói với các Người: "Sao chư vị còn ở mãi đây? Nữ Vương của chư vị và của chúng tôi ngày nay đã ngự trên trời cả hồn xác rồi. Mẹ sẽ vĩnh viễn thống trị cùng với Chúa Giêsu trên nước trời. Mẹ sai tôi đến xác quyết với chư vị chân lý đó, khuyên chư vị dắt dìu Giáo hội, tuyên giảng Phúc âm, qui hồi các dân tộc. Mẹ ra lệnh là chư vị ai nấy phải tiếp tục nhiệm vụ mình sớm hết sức. Mẹ hiển ngự trong vinh quang, nhưng Mẹ không quên phù trợ chư vị đâu". Những lời đó đã khích lệ các Tông đồ rất nhiều. Và trong các cuộc hành trình truyền đạo, các Người luôn luôn nghiệm thấy mình được Mẹ bảo trợ, nhất là trong giờ tử đạo, vì lúc đó Mẹ hiện ra với từng vị một và dâng linh hồn các Người lên Thiên Chúa.

Bà Đáng Kính Maria Agrêđa, khi chấm dứt bộ sách vĩ đại của bà, có viết rằng:

"Có nhiều tác giả thuật lại nhiều sự kiện khác nữa về cuộc ly trần và phục sinh của Mẹ Maria. Nhưng vì Chúa không tỏ cho tôi thấy những sự kiện ấy, nên tôi không viết ở đây, mặt khác, trong khi viết toàn bộ truyện thần linh này, tôi không phải tìm tòi chọn lựa một tài liệu nào. Tôi chỉ có thể nói ra những gì Chúa đã dạy tôi và truyền cho tôi phải viết thôi".

-----------------------------

Phần Ba: Kết luận

-----------------------------

Lời Mẹ nhắn nhủ:

Hỡi con, nếu ở thiên đàng, Mẹ còn có thể phải đau khổ, Mẹ đau đớn nhường nào khi thấy biết bao linh hồn phải hư mất! Trong khi cuộc đời qua đi quá mau chóng như vậy, mà con cái Giáo hội cứ tự vướng mắc vào dò bẫy ma quỉ, mê theo cuộc sống kiêu sa, ve vuốt dục vọng xác thịt, tự lên án phạt mình đời đời, mặc dầu được Chúa ban cho mọi thứ ân sủng. Có lẽ họ ngờ rằng được chết một cách tự nhiên, dứt bỏ được cuộc đời như loài thú là sung sướng rồi. Nhưng không đâu, còn hỏa ngục nữa, hỏa ngục đời đời sẽ ngốn nuốt họ. Tự lao mình vào đó thật ngu dại tội lỗi chừng nào!

Hỡi phàm nhân lầm lạc, các con cứ nghĩ đi đâu? Các con làm gì thế? Các con có biết thế nào là nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền, là thông phần đời đời vào sự sống và vinh quang của Người không? Các con tìm gì để thay vào hạnh phúc vô cùng ấy được? Các con sẽ không thể tìm được một hạnh phúc nào khác đâu. Ai đã làm tâm trí các con mờ đục và mê loạn như thế? Các con cũng phải suy nghĩ cho kỹ rằng lao nhọc ngắn, mà hạnh phúc hay tai họa vĩnh cửu sẽ vô cùng.

Đời sống của Mẹ liên tục chất đầy những đau khổ và khổ đau. Nhưng khi Mẹ đến lĩnh phần thưởng, Mẹ thấy những đau khổ ấy chẳng thấm vào đâu, Mẹ quên chúng đi ngay như là chẳng bao giờ đã phải chịu đau khổ. Cho nên con hãy coi nhẹ mọi thử thách con gặp, sao cho chẳng có gì con lấy làm cam go, mặc dầu phải băng qua lửa thiêu gươm chém: thiên đàng đẹp đẽ lắm, con ơi! Nếu các thánh có thể trở lại trần gian để lập công thêm được một cấp độ hạnh phúc mới nữa, hẳn các Người sẽ hân hoan chịu hết cả mọi cực hình có thể tưởng tượng ra cho đến ngày phán xét chung.

Thế mà ở trần gian người ta lại nói rằng: "Thôi, rỗi linh hồn là được: vinh quang nhiều hay ít hơn một chút có hệ gì". Giọng điệu đó chỉ có thể giải thích là do điên dại quá mức, là quá thiếu tình yêu mến Thiên Chúa. Tâm địa ấy chứa cả nguy hiểm hư mất đấy.

Nếu người ta chạy lại xin Mẹ cầu bầu cho, có thể không có tình trạng đó, vì Thiên Chúa đã tôn nhận Mẹ làm Mẹ, làm Đấng Bảo Trợ, và làm Trạng Sư cho cả loài người. Lòng lành của Mẹ vượt quá trên ác tâm của họ, ngăn cản được phép công của Chúa, mở được cửa tình thương của Người và đem được người ta vào thông hưởng tình thân ái với Người.

Tốt đẹp như vậy, cao quí như vậy, nên Chúa Giêsu đã khổ công chuộc tội cho loài người, vì Ngài biết rõ số phận những kẻ phải mất Thiên đàng sa hỏa ngục, chịu cực hình đời đời là thế nào, nên Ngài phán quyết:

"Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào được ích gì? lấy gì đổi lại cho cân? (Mt 16, 26)

Lm. Đoàn Quang, CMC.

Carthage, 1 Tết Bính Tuất (29/1/2006)



+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
"Hãy sám hối", "Hãy cầu nguyện cho các kẻ có tội được trở lại", Đức Mẹ Lộ Đức
Mỗi ngày hãy đọc ít nhất: 1 Kinh Lạy Cha + 3 Kinh Kính Mừng + 1 Kinh Sáng Danh.
Nguyện xin Chúa ban cho chúng con được vững lòng tin Chúa hơn.
Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng