Chữ JHS,Px trên bàn thờ đạo Công Giáo nghĩa là gì ?

Chữ JHS,Px trên bàn thờ đạo Công Giáo nghĩa là gì ?
- JHS: là chữ viết tắt của "Jesus Hominum Salvator" (tiếng Latinh). Dịch ra tiếng Anh là, "Jesus, the Saviour of men"… có nghĩa là Giêsu, Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại.

Tuy nhiên, trong Đại Tự Điển Công Giáo (Catholic Encyclopedia) cho biết khác hơn, rằng:
"Từ thế kỷ thứ 3, các tên gọi về Đấng Cứu Thế đôi khi được rút ngắn (theo cách riêng trong ngành điêu khắc Kitô giáo).
IH : viết tắt cho Jesus/Giêsu,
XP (chữ x thường được lồng vào bên trong chữ P): viết tắt cho Christus/Kitô.
Tuy nhiên, ngay từ đầu trong ngành điêu khắc Kitô giáo, danh thánh Giêsu Kitô đã được viết tắt bằng tiếng Hy lạp: IC và XC hoặc IHS và XPS viết tắt cho Iesous Christos, và được tiếp tục dùng mãi cho đến thời Trung Cổ.
Dần dần ý nghĩa này đã bị mất, và người ta đã cắt nghĩa sai IHS là "Jhesus". IHS trở nên phổ thông sau thế kỷ 12 khi thánh Bênađô nhấn mạnh đến lòng sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu, và chân phước John Colombini (- 1367) là vị sáng lập Jesuati thường đeo trước ngực.
Đến cuối thời Trung Cổ, IHS trở thành một biểu tượng, giống như biểu tượng chi-rho thời Constantinô.
Đôi khi phía trên chữ H có một thánh giá và phía dưới có 3 cây đinh, và được bao quanh bởi những tia sáng. IHS trở nên ảnh tượng được chấp nhận của Thánh Vincentê Ferrer (-1419) và thánh Bênađinô Siena (-1444). Thánh Ignatiô Lôyola đã nhận IHS trong dấu ấn của ngài, và trở nên biểu tượng của Dòng Tên (1541).

Đó là một vài chi tiết về lịch sử và ý nghĩa của IHS / JHS

Thêm
Đang khi làm lễ, linh mục rửa tay có ý nghĩa gì ?
Rửa tay là một việc tự nhiên với mục đích cần sự sạch sẽ. Lavabo trong tiếng La Tinh có nghĩa là tôi sẽ rửa. Từ này chỉ nghi thức rửa tay trong thánh lễ, sau phần chuẩn bị lễ vật, trước lời nguyện tiến lễ. Rửa tay cuối phần dâng lễ là một phần của phụng vụ Thánh Thể, tuy không được coi là quan trọng trong thánh lễ nhưng nghi thức này không thiếu ý nghĩa sâu sắc.

Rửa tay là một việc tượng trưng cho tâm hồn trong sạch mà chủ tế phải có, cũng như để bày tỏ lòng tôn kính đối với những chất liệu làm nên bí tích Thánh Thể sẽ được sử dụng trong thánh lễ. Nghi thức rửa tay đã có từ thế kỷ thứ IV. Thời đó, người ta đem đến cho vị chủ tế không những bánh và rượu để được truyền phép, mà cả những sản phẩm, những hiện vật cần dùng khác để các thầy phó tế phân phát cho người nghèo sau thánh lễ.

Ngay từ đầu, nghi thức rửa tay luôn có một ý nghĩa thiêng liêng, đó là dấu hiệu của việc thanh tẩy trong tâm hồn, vì nước là dấu chỉ của sự thanh tẩy. Thế nên, trong thánh lễ, đang khi rửa tay cuối phần dâng lễ vật, vị chủ tế đọc thầm lời của thánh vịnh 50, 4: "Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con đã phạm, xin Ngài thanh tẩy" với ý nghĩa đó.
Ngồn
Dòng Đồng Công
Web Nữ Vương Hòa Bình


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
"Hãy sám hối" "Hãy cầu nguyện cho các kẻ có tội được trở lại", Đức Mẹ Lộ Đức
Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng