Mùa Chay?

Mùa Chay?

Để hiểu ý nghĩa Mùa Chay, chúng ta cần hiểu Bí tích Rửa tội. Sửa dọn rửa tội và canh tân lời hứa rửa tội là tâm điểm của Mùa Chay. Từ Công đồng Vatican, Giáo Hội đã nhấn mạnh lại tính chất rửa tội trong mùa Chay. Giáo Hội thách đố chúng ta canh tân hiểu biết Mùa Chay quan trọng này và hội nhập những thực hành cá nhân trong hướng canh tân này. Sở dĩ ý nghĩa Bí tích rửa tội quan trọng trong mùa Chay vì: Mùa Chay là mùa gồm 40 ngày phát hiện từ thế kỷ thứ 4 gồm 3 nguồn sau: Thói ăn chay hai ngày trước lễ Phục Sinh được kéo dài thêm thành 40 ngày.

Các tân tòng sửa soạn rửa tội cách khẩn thiết hơn để rửa tội trong lễ Phục sinh. Ngoài ra là đoàn hối nhân noi theo các tân tòng tìm hoán cải lần hai nếu phạm tội gì sau khi rửa tội để có thể canh tân lời hứa rửa tội vào lễ Phục Sinh. -- Đa số người Công giáo ý nghĩ đầu tiên về Mùa Chay là "bỏ" một cái gì. Trẻ em thường bỏ kẹo nên để bù lại quà Lễ Phục Sinh là có kẹo. Một số em dành kẹo suốt mùa chay để sau Phục sinh ăn bù! Có một ông bố xin các con vượt hơn thói bỏ kẹo để bỏ thói xấu nào đó. Đến Chúa nhật thứ bốn Mùa chay, ông hỏi các con đã giữ lời hứa Mùa Chay thế nào? Một cậu bé hứa sẽ không đánh lại anh chị em trong Mùa Chay. Em đã trả lời bố, "Con hứa là con giữ! Nhưng mà con không đợi được đến Lễ Phục Sinh!" Câu trả lời tỏ ra cậu ta chỉ hiểu một phần của 'từ bỏ' trong Mùa Chay!

Mùa Chay là chuyện hoán cải, xoay cuộc đời về với Chúa Kitô và lối sống của Ngài. Điều đó luôn có sự từ bỏ tội lỗi trong vài hình thức. Mục đích không chỉ tránh tội trong thời gian mùa Chay diệt trừ tội lỗi khỏi ta mãi mãi. Hoán cải là bỏ đường lối cũ để theo đời sống mới trong Chúa Kitô. Trong nghi thức đón nhận tân tòng, các Chúa Nhật mùa Chay có nghi thức tuyển chọn. Cộng đoàn mời Tân Tòng nhìn lại cuộc đời và tự khảo hạch trước nhan Chúa để Chúa soi sáng. Có cái nguy hiểm là ai đó tưởng chỉ có tân tòng là tội nhân cần hoán cải. Tất cả chúng ta được gọi mời tiếp tục cuộc hoán cải suốt đời. Vì thế, chúng ta cùng với tân tòng khảo hạch mình và xin ơn Chúa giúp thắng vượt quyền lực tội lỗi còn nơi chúng ta. Dù không có nghi thức này trong nhà thờ, mỗi người cần xem xét để có thể kể ra những sự dữ còn tiếp tục ngăn cản chúng ta sống Phúc Âm trọn vẹn hơn. Cái chúng ta cần bỏ hơn cả là tội lỗi.

Mùa Chay là thời gian tốt đẹp để cử hành phép Giải tội. Các giáo hữu tiên khởi gọi là phép rửa tội lần hai vì để chúng ta bắt đầu lại sống phép rửa tội trọn vẹn. Ba cột trụ truyền thống của Mùa Chay là cầu nguyện, chay tịnh và làm việc bác ái. Chúng ta cần nhìn nó trong liên hệ với phép rửa tội.

- Cầu Nguyện: Dành thêm giờ cầu nguyện trong mùa Chay hy vọng mang chúng ta đến gân Chúa hơn. Chúng ta hãy xin Chúa ơn sống lời hứa rửa tội cách trọn vẹn hơn. Chúng ta có thể cầu cho các tân tòng trong thời gian dọn mình này cũng như cầu cho mọi người xưng tội trong mùa này tìm thấy nghị lực và ơn Chúa sống đúng hơn với ơn phép rửa tội.

Chay Tịnh: Chay tịnh là việc thực hành cổ xưa liên kết với Mùa Chay. Giáo Hội ban đầu chay tịnh nghiệm ngặt hai ngày trước đêm Phục Sinh. Vatican II kêu gọi "chay thánh Mùa Phục Sinh phải được giữ cách nhiệm nhặt khắp nơi vào ngày Thứ Sáu Chúa chịu thườn khó và chịu chết, nếu tiện cũng phải kéo dài qua Thứ Bảy tuần thánh để tâm hồn người tín hữu được hưởng niềm vui Chúa sống lại một khi được nâng cao và thanh thoát." (Phụng Vụ 110).

Chay tịnh không chỉ để phát triển tự chế. Nó cũng giúp cầu nguyện như cái khổ của cơn đói nhắc chúng ta cái đói khát Chúa. Chay tịnh cần giúp thay đổi những gì không đẹp lòng Chúa như Isaia nói chay tịnh Ta ưa thích là mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm; chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, cho áo che thân những ai mình trần, không nghoảnh mặt làm ngơ những trước anh em cùng cốt nhục! (Isaia 58:5-7).

Chay tịnh cần liên kết với những ai nghèo đói, bị bất công. Như thế chay tịnh là sống lời hứa rửa tội vì chúng ta cần bày tỏ tình yêu Chúa Kitô cho thế giới nhất là những người nghèo. Chay tịnh giúp chúng ta ý thức khổ đau. Kiêng thịt là liên kết chúng ta với người nghèo vì nghèo ít khi có thịt trên bàn ăn. Kiêng thịt mời chúng ta ăn uống thanh đạm, đơn sơ. Kiêng thịt để ăn tôm to cá lớn là mất hẳn mục đích của kiêng thịt! Việc Bác Ái: Như dấu tỏ chúng ta quan tâm đến những người nghèo và bày tỏ lòng biết ơn với Chúa vì những gì Chúa ban cho. Việc bác ái và cổ võ công lý là những yếu tố tất yếu của lối sống Kitô hữu do phép rửa tội. Chúng ta hãy tự hỏi mình: = Thói quen Mùa Chay nào có nhiều ý nghĩa nhất với tôi? = Tôi coi Mùa Chay là mùa tích cực hay tiêu cực? Tại sao?



+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
"Hãy sám hối" "Hãy cầu nguyện cho các kẻ có tội được trở lại", Đức Mẹ Lộ Đức
Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng