Ý THỨC NIỀM TIN CÔNG GIÁO


Ý THỨC NIỀM TIN CÔNG GIÁO


Giáo lý liên quan đến đức tin, tức đến phần rỗi đời đời, đến sự sống trường sinh, nên giáo lý là môn học sống đạo chứ không phải môn học thường thức như môn vật lý hay toán đố, học biết thì có lợi song không học cũng chẳng chết. Các chân lý đức tin được tổng hợp và trình bày trong Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo không phải là một mớ kiến thức khoa học làm thỏa mãn óc tò mò và tính ham hiểu biết của con người, mà là chính cảm nghiệm thần linh sống động được truyền đạt (xem 1Gioan 1:1-3) qua giòng lịch sử như ‘một giòng sông chảy nước ban sự sống’ (Khải Huyền 22:1).

“Vì ‘các chân lý đức tin được tổng hợp và trình bày trong Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo không phải là một mớ kiến thức khoa học mà là chính cảm nghiệm thần linh sống động’ như thế, nên đức tin không phải chỉ là việc ‘nhận biết’ (Gioan 17:3) ‘Thiên Chúa là Thần Linh’ (Gioan 4:24) bằng trí khôn của con người, mà là bằng toàn thể bản thân con người. Ở chỗ, con người phải vận dụng tất cả ý muốn tự do của mình để có thể ‘chấp nhận’ (Gioan 1:12) ‘tất cả sự thật’ (Gioan 16:13) vô cùng thần linh siêu việt mà Thiên Chúa muốn mạc khải cho con người biết, về Ngài là ai đối với con người và Ngài muốn gì nơi con người, trong Chúa Giêsu Kitô, Con Ngài, Đấng ‘đã tỏ Cha ra’ (Gioan 1:18) cho riêng Giáo Hội của Người (xem Gioan 14:22, 15:5, 17:6, 8).

“Bởi vậy, việc dạy Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo là việc truyền đạt cái cảm nghiệm đức tin thần linh của mình, hơn là dạy học một mớ kiến thức đức tin suông (xem Tông Huấn Catechesis Tradendae, số 58), và việc học hỏi Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng vậy, không phải chỉ là việc học biết những gì cần thiết để được lãnh nhận bí tích, cho bằng việc làm cho ‘đức tin tuân phục’ (Rôma 1:5) của mình sống động hơn (cũng Tông Huấn trên, số 20, 33, 37), cũng là làm cho ‘ơn cứu độ gần hơn lúc chúng ta mới chấp nhận đức tin’ (Rôma 13:11), qua một cảm thức đức tin càng ngày càng sâu xa khi đến với Chúa nơi các Bí Tích Thánh, ‘cho đến lúc đạt tới tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu’ (Eâphêsô 4:15).

“Ngoài ra, Kitô hữu không phải chỉ là thành phần theo Chúa Kitô mà còn là làm chứng cho Người và truyền giáo nữa. Bởi thế, nếu không thực sự cảm nghiệm được Đức Tin Tông Truyền của mình, nhất là trong thời điểm khủng hoảng tâm linh và phá sản văn hóa hiện nay, Kitô hữu chẳng những sẽ không thể hoàn tất được sứ mệnh truyền giáo làm nên bản tính Kitô giáo của mình mà còn nguy hiểm đến đời sống đạo và phần rỗi của họ nữa (xem Tông Huấn Catechesis Tradendae, số 25)”.

(Lời mở đầu trên đây được trích trong cuốn Giáo Lý Chỉ Nam của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Cao-Bùi 1999, trang 221-222)

Về việc Ý Thức Niềm Tin Công Giáo, chúng ta có thể bàn đến năm vấn đề chính yếu và căn bản sau đây:

1. Làm sao biết được những gì Kitô hữu Công Giáo tin tưởng là chân thật không sai lầm?
2. Hạt giống Đức Tin nơi Kitô hữu Công Giáo được cấu tạo bởi những yếu tố chính yếu nào?
3. Mầm mống Đức Tin được tồn tại, nẩy nở và phát triển ra sao trong mảnh đất cuộc đời của người Kitô hữu Công Giáo?
4. Làm thế nào để minh chứng và bênh vực niềm tin Công Giáo đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, với lòng tôn sùng Mẹ Maria và với việc tuân phục tối thượng quyền của Giáo Hội?
5. Tại sao cuồng lưu văn hóa tử vong lại được phát xuất và lan truyền từ chính thế giới theo Kitô giáo (Aâu Châu và Bắc Mỹ): Văn hóa tử vong là gì, và người Kitô hữu Công Giáo phải làm sao để có thể chẳng những khỏi bị chìm đắm trong giòng cuồàng lưu này, mà còn góp phần ngăn chặn tình thế đang phá sản đức tin Kitô giáo hết sức khủng khiếp hiện nay?


1) Làm sao biết được những gì Kitô hữu Công Giáo tin tưởng là chân thật không sai lầm?

Nói đến đức tin là nói đến một cái gì siêu việt và thần linh, một thực tại con người hữu hình và hữu hạn tự mình không thể thấu triệt được bằng lý trí và đạt tới được bằng lòng muốn.

Thế nhưng, là loài “linh ư vạn vật”, bản chất con người vốn có một cái gì linh thiêng và không thể nào không tin tưởng, tức hướng về và tìm kiếm một thực tại siêu việt và thần linh. Thật vậy, con người có tâm linh, nghĩa là con người biết ý thức bản thân mình là loài bất toàn về những gì mình là và bất lực về những gì mình làm, nhất là bất lực về tất cả những bất hạnh xẩy ra cho mình trên đời, bởi thế, họ mong được cứu độ và thừa hưởng vĩnh phúc bởi một quyền linh tối cao toàn thiện và toàn năng nào đó.

Chính vì thế, ngay từ ban đầu, lịch sử loài người cho thấy, là loài sống tâm linh, lý trí tự nhiên của con người căn cứ vào định luật nhân quả đã tin tưởng có thần linh, như GLGHCG nhận định ở số 50 và các số 32 đến 35, song không biết đích thực thần linh như thế nào, nên đã tin tưởng đủ mọi thứ được gọi là thần linh, tức tôn thờ ngẫu tượng là những gì do trí óc của họ nghĩ ra, do họ tin tưởng và cho là thật theo ý nghĩ của họ. Như trường hợp dân Do Thái thờ bò vàng trong sa mạc, như được Sách Xuất Hành ghi nhận ở đoạn 32, từ câu 1 đến câu 6, hay trường hợp họ thờ thần Baal vào thời tiên tri Elia, như Sách Chư Vương quyển nhất thuật lại ở đoạn 18, từ câu 21 đến 40, hoặc trường hợp dân Hy Lạp ở thành Nhã Điển thời Thánh Phaolô, vị Tông Đồ Dân Ngoại đã thấy họ thờ đủ mọi thứ thần, trong đó có cả thần vô danh, như Sách Tông Vụ ghi nhận ở đoạn 17, câu 17 và hai câu 22, 23.

Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, những gì con người nghĩ ra hay tin tưởng, điển hình là văn hóa của họ, luôn thay đổi theo thời gian, bởi đó, lịch sử cũng đã cho thấy, càng văn minh, con người lại càng bớt mê tín dị đoan, nhất là kể từ khi “Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta”, như Thánh Ký Gioan viết trong Phúc Âm của Ngài ở đoạn 1 câu 14.

Thật vậy, Biến Cố Nhập Thể, hay biến cố “Thiên Chúa là Thần Linh”, như Lời Chúa Giêsu xác định về bản thể của Thiên Chúa trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 24 câu 4, “đã tự hủy ra như không để mặc lấy thân phận tôi đòi, sinh ra giống như con người”, một tác động Thánh Phaolô đã chiêm ngưỡng và tuyên xưng trong Thư gửi Giáo Đoàn Philiphê đoạn 2 câu 7, cũng là một tác động được Thánh Ký Gioan nhận định trong cùng Phúc Âm của Ngài ở đoạn 1 câu 5 như “ánh sáng chiếu trong tăm tối, và tăm tối không át được ánh sáng này”, bởi vì, “ánh sáng này” chính là, Thánh Gioan còn xác định ở đoạn 1 câu 9, “ánh sáng thật chiếu soi hết mọi người đã đến trong thế gian”.

Không phải hay sao, chính vì và kể từ khi “ánh sáng thật chiếu soi hết mọi người đã đến trong thế gian” mà, như lịch sử hiển nhiên cho thấy, không còn một thứ đạo chuyên biệt nào khác hay một niềm tin tưởng nào khác xuất hiện như trước đó, chẳng hạn như Aán Giáo và Phật Giáo ở Aán Độ, hay Khổng Giáo và Lão Giáo ở Trung Hoa. (Hồi Giáo ở Ba Tư xuất hiện vào thế kỷ thứ bảy sau Chúa Kitô Giáng Sinh không phải là một thứ đạo chuyên biệt như bốn đạo điển hình vừa kể, mà là một thứ đạo được biến chế từ Do Thái Giáo và Kitô Giáo, với những yếu tố độc thần, mạc khải và tiên tri giống hệt như hai đạo gốc này).

Nếu Chúa Kitô là Lời Nhập Thể, mà Chúa Kitô lại chính là mạc khải của Thiên Chúa, hay là tất cả những gì Thiên Chúa muốn tỏ cho con người biết về bản thân Ngài cũng như về ý định cứu độ của Ngài, như Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo xác tín ở số 65, 66, 75 và 102, thì đức tin của Kitô giáo được căn cứ chính yếu vào Mạc Khải Thần Linh.

Thế nhưng, là Kitô hữu hậu sinh, chúng ta làm sao biết được đâu là Mạc Khải Thần Linh, cũng như làm sao biết được Mạc Khải Thần Linh là chân thật không sai lầm, nếu không phải chúng ta căn cứ vào niềm tin của Giáo Hội, một tác nhân vừa đóng vai thừa sai trong việc loan báo Mạc Khải Thần Linh cho chúng ta khi còn là dân ngoại, vừa đóng vai thừa tác trong việc biến chúng ta thành chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô qua Bí Tích Rửa Tội khi chúng ta chấp nhận chân lý, và vừa đóng vai mục tử trong việc chăn dắt chúng ta theo Chúa Kitô bằng cách truyền đạt đức tin tông truyền cho chúng ta khi chúng ta học hỏi giáo lý. Ba tác động hay sứ vụ này của Giáo Hội đã được phác họa trong Phúc Âm Mathêu đoạn 28 câu 19: đó là tuyển mộ môn đồ, rửa tội cho họ và dạy họ tuân giữ những gì Thày ban truyền.

Như thế, Đức Tin Kitô Giáo chẳng những được căn cứ vào yếu tố Mạc Khải Thần Linh mà còn được căn cứ vào yếu tố Giáo Hội Tông Truyền nữa, một Giáo Hội, như Thánh Tông Đồ Phaolô xác quyết trong Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô đoạn 2 câu 20 “được xây trên nền tảng các tông đồ” là những chứng nhân tiên khởi của Đấng các vị đã chân nhận và tuyên xưng: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, như được ghi nhận trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 16 câu 16.

Tuy nhiên, tất cả những gì thành phần chứng nhân tiên khởi là các vị tông đồ chẳng những được trực tiếp và thực sự nhận thấy bằng giác quan của mình, như Tông Đồ Gioan viết ở Thư Thứ Nhất đoạn 1 câu 1, về Con Người Giêsu Nazarét, mà còn xác tín Chân Lý Thần Linh Người “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” này, đã được các vị truyền lại cho thành phần thừa kế của mình là Hàng Giám Mục thay cho Tông Đồ Đoàn, nhất là vai trò Giáo Hoàng lãnh đạo Hàng Giáo Phẩm thay cho Tông Đồ Phêrô lãnh đạo Tông Đồ Đoàn, như GLGHCG các số 77, 78, 79, 860, 861, 880, 881 đề cập đến.

Đúng thế, Giáo Hội Tông Truyền, được bắt nguồn từ Tông Đồ Đoàn và được hiện thân và sinh động bởi Hàng Giáo Phẩm dưới quyền lãnh đạo tối cao và phổ quát của Giáo Hoàng, như lời Chúa Kitô Phục Sinh trao truyền cho cá nhân tông đồ Phêrô trên bờ biển hồ Tibêria được Phúc Âm Thánh Gioan ghi lại ở đoạn 20 từ câu 15 đến 18, một Giáo Hội chất chứa toàn thể Kho Tàng Mạc Khải Thần Linh thực sự, một Mạc Khải Thần Linh được ghi nhận và diễn tả trong Thánh Kinh nói chung và Phúc Âm nói riêng, được dẫn giải và truyền đạt bởi Thánh Truyền, cũng như được tuân giữ và áp dụng bởi Huấn Quyền của Giáo Hội, như ý hướng của GLGHCG các số 85, 86, 862, 882.

Tóm lại, Đức Tin của chung Kitô Giáo, nhất là của riêng Giáo Hội Công Giáo, được bắt nguồn từ Mạc Khải Thần Linh và được sống động nơi Giáo Hội Tông Truyền, tức được chất chứa nơi Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền là những Nguồn Mạch Thần Linh tuyệt đối chân thật không sai lầm. Tuy nhiên, nơi Kitô Giáo, chỉ có một mình Giáo Hội Công Giáo Catholic mới công nhận Đức Tin được chất chứa nơi Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền, còn Các Giáo Hội Chính Thống Giáo Orthodox bên Đông Phương chấp nhận Thánh Kinh và Thánh Truyền (song không phục Quyền Giáo Hoàng Rôma), và Các Giáo Phái Thệ Phản Protestant bên Tây Phương chỉ chấp nhận Thánh Kinh (nên còn được gọi là Tin Lành).

Thánh Kinh là Lời Chúa được con người ghi chép lại theo ơn linh ứng của Thánh Linh, như GLGHCG số 81 xác tín. GLGHCG số 120 công nhận Thánh Kinh gồm hai phần Cựu Ước (45 hay 46 cuốn tùy theo cuốn Ai Ca có tách riêng hay không với Sách Tiên Tri Giêrêmia) và Tân Ước (27 cuốn, trong đó có 4 cuốn Phúc Âm). Theo ý hướng của GLGHCG số 129, Cựu Ước hướng về và dẫn đến Tân Ước; còn Tân Ước hoàn tất và làm sáng tỏ Cựu Ước; và theo GLGHCG số 125, Phúc Âm là trọng tâm của toàn bộ Thánh Kinh. GLG HCG số 115, 116 và 117 dạy: Thánh Kinh có 4 ý nghĩa, đó là nghĩa đen (như Thánh Thể), nghĩa ám chỉ (như dụ ngôn), nghĩa luân lý (như Tám Mối Phúc) và nghĩa thần bí (như Khải Huyền). Muốn hiểu trọn vẹn và chính xác ý nghĩa của Thánh Kinh, GLGHCG số 112 nêu lên ba khía cạnh: một là phải hiểu theo toàn bộ Thánh Kinh, hai là theo Truyền Thống của Giáo Hội, và ba là phải chú ý đến liên hệ mật thiết giữa các chân lý theo đức tin.

Thánh Truyền là Lời Chúa được trao phó cho các tông đồ và được các ngài truyền lại cho Giáo Hội, như Thánh Phaolô viết về Bí Tích Thánh Thể ở đoạn 11 câu 23 trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô, qua các vị thừa kế, như GLGHCH xác nhận ở số 81. Có những điều các tông đồ chẳng những truyền lại theo như những gì các vị thấy Chúa Kitô đã làm và hiểu theo ý định của Người nên đã làm đúng y như vậy, như việc không truyền chức tư tế cho phái nữ, mà còn cả những gì Chúa Kitô không làm nữa nhưng hữu dụng cho việc mục vụ của Giáo Hội, như việc các vị thiết lập hàng phó tế được Sách Tông Vụ ghi lại ở đoạn 6 từ câu 1 đến 7.

Huấn Quyền là quyền giáo huấn của Giáo Hội về tín lý và luân lý liên quan đến đức tin cứu rỗi. Huấn Quyền đây nói chung là quyền giáo huấn của Hàng Giáo Phẩm dưới quyền lãnh đạo tối cao của Giáo Hoàng, như giáo huấn của các Công Đồng Chung, và nói riêng là quyền giáo huấn của Giáo Hoàng khi Ngài dùng quyền bính tối cao của mình chính thức tuyên bố một tín điều buộc phải tin, như tín điều Mẹ Vô Nhiễm được ĐTC Piô IX tuyên bố ngày 8/12/1854 và tín điều Mẹ Mông Triệu được ĐTC Piô XII tuyên bố ngày 1/11/1950, hay một luân điều cần phải giữ, như Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/3/1995 long trọng tuyên bố ở số 57 đoạn 4 về vấn đề cấm không được phá thai và ở số 62 đoạn 3 về vấn đề cấm không được trợ an tử. GLGHCG các số 881, 882, 883, 884 và 891 đã đề cập đến và xác nhận về Huấn Quyền Tối Cao này của Công Đồng Chung cũng như của Giáo Hoàng. Huấn Quyền còn có thể ban bố những huấn lệnh tích cực, như thiết lập luật buộc linh mục phải sống độc thân, (bắt đầu từ Công Đồng địa phương ở Elvira năm 306), dù bề ngoài có vẻ không hợp với truyền thống, (như giám mục và phó tế có gia đình được nhắc đến trong Thư Thứ Nhất gửi Timôthêu ở đoạn 3 câu 2 và 12), nhưng về tinh thần lại rất hợp với Mạc Khải Thần Linh, (như lời Chúa dạy trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 19 câu 12, hay lời Thánh Phaolô khuyên trong Thư Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô đoạn 7 câu 32).


2) Hạt giống Đức Tin nơi Kitô hữu Công Giáo được cấu tạo bởi những yếu tố chính nào?


Nền tảng và cốt li của Đức Tin của chung Kitô Giáo và của riêng Giáo Hội Công Giáo được bắt nguồn từ Mạc Khải Thần Linh và được sống động nơi Giáo Hội Tông Truyền chính là việc nhận biết và lời tuyên xưng của Tông Đồ Phêrô về Thực Tại Thần Linh nơi Con Người Giêsu Nazarét: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, như được Phúc Âm Thánh Mathêu ghi nhận ở đoạn 16 câu 16.

Thật vậy, nếu Nhân Vật Giêsu Nazarét không thực sự “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, thì tất cả những gì Người nói và làm đều chỉ có một giá trị nhân bản và tương đối của một con người, như của bất cứ một vị giáo tổ thuần nhân nào khác trong lịch sử loài người, chứ không có một giá trị thần linh và tuyệt đối, một giá trị có quyền lực cứu độ và hoàn thiện hóa con người. Và nếu Nhân Vật Giêsu Nazarét thực sự “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, song con người lại không nhận biết Người hay không chịu chấp nhận Người, đúng như Người muốn tỏ mình ra cho họ thì con người cũng sẽ không thể nào đến cùng Thiên Chúa là cùng đích của mình, do đó cũng không thể nào được hiệp thông với Thực Tại Thần Linh là vĩnh phúc của con người, qua thân phận “được ban quyền làm con Thiên Chúa”, như Thánh Ký Gioan khẳng định ở Phúc Âm của mình ở đoạn 1 câu 12.

Bởi thế, yếu tố đầu tiên làm nên Đức Tin nơi Kitô hữu Công Giáo là việc nhận biết Chúa Giêsu Kitô và tuyên xưng niềm tin vào Người, như lời Thánh Phaolô khẳng định trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma đoạn 10 câu 9 và 10: “Nếu miệng lưỡi anh em tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và tin tưởng trong lòng rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ trong kẻ chết thì anh em sẽ được cứu độ. Tin tưởng trong lòng thì được công chính, còn tuyên xưng ngoài miệng thì được cứu độ”.

Thế nhưng, căn cứ vào đâu Thánh Phêrô, Trưởng Tông Đồ Đoàn, có thể nhận biết và tuyên xưng Con Người Giêsu Nazarét đó “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, nếu không phải, trước hết, như Chúa Kitô xác định với thánh nhân ngay sau lời ngài tuyên xưng, “được Cha Thày trên trời tỏ ra cho”. Vậy “Cha trên trời” đã tỏ cho riêng tông đồ Phêrô và chung các tông đồ như thế nào, nếu không phải nơi Đấng và qua Đấng được Phúc Âm Thánh Gioan diễn tả ở đoạn 1 câu 14 là: “Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, và chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đền từ Cha, đầy ân sủng và chân lý”.

Phần Lời Nhập Thể, để tỏ “vinh hiển” của mình ra cho chung nhân loại và cho riêng thành phần chứng nhân tiên khởi của Người là các tông đồ thấy mình thực sự “đầy ân sủng và chân lý”, Người đã tỏ “vinh hiển” của Người ra ở chỗ, như Người minh định với tổng trấn Philatô ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 18 câu 37, “Tôi đã đến thế gian là để làm chứng cho chân lý”. Và Chúa Giêsu Kitô “đã làm chứng cho chân lý” bằng cách nào, nếu không phải bằng cách, như Thánh Ký Luca tóm gọn ở ngay đoạn 1 câu 1 để mở đầu Sách Tông Vụ của mình: “Tất cả những gì Chúa Giêsu thực hiện và truyền dạy cho đến khi Người được đưa về trời”.

Vì chủ thể “làm chứng cho chân lý” này là chính “Con Thiên Chúa hằng sống”, bởi thế, “tất cả những gì Chúa Giêsu thực hiện và truyền dạy”, tự bản chất, như chính bản thân Người, sẽ không bao giờ qua đi, tức sẽ có một giá trị vô cùng và vĩnh viễn, một giá trị có thể áp dụng cho mọi thời và ở mọi nơi. Mà trong “tất cả những gì Chúa Giêsu thực hiện và truyền dạy” để có thể “làm chứng cho chân lý” Người thực sự “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” đây còn gì hùng hồn và sáng tỏ hơn việc Người Vượt Qua từ khổ nạn và tử giá đến phục sinh từ trong ci chết.

Bởi thế, yếu tố thứ hai làm nên Đức Tin nơi Kitô hữu Công Giáo còn là việc cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, như chính Người đã kêu gọi và truyền dạy các tông đồ khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể, được Phúc Âm Thánh Luca ghi nhận ở đoạn 22 câu 19: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày”, và như lời Thánh Phaolô nhắc nhở Kitô hữu Giáo Đoàn Côrintô trong Thư Thứ Nhất gửi họ ở đoạn 11 câu 26 về ý nghĩa đích thực của việc lãnh nhận Thánh Thể: “Mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén này là anh em công bố cuộc tử nạn của Chúa cho tới khi Người đến”.

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực hành đức tin cho thấy, không phải đã nhận biết và tuyên xưng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” qua Bí Tích Rửa Tội, cũng như sốt sắng chấp nhận và hiệp thông với Người trong Bí Tích Thánh Thể, mà Kitô hữu đã xứng đáng là môn đệ của Người và đã thực sự trở thành chứng nhân của Người. Trái lại, kinh nghiệm sống đạo cho thấy, Kitô hữu nhiều khi vẫn sống đạo như một phản kitô, sống ngược lại với tinh thần của Chúa Kitô, làm cho người ngoài Kitô giáo chẳng những không nhận ra Chúa Kitô còn chê trách Đạo của Người nữa. Tại sao lại xẩy ra tình trạng này, nếu không phải, như trường hợp cụ thể của tông đồ Phêrô được Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại ở đoạn 16 câu 23, về việc thánh nhân vừa tuyên xưng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” và mới được Thày khen liền bị Người quở trách thậm tệ: “Đồ Satan, hãy xéo đi khỏi mặt Ta... Ngươi chẳng phán đoán theo cung cách của Thiên Chúa song chỉ rặt theo kiểu loài người thôi”.

Vâng, tuyên xưng đức tin mà thôi chưa đủ. Kể cả cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô nữa cũng chưa trọn. Còn cần phải sống lời Chúa nữa mới được. Đó là lý do Chúa Kitô đã dạy các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 14 câu 23 và 24 là: “Ai yêu Thày sẽ giữ lời Thày... Ai không yêu Thày sẽ không giữ lời Thày”, và ở đoạn 15 câu 9 và 10: “Như Cha đã yêu Thày thế nào Thày cũng yêu các con như vậy. Hãy sống trong tình yêu của Thày. Các con sẽ sống trong tình yêu của Thày nếu các con giữ các lệnh truyền của Thày, như Thày đã giữ các lệnh truyền của Cha nên sống trong tình yêu của Ngài vậy”.

Như thế, yếu tố thứ ba làm nên Đức Tin nơi Kitô hữu Công Giáo còn là việc “nghe lời Chúa và giữ lấy”, như Chúa Giêsu nói về Mẹ mình trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 11 câu 28, Đấng “có phúc” chẳng những vì được diễm phúc “cưu mang và cho Người bú” mà nhất là còn bởi thực sự “đã tin vào những gì Thiên Chúa phán sẽ được thực hiện”, như bà Isave xưng tụng Mẹ ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 1 câu 45, cho đến khi “đứng bên thập giá Chúa Giêsu”, như Phúc Âm Thánh Gioan ghi nhận ở đoạn 19 câu 25.

Tuy nhiên, kinh nghiệm tu đức cũng hiển nhiên cho thấy, không phải tự nhiên Kitô hữu có thể “nghe lời Chúa và giữ lấy” được đâu. Vì tự bản chất của mình, lời Chúa là những gì siêu việt, vượt trên tầm thức thấp hèn của con người, đến nỗi nhiều khi trở thành “chói tai, không nghe lọt”, như đã xẩy ra cho một số môn đệ bỏ đi của Chúa Kitô trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 6 câu 60. Thêm vào đó, bản tính bị hư hoại bởi nguyên tội vốn có khuynh hướng “chuộng tối tăm hơn ánh sáng”, một khuynh hướng đã được Chúa Giêsu nhắc cho Nicôđêmô ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 3 câu 19. Bởi thế, không lạ gì, dù thật sự và hết lòng yêu mến Vị Thày vô cùng khả kính khả ái của mình, tông đồ Phêrô vẫn không hiểu Thày nói gì về số phận bất hạnh của Người để có thể vui lòng chấp nhận Người đúng như đức tin của mình nơi Người “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, chứ không phải một Đức Kitô theo ý nghĩ và ý muốn của Phêrô.

Đó là lý do Mẹ Maria, trong trường hợp “không hiểu gì” về những gì Thiếu Nhi Giêsu 12 tuổi Con mình đáp lời Mẹ khi Mẹ tìm được Người trong đền thờ Giêrusalem sau 3 ngày lạc mất, thì như Phúc Âm Thánh Luca ghi nhận ở đoạn 2 câu 51: “Mẹ Người suy giữ lấy tất cả những điều ấy trong ký ức”, cũng như lần Mẹ thấy các mục đồng đến kính viếng Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, Mẹ “đã ôm ấp tất cả những điều này mà suy niệm trong lòng”, như Phúc Âm Thánh Luca cho biết ở đoạn 2 câu 19.

