Biên Niên Sử Của Israel

Biên Niên Sử Của Israel

Trong thời gian sắp tới, tkthnet sẽ đăng loạt bài "Thế Giới Ngày Mai", trình bày sự tương quan giữa các tin tức thời sự với những lời tiên tri về sự Chúa đến và điềm tận thế đã được báo trước trong Thánh Kinh. Chúng tôi mời các bạn đọc "Biên Niên Sử Của Israel" để có cái nhìn tổng quát về lịch sử của dân Do Thái trước khi đi vào loạt bài "Thế Giới Ngày Mai". Đất nước và dân tộc Israel hoàn toàn gắn bó với những lời tiên tri về tận thế. Nhìn vào lịch sử của Israel và những sự kiện đang diễn tiến tại vùng đất này, chúng ta có thể thấy những lời tiên tri của Thánh Kinh đã và đang được ứng nghiệm chính xác từng chi tiết!

Lịch sử của dân tộc Israel bắt đầu từ khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham rời bỏ quê hương của mình là Ur (Iraq hiện nay) để đi vào đồng vắng.

  • Áp-ra-ham sinh ra Y-sác khi đã trên 90 tuổi.
  • Y-sác sinh ra Gia-cốp.
  • Gia-cốp sinh ra Giô-sép. Giô-sép bị anh em mình bán qua Ai-cập (Egypt).

    Do Đức Chúa Trời cho biết trước nạn hạn hán 7 năm, Giô-sép được Pha-ra-ôn trọng dụng. Sau đó ông hoà giải lại với gia đình và đem họ qua Ai- cập sinh sống. Vua Pha-ra-ôn lúc này ưu đãi dân Do Thái do công lao của Giô-sép.

    Vua Pha-ra-ôn mới lên không biết công lao của Giô-sép. Vì thấy dân Do Thái sinh sôi nẩy nở rất đông, vua mới ra lệnh tiêu diệt dân này. Đức Chúa Trời dấy Môi-se lên để lãnh đạo dân Ngài vượt thoát Ai-cập đi vào đồng vắng, sau hơn 400 năm sống nô lệ tại Ai-cập. Sau 40 năm lang thang trong sa mạc, thế hệ của Môi-se chết hết trừ hai người: Giô-suê và Ca-lép.

    1- 1250 BC: Giô-suê kế thừa Môi-se dẫn dân Do Thái chinh phục đất Ca-na-an

    2- 1000 - 587 BC: Thời đại của các vua
    Hai vị vua nổi tiếng của Do thái là David (1010 - 970 BC), người xây Jerusalem là thủ đô của Do Thái và Solomon (970 -931 BC), người xây đền thánh thứ nhất.

    3- 721 BC: Israel (vương quốc phía Bắc) mất vào tay đế quốc Assari

    Sau khi Solomon qua đời nước Do thái bị phân chia thành hai: Israel phía bắc có thủ đô là Samari, và Judea phía nam có thủ đô là Jerusalem. Năm 721 BC, Israel (vương quốc phía Bắc) mất vào tay đế quốc Assari.


    Hình 1.- Đế quốc Assari


    Năm 626 BC, đế quốc Assari bị mất vào tay người Babylon

    4- 587 BC: Vua Babylon là Nebuchadnezzar xua quân chiếm thành Jerusalem, phá đền thánh và đày dân Do Thái qua Babylon. Năm này là năm bắt đầu của một thời đại lâu dài của Do Thái dưới sự cai trị của các thế lực ngoại bang.


    Hình 2.- Đế quốc Babylon


    5- 538-333 BC: Do Thái chịu sự đô hộ của đế quốc Persia
    Từ Babylon, dân lưu đày Do Thái trở về cố quốc xây đền thánh thứ hai (520-515 BC).


    Hình 3.- Đế quốc Persia


    6- 333-63 BC: Do Thái chịu sự đô hộ của đế quốc Hy lạp (Macedon)
    Vua Alexandre the Great xua quân chiếm Do Thái năm 333 BC. Vua để cho nước Do Thái tự trị, nhưng vào thời vua Antiochus IV, đền thánh bị vua làm ô uế (desecrated). Vì biến cố này, Maccabes (người Do Thái) khởi nghĩa (168 BC) thành công đem lại độc lập cho đất nước mình. Hiện bây giờ người Do Thái kỷ niệm cuộc khởi nghĩa này trong ngày lễ Hanukah.


    Hình 4.- Đế quốc Macedon trong triều đại Alexandre the Great


    7- 63 BC - 313 AD: Do Thái chịu sự cai trị của đế quốc La Mã
    Tướng Titus của La Mã xua quân chiếm Do Thái vào năm 70 AD, phá hủy đền thánh toàn diện, đúng theo lời tiên tri của Chúa Jesus. Sau đó, người Do Thái bị đi đày nhiều nơi. Năm 132 AD, Bar Kokhba làm cách mạng để lật đổ người La Mã, nhưng bị tử trận tại Bethar. Vì cuộc nổi loạn này nên người La Mã chia vụn cộng đồng Do Thái ra, đổi tên Jerusalem là Aelia Capitolina và Judae là Palaestina với mục đích đem nước Do Thái vào quên lãng. Sau cuộc lưu đày do người La-Mã, người Do Thái di dân khắp nơi tại Âu Châu và Bắc Phi.


    Hình 5.- Đế quốc Roma (La Mã)


    8- 313-636: Đất Do Thái bị đế quốc Byzantine chiếm hữu


    Hình 6.- Đế quốc Byzantine


    9- 636-1099: Đất Do Thái bị người Ả rập chiếm hữu
    Caliph Abd el-Malik xây đền thờ Hồi Giáo, Dome of the Rock (vẫn còn cho đến ngày hôm nay) trên mãnh đất của đền thánh cũ.

    10- 1099-1291: Đất Do Thái bị quân thập tự chiếm hữu
    Giáo Hoàng Urban II xua quân thập tự (crusaders) từ Âu Châu chiếm đất thánh. Quân thập tự tàn sát những người không phải là Công Giáo. Sau đó, dân số Do Thái tại Jerusalem gia tăng do người Do Thái tại Âu Châu hồi hương.

    11- 1291-1516: Do Thái bị người Mamluk chiếm hữu

    12- 1516-1918: Do Thái bị đế quốc Ottoman chiếm hữu.
    Trong triều đại Sultan Suleiman the Magnificent (1520-1566), các tường thành của Cố Đô Jerusalem được tái thiết. Dân số Do Thái tại Jerusalem từ từ gia tăng thêm nữa.


    Hình 7.- Đế quốc Ottoman


    13- 1917-1948: Do Thái bị đế quốc Anh chiếm hữu
    Trước khi Israel tuyên bố độc lập, đất Israel và nước Jordan bây giờ nằm trong thuộc địa Palestine của Anh. Người sống trong thuộc địa này gọi là người Palestine.

    Ngày 14, tháng 5, năm 1948, ngày mà người lính Anh cuối cùng rời bỏ Israel, cộng đồng người Do Thái tại Do Thái, dưới sự lãnh đạo của David Ben-Gurion tuyên ngôn độc lập. Quốc gia mới này được sự công nhận của Mỹ. Ba ngày sau đó Israel được sự công nhận của Liên Bang Xô Viết.

    14- Chiến tranh với người Ả rập:

    14.1- Chiến tranh độc lập
    (1948): Chiến tranh xẩy ra ngay sau khi Do Thái tuyên bố độc lập. Năm nước Ả Rập xua quân tấn công Do Thái là Egypt, Syria, Transjordan, Lebanon and Iraq. Quân đội Do Thái thắng cuộc chiến tranh này.

    14.2- Chiến tranh bán đảo Sinai (1956): Anh, Pháp và Israel liên hiệp chống lại Egypt về quyền sử dụng kinh đào Suez. Nga hăm dọa sẽ đứng vào phe Egypt. Vì sợ chiến tranh lan rộng, Mỹ ép Anh, Pháp và Israel rút lui. Sau vụ này, thủ tướng Anh quốc, Anthony Eden từ chức. Trong cuộc chiến tranh này, Egypt dành phần thắng về mặt ngoại giao.

    14.3- Chiến tranh 6 ngày (1967): Chiến tranh giữa Israel và Egypt, Jordan và Syria. Do Thái lấy Gaza từ tay Egypt, lấy Đông Jerusalem và Bờ Tây từ Jordan, và lấy Golan Heights từ Syria. Đây là lần đầu tiên sau năm 1948, Israel lấy lại phần đất của đền thánh cũ (nay có đền thờ Hồi Giáo, Dome of the Rock) để thống nhất Jesuralem. Jerusalem ngày nay là một thành phố thống nhất về chính trị, là thủ đô của Quốc Gia Israel. Về tôn giáo và văn hoá, đó là nơi gặp gỡ của ba tôn giáo lớn: Do Thái Giáo, Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo. Tuy nhiên, khu đất trên đó đền thánh Jerusalem được vua Solomon xây, bị vua Babylon phá hủy, được xây lại, rồi bị quân La Mã phá hủy, nay là đền Hồi Giáo, Dome of the Rock.

    14.4- Chiến tranh Yom Kippur (1973): Vào ngày 6 tháng 10, Egypt và Syria tấn công Israel một cách bất ngờ. Mặc dù chiến thắng trên chiến trường, Israel kể như thua cuộc về mặt quân sự và ngoại giao.

    15- Rút quân khỏi giãi Gaza (ngày 12, tháng 9, năm 2005):
    Do sức ép của các cường quốc trong đó có Mỹ, Do Thái rút quân khỏi Gaza mà họ chiếm trong trận chiến tranh sáu ngày.

    Lê Anh Huy
    Tổng Hợp



  • +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Website Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
    "Hãy sám hối", "Hãy cầu nguyện cho các kẻ có tội được trở lại", Đức Mẹ Lộ Đức
    Mỗi ngày hãy đọc ít nhất: 1 Kinh Lạy Cha + 3 Kinh Kính Mừng + 1 Kinh Sáng Danh.
    Nguyện xin Chúa ban cho chúng con được vững lòng tin Chúa hơn.
    Related Posts with Thumbnails

    Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

    Loading

    Danh sách bài đã đăng