Như thế, yếu tố thứ bốn làm nên Đức Tin nơi Kitô hữu Công Giáo là luôn gắn bó với Chúa, ở chỗ tỉnh táo chú ý đến những tác động Chúa làm nơi bản thân mình cũng như nơi lịch sử, với ý định tìm hiểu ý Chúa trong mọi sự để kịp thời đáp ứng và thực hiện ý định của Ngài với bất cứ giá nào, ở mọi nơi và trong mọi lúc, bằng không, dù hoạt động cho Chúa mấy đi nữa, cũng chưa chắc đã làm hài lòng Người, trái lại, còn làm phật lòng Người là đàng khác. Đó là lý do, trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 10 câu 41 và 42, Chúa Giêsu đã vừa thương trách vừa khuyên dạy Matta rằng: “Con lo lắng bối rối nhiều thứ chuyện quá đi; chỉ có một chuyện cần mà thôi. Maria đã chọn phần tốt hơn và không ai lấy mất được phần này của nó”, đó là “ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời của Người”, như ở câu 39 của cùng đoạn Phúc Âm Thánh Luca.

Nếu bốn yếu tố làm nên Đức Tin nơi Kitô hữu Công Giáo là tuyên xưng Chân Lý Chúa Kitô, cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, tuân giữ Lệnh Truyền Chúa Kitô và gắn bó Tình Yêu Chúa Kitô, chúng ta mới thấy được lý do tại sao nội dung và bố cục của Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, cả cuốn cũ (từ thời Công Đồng Triđentinô, xuất hiện cuối năm 1566) và mới (được ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày 11/10/1992, kỷ niệm 30 năm khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II ngày 11/10/1962), đều có bốn phần theo thứ tự chính yếu như sau: phần thứ nhất về Kinh Tin Kính, phần thứ hai về Bảy Bí Tích, phần thứ ba về Mười Điều Răn và phần thứ bốn về Kinh Chúa Dạy.

Kinh Tin Kính là tất cả những điều Giáo Hội Công Giáo tin tưởng và tuyên xưng đúng như Mạc Khải Thần Linh muốn tỏ cho loài người biết, được Thánh Kinh ghi nhận, Thánh Truyền ý thức (được lưu tồn qua Kinh Tin Kính của Các Tông Đồ) và Huấn Quyền tóm gọn thành công thức (như thể thức vẫn được sử dụng trong Phụng Vụ Thánh Lễ, một thể thức được Công Đồng Chung Nicêa năm 325 khởi phác và Công Đồng Chung Contantinopoli năm 381 hoàn trọn).

Bảy Bí Tích là Tác Động Thần Linh của Chúa Kitô tiếp tục “cho chiên được sự sống và được một sự sống viên mãn hơn”, như mục đích Người đến thế gian với tư cách là một “vị mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì chiên”, mục đích được Người xác định trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 10 câu 10 và 11: “cho chiên được sự sống” là nhân loại nói chung nơi Bí Tích Rửa Tội, “và được một sự sống viên mãn hơn” cho riêng thành phần chiên Kitô hữu của Người nơi Các Bí Tích còn lại, nhất là Bí Tích Thánh Thể nơi Hy Tế Vượt Qua, những Bí Tích “cho chiên được sự sống và được sự sống viên mãn hơn” này do Thừa Tác Viên Giáo Hội ban phát bởi Quyền Phép Thánh Linh.

Mười Điều Răn là bản tóm lược tất cả những liên hệ căn bản giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau, cho con người thấy những gì tối yếu cần phải được thực hiện để tỏ lòng kính mến Chúa là Thiên Chúa hết mình và yêu thương tha nhân đồng loại như mình, nhờ đó, họ mới thực sự sống xứng đáng với thân phận làm người cao quí của mình là loài được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Ngài, theo đúng ý định của Thiên Chúa được Sách Khởi Nguyên ghi nhận ở đoạn 2 câu 26, một thân phận đã được hoàn thiện nơi Đấng đã tuyên bố ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 20 câu 28: “Con Người đến để hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người”.

Kinh Chúa Dạy là tất cả mọi ước nguyện mà thành phần Kitô hữu, với thân phận làm con cái Thiên Chúa trong Chúa Kitô, cần phải bày tỏ và diễn đạt theo tác động của Thần Linh, để họ có thể hoàn toàn được hiệp nhất nên một với Cha trên trời của mình, một cuộc thần hiệp chẳng những là tuyệt đỉnh của đời sống Kitô hữu mà còn được thể hiện sống động trong việc họ cảm nghiệm Danh Cha (khi thâm tín những gì họ Tuyên Xưng Đức Tin), bằng việc họ hiện thực Nước Cha (khi cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin hay Phụng Vụ Thánh), cũng như bằng việc tuân giữ Ý Cha (khi bày tỏ Chứng Từ Đức Tin nơi đời sống Giới Răn Chúa và Tám Mối Phúc Đức).


3) Mầm mống Đức Tin được tồn tại, nẩy nở và phát triển ra sao trong mảnh đất cuộc đời của người Kitô hữu Công Giáo?

Nói đến một hạt giống là nói đến bốn điều: thứ nhất là nói đến vỏ và nhân, thứ hai là nói đến một mầm sống sẵn có tiềm ẩn nơi cơ cấu vỏ và nhân này, thứ ba là nói đến một tầm vóc được hình thành từ mầm sống mọc lên trở nên một thứ cây nào đó tùy theo loại mầm sống, và thứ bốn là nói đến một tiến trình nẩy sinh và phát triển từ một mầm sống cho đến khi đạt tới tầm vóc cây cối trọn vẹn của mình. Vậy nếu Đức Tin nơi Kitô hữu thực sự là một hạt giống thì vỏ và nhân của Hạt Giống Đức Tin là gì? Mầm sống của Hạt Giống Đức Tin ra sao? Tầm vóc trọn vẹn của Hạt Giống Đức Tin như thế nào? Và làm sao để Hạt Giống Đức Tin có thể nẩy nở và phát triển trọn vẹn tầm vóc của mình nơi Kitô hữu chúng ta?

Vỏ và nhân của Hạt Giống Đức Tin là gì?

Nếu cốt li hay tâm điểm của Đức Tin Kitô Giáo là niềm xác tín của Tông Đồ Phêrô: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, một lời tuyên xưng được Phúc Âm Thánh Mathêu ghi nhận ở đoạn 16 câu 16, thì Chân Lý hay Thực Tại “Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống” này chính là nhân trung của Hạt Giống Đức Tin Kitô Giáo vậy. Nếu thế thì vỏ chứa đựng hay ấp ủ nhân trung “Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống” này là gì, nếu không phải là lòng tin của con người, một lòng tin được thể hiện nơi việc con người nhận biết hay chấp nhận Nhân Vật Giêsu Nazarét “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Như thế, nói đến Đức Tin chẳng những nói đến tác động chấp nhận của con người, mà còn nói đến những gì con người chấp nhận, đó là Mạc Khải Thần Linh, “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, cốt li của Đức Tin, nhân trung của Đức Tin.

Vì vỏ của Đức Tin là lòng con người tin tưởng hay chấp nhận Nhân Vật Giêsu Nazarét “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống”, nhân trung của Đức Tin như thế, do đó, Chúa Kitô mới ngự nơi hay ở trong lòng của tất cả những ai tin tưởng Người nói chung, chẳng hạn Người ở trong lòng của những người dự tòng (bởi thế, theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 1259, nếu họ chết trước khi chính thức và thực thụ lãnh nhận Phép Rửa họ vẫn được cứu độ), nhất là của thành phần Kitô hữu đã lãnh nhận Phép Rửa nói riêng, đúng như xác tín của Thánh Phaolô trong Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô đoạn 3 câu 17: “Chớ gì Chúa Kitô ở trong lòng anh em bằng đức tin...”. Như vậy, Chúa Kitô quả thực là Nhân Đức Tin và lòng con người chấp nhận Người thực sự là Vỏ Đức Tin.

Mầm sống của Hạt Giống Đức Tin ra sao?

Mầm sống của một hạt giống không phải ở nơi vỏ mà là ở nơi nhân, và sở dĩ vỏ được sống là nhờ dính liền và gắn bó với nhân thế nào, thì mầm sống của Hạt Giống Đức Tin cũng không phải ở nơi Vỏ Đức Tin là lòng con người nhận biết chấp nhận Chúa Kitô mà là ở nơi Nhân Đức Tin là chính Chúa Kitô, và sở dĩ Vỏ con người được Sự Sống Thần Linh là vì tin tưởng, liên kết và gắn bó với Nhân Chúa Kitô. Đó là lý do Chúa Kitô, trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 14 câu 6, chẳng những tuyên bố về bản thân Người là chính “sự sống”: “Thày là đường, là sự thật và là sự sống”, hay trong cùng Phúc Âm ở đoạn 11 câu 25: “Thày là sự sống lại và là sự sống”, mà còn xác định ai tin Người sẽ được Sự Sống Thần Linh, như Phúc Âm Thánh Gioan ghi nhận ở đoạn 3 câu 16: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến ban Con Một của Ngài để ai tin vào Con thì không phải chết những được sự sống trường sinh”, hay trong đoạn 11 câu 26: “Ai tin Thày thì dù có chết cũng sẽ được sống, và ai đang sống mà tin Thày sẽ không bao giờ chết”. Thánh Gioan cũng đã tóm gọn thực tại Sự Sống Thần Linh ở nơi Chúa Kitô, Nhân Đức Tin, và Vỏ Đức Tin là lòng con người chấp nhận Người sẽ được sự sống trong Thư Thứ Nhất của mình ở đoạn 5 câu 11 và 12 như sau: “Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống trường sinh và sự sống này ở nơi Con của Ngài. Ai có Con là có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa thì không có sự sống”.

Tầm vóc trọn vẹn của Hạt Giống Đức Tin như thế nào?

Nếu mầm sống của một hạt giống là ở nhân hơn là ở vỏ thì tầm vóc của hạt giống cũng được tiềm ẩn nơi chính mầm sống. Vậy nếu mầm sống của Hạt Giống Đức Tin là Chúa Kitô thì tầm vóc của Hạt Giống Đức Tin cũng chính là Chúa Kitô, song không phải là một Chúa Kitô còn ở trong tình trạng non nớt như một thai nhi, hài nhi, ấu nhi hay thiếu nhi, hoàn toàn lệ thuộc vào quyền bảo hộ của chủ thể Kitô hữu, mà là một Chúa Kitô thành nhân và chủ động, tức là một Chúa Kitô tự do hành động theo ý muốn của Người nơi Kitô hữu. Thánh Phaolô đã đề cập đến tầm vóc trọn vẹn của Hạt Giống Đức Tin là Chúa Kitô hoàn toàn thành nhân và chủ động này trong Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô đoạn 4 câu 15 (cũng xem câu 13) như sau: “Chúng ta hãy tuyên xưng đức tin trong yêu thương mà lớn lên cho đến tầm vóc thành toàn của Chúa Kitô là đầu”, một tầm vóc thành toàn về sự sống của Chúa Kitô đã thực sự thể hiện nơi Vị Tông Đồ Dân Ngoại, như chính thánh nhân đã chia sẻ cảm nghiệm này của mình trong Thư gửi Giáo Đoàn Galata đoạn 2 câu 20: “Sự sống tôi đang sống đây không phải là tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi. Tôi vẫn sống sự sống nhân loại của mình, nhưng chính là một sự sống đức tin vào Con Thiên Chúa”.

Và làm sao để Hạt Giống Đức Tin có thể nẩy nở và phát triển trọn vẹn tầm vóc của mình nơi Kitô hữu chúng ta?

Theo định luật phát triển, sự sống tự mình có khả năng nẩy nở và lớn lên khi gặp môi trường thuận lợi cho nó. Thật vậy, theo tự nhiên, khi tới đủ ngày đầy tháng của mình, thai nhi tự động đạp bụng mẹ mà chào đời chứ không phải thai mẫu tự động muốn sinh lúc nào cũng được, hay như trường hợp gà con tự động mổ vỏ trứng mà xuất thân chứ không phải vỏ trứng tự động vỡ ra cho gà lọt vỏ, hoặc như trường hợp nhân hạt giống tự động làm cho hạt giống nứt vỏ nẩy mầm chứ không phải vỏ hạt giống tự động tới ngày giờ của mình thì mở ra để cho nhân nhú lên. Cũng thế, Nhân Đức Tin là Chúa Kitô, tức Sự Sống Thần Linh, một Sự Sống Viên Mãn, tự mình có năng lực nẩy sinh và phát triển cho tới tầm vóc trọn vẹn của mình là một Chúa Kitô thành toàn nơi mảnh đất nhân tính tốt lành thuận lợi của người Kitô hữu (xem 2Cor. 4:10-11).

Theo đường lối Thần Linh thì tiến trình phát triển của Đức Tin là tiến trình Chúa Kitô tiếp tục tỏ mình ra cho Kitô hữu nhờ Thần Linh của Người, như Người đề cập đến ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 16 câu 13 và 14: “Thày còn phải nói với các con nhiều hơn nữa, song hiện nay các con không thể nào thấu triệt được. Thế nhưng, là Thần Linh chân lý, khi Ngài đến, Ngài sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật... Làm như thế là Ngài làm cho Thày được hiển vinh, vì Ngài sẽ nhận lãnh từ nơi Thày những gì Ngài thông đạt cho các con”. Chính vì tiến trình mạc khải này mà Chúa Kitô, trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 16 câu 15, đã trắc nghiệm xem các tông đồ hiểu về Người như thế nào và đến đâu: “Phần các con, các con cho Thày là ai?”

“Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống”, như Kinh Tin Kính tuyên xưng, là ở chỗ ấy, ở chỗ Ngài thông Chúa Kitô là Sự Sống ra cho Kitô hữu, tức làm cho Chúa Kitô lớn lên nơi Kitô hữu cho tới tầm mức thành toàn của Người. Nói cách khác, Chúa Thánh Thần làm cho Kitô hữu càng ngày càng nhận biết Chúa Kitô hơn, đến độ, như Thánh Phaolô diễn tả trong Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô đoạn 3 câu 17-19: “Chớ gì đức ái đâm rễ sâu vào cuộc sống của anh em. Nhờ thế, anh em mới có thể hoàn toàn cùng với tất cả các thánh thấu triệt được chiều rộng dài, cao sâu của tình yêu Chúa Kitô, và cảm nghiệm được tình yêu này vượt trên tất cả mọi hiểu biết, để anh em có thể đạt đến tầm vóc viên trọn của chính Thiên Chúa”.

Tóm lại, theo Mạc Khải Thần Linh, được thần học nhận thức và tu đức diễn giải, Chúa Thánh Thần chính là tác nhân làm cho Chúa Kitô khởi sinh, tiến sinh, hiệp sinh và truyền sinh nơi Kitô hữu. Tiến trình phát triển Đức Tin cho tới tầm vóc Chúa Kitô thành toàn được tỏ hiện qua 4 yếu tố làm nên Đức Tin nơi Kitô hữu (tuyên xưng Chân Lý Chúa Kitô, cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, tuân giữ Lệnh Truyền Chúa Kitô và gắn bó Tình Yêu Chúa Kitô) như sau.

Khởi sinh. Trong giai đoạn tu đức khởi sinh đầu tiên này, nhờ ơn an ủi hay ơn mới trở lại: Kitô hữu rất dễ dàng tin tưởng tất cả mọi sự được Giáo Hội chỉ dạy hay Thánh Kinh ghi nhận; làm tất cả mọi việc đạo đức (xưng tội rước lễ, đọc kinh đọc sách) rất sốt sắng và hăng say; giữ tỉ mỉ và cẩn thận tất cả những gì theo luật buộc, theo cả lương tâm sợ tội của mình, mà còn luôn tìm dịp hy sinh hãm mình nữa; lòng trí năng nhớ đến Chúa và điều gì cũng có thể làm cho họ nhớ đến Chúa. Có thể nói, tâm hồn sống trong giai đoạn sống đạo khởi sinh Đức Tin này rất say mê, hầu như không thiết một sự gì trên thế gian này. Kitô hữu trong giai đoạn Đức Tin khởi sinh này sẽ cảm nghiệm thấy một Chúa Kitô bắt đầu xuất hiện ở Sông Dược Đăng được Chúa Cha tuyên nhận khi Người chịu phép rửa của Gioan Tiền Hô (xem Mk 1:11), sau đó Người vào hoang địa ăn chay (xem Mk 1:12-13), rồi lại được Cha tôn vinh ở trên Núi Biến Hình (xem Mk 9:7).

Tiến sinh. Tiến vào giai đoạn tu đức tiến sinh này, vì muốn cho tâm hồn bắt đầu Sống Đức Tin hơn, Chúa đã từ từ rút các ơn an ủi lại, khiến tâm hồn cảm thấy khô khan: Họ không cảm thấy có một cái gì sống động và hay ho nữa nơi những gì họ tin tưởng; họ bắt đầu ngại làm việc thiêng liêng đạo đức, thậm chí bỏ không làm nữa khi tình trạng khô khan tiếp tục kéo dài; họ bắt đầu coi thường các thứ luật phép và nới rộng lương tâm bằng những cắt nghĩa mọi sự theo ý nghĩ và ý thích riêng tư của mình, thậm chí họ chẳng những có thể vấp ngã nơi điều nhẹ mà còn cả nơi điều nặng nữa; họ không còn thường xuyên nhớ đến hay để ý tới Chúa Mẹ, thậm chí hoàn toàn quên hẳn các Ngài, bị ngoại cảnh cũng như sinh hoạt thường nhật chi phối và chiếm cứ. Nếu bỏ cuộc ở giai đoạn tu đức tiến sinh này thì Đức Tin nơi Kitô hữu chẳng khác gì như hạt giống được gieo trên mảnh đất đá sỏi hay bụi gai của tâm hồn họ vậy (xem Mt. 13:5,20,7,22). Thế nhưng, nếu bền vững, Kitô hữu ở trong giai đoạn tiến sinh Đức Tin này sẽ cảm nghiệm được trạng thái của một Chúa Kitô “buồn sầu đến nỗi chết được” (Mk 14:34) trong Vườn Cây Dầu trước cuộc Người tử nạn.

Hiệp sinh. Tiến tới giai đoạn tu đức hiệp sinh này, tâm hồn khô khan đã có khả năng để đi vào đêm tối tăm Đức Tin, chịu đựng đủ mọi thứ hiểu lầm từ tha nhân, nhất là từ nơi những người thân yêu nhất và tín cẩn nhất của mình, thậm chí họ cảm thấy bị Chúa bỏ rơi, đến nỗi, có những lúc họ thấy dường như không có Ngài hay Ngài không có. Rất ít tâm hồn tiến được đến giai đoạn tu đức hiệp sinh thứ ba này, giai đoạn tâm hồn tin tưởng bằng tín thác, bằng tham dự vào cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, bằng ý muốn sẵn sàng vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự và bằng một cảm nghiệm Thần Linh vượt trên lý trí hạn hẹp và cảm xúc tự nhiên. Kitô hữu trong giai đoạn hiệp sinh Đức Tin này sẽ cảm nghiệm được trạng thái của một Chúa Kitô trên thập giá than lên: “Chúa Trời Tôi ơi, Chúa Trời Tôi ơi, sao Ngài lại bỏ rơi Tôi” (Mk 15:34).

Truyền sinh. Một khi tiến tới giai đoạn tu đức hiệp sinh là tâm hồn đã ở vào trường hợp lâm bồn sinh con: “các con sẽ phải sầu khổ trong một thời gian, nhưng sầu khổ của chúng con sẽ biến thành niềm vui” (x Jn 16:21). Tâm hồn tiến đến giai đoạn Sống Đức Tin truyền sinh này trở nên thành phần chứng nhân đích thực và sống động của Chúa Kitô, đến nỗi, vì Chúa Kitô đã thực sự đạt đến tầm vóc thành toàn nơi họ, thế gian có thể qua con người và tác hành của họ mà nhận biết Người để “được sống và sống viên mãn hơn” (Jn 10:10). Kitô hữu ở trong giai đoạn Đức Tin truyền sinh này sẽ cảm nghiệm được một Chúa Kitô sống lại từ trong kẻ chết thông ban Thánh Linh cho các tông đồ (x Jn 20: 22), cũng là một Chúa Kitô ngự bên hữu Chúa Cha sai Thánh Thần xuống trên Giáo Hội truyền giáo nữa (x Jn 15:26; Lk 24:49; Acts 2:1-4).


4) Làm thế nào để minh chứng và bênh vực niềm tin Công Giáo đối với Thánh Thể, với lòng tôn sùng Mẹ Maria và với việc tuân phục tối thượng quyền Giáo Hội?

Ba vấn đề được nêu lên ở đây liên quan đến niềm tin của Kitô hữu Công Giáo đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, với lòng tôn sùng Mẹ Maria và với việc tuân phục tối thượng quyền của Giáo Hội, là những gì vẫn bị và luôn bị Anh Chị Em Thệ Phản đả kích và chống đối. Đấy là chưa kể đến hai vấn đề không liên quan đến tín lý như ba vấn đề trên, mà chỉ liên quan đến kỷ luật và phụng tự, đó là vấn đề không giữ Ngày Hưu Lễ Thứ Bảy mà lại là Ngày Chúa Nhật cũng không có trong Thánh Kinh, và vấn đề Giáo Hội Công Giáo buộc linh mục phải sống độc thân và để cho giáo dân gọi linh mục là “Cha” là những gì hoàn toàn không hợp với Thánh Kinh.

Trước hết, để có thể đối thoại nói chung và giải thích về năm vấn đề chính yếu trên đây với Anh Chị Em Thệ Phản, Kitô hữu Công Giáo chúng ta cần phải thông thạo Thánh Kinh, bằng không, chúng ta chắc chắn sẽ bị họ làm cho “cứng họng”, vì tất cả những gì họ đặt vấn đề với Giáo Hội Công Giáo chúng ta họ đều căn cứ vào Thánh Kinh, đúng hơn vào tầm mức hiểu biết của họ về Thánh Kinh, như họ bộc lộ qua những gì họ giải thích về Thánh Kinh, chẳng hạn như năm vấn đề điển hình trên đây. Vẫn biết chúng ta tin vào Giáo Hội Tông Truyền, dù có bị họ hạch hỏi và “câm miệng”, chúng ta vẫn không bị lung lay và theo họ, song dầu sao chúng ta cũng cần phải nắm vững vấn đề để chẳng những có thể đối đáp với họ trong yêu thương, nhờ đó, biết đâu, với ơn Chúa, họ có thể nhận ra chân lý mà trở về với Chúa Kitô qua Giáo Hội Công Giáo, mà còn giúp cho anh em đồng đạo Công Giáo của mình trong việc hộ giáo và truyền giáo nữa.

Chúa Giêsu Thánh Thể

Anh Chị Em Thệ Phản chỉ chấp nhận một Bí Tích duy nhất, đó là Bí Tích Rửa Tội, vì chỉ có bí tích duy nhất này được Phúc Âm Thánh Mathêu ghi nhận ở đoạn 28 câu 19 nói r là do Chúa Kitô thiết lập sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại: “Các con hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Chính vì không chấp nhận Bí Tích Thánh Thể trong sáu bí tích còn lại mà Anh Chị Em Thệ Phản không tin Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể, và việc họ cử hành như lời Chúa Kitô truyền “hãy làm việc này mà nhớ đến Thày”, như Phúc Âm Thánh Luca đoạn 22 câu 19 hay Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Côrintô đoạn 11 câu 24 và 25 đề cập đến, họ cũng cử hành như một nghi thức tưởng “nhớ” của một biến cố lịch sử hoàn toàn đã qua đi mà thôi, chứ không phải cử hành một Thực Tại Thần Linh.

Sở dĩ Giáo Hội Công Giáo chấp nhận Bí Tích Thánh Thể là vì tin rằng Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể, và vì Người thực sự ngự trong Bí Tích Thánh Thể mà vấn đề “làm việc này mà nhớ đến Thày” là vấn đề cử hành một Mầu Nhiệm Thánh, Mầu Nhiệm Vượt Qua thực sự của Chúa Kitô, một việc có giá trị vĩnh viễn và áp dụng cho đến tận thế khi được cử hành như cử hành Phép Rửa vậy. Và sở dĩ Giáo Hội Công Giáo chúng ta tin Chúa Giêsu thực sự ngự trong Bí Tích Thánh Thể là vì lời Chúa Giêsu phán trên bánh “Này là mình Thày” (Mt 26:26; Mk 14:22; Lk 22:19; 1Cor 11:24) và trên chén rượu “Này là máu Thày” (Mt 26:28; Mk 14:24). Chúa Giêsu không phán: “Này là biểu hiệu cho thân thể hay biểu hiệu cho máu huyết của Thày”. Chính động từ “là” chỉ về trạng thái hay bản chất nơi lời Người phán trên bánh và rượu mà bản chất bánh và rượu đã thực sự trở thành “mình” của Người và “máu” của Người, đúng như lời Người xác nhận trong bài giảng về Bánh Hằng Sống trong sa mạc ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 6 câu 51: “Bánh Tôi ban là thịt của Tôi”, cũng như ở câu 55: “Vì thịt Tôi thật là của ăn và máu Tôi thật là của uống”.

Nếu bánh và rượu được Chúa Giêsu truyền phép không thực sự trở thành “mình” và “máu” của Người, thì thử hỏi, bánh và rượu bình thường có thể nào “ban sự sống đời đời” cho Kitô hữu được chăng, như lời Chúa Kitô khẳng định trong cùng Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 6 câu 51 và 58: “Ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời”, hay ăn các thứ đồ ăn (bánh và rượu) bình thường này “một cách bất xứng” có thể nào lại bị trầm luân đời đời chăng, như Thánh Phaolô quả quyết trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô ở đoạn 11 câu 29. Chưa hết, nếu Thánh Thể không phải là một Thực Tại Thần Linh, không phải là Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô thì việc Kitô hữu chúng ta “làm để nhớ đến Thày” có thể nào lại là việc làm hiện thực Cuộc Tử Nạn của Chúa Kitô hay chăng, như lời Thánh Phaolô tuyên bố trong cùng đoạn thư trên ở câu 26: “Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này là anh em công bố sự chết của Chúa cho tới khi Người lại đến”.

Lòng tôn sùng Mẹ Maria.

Không biết tại sao Anh Chị Em Thệ Phản tin nhận Chúa Kitô lại không chấp nhận Mẹ của Người, trái lại, họ hầu như còn tỏ ra thái độ ác cảm và thậm chí có những người còn tỏ ra những hành động thù ghét, hạ bệ và làm nhục Người nữa. Chính vì không có thiện cảm mà còn ác cảm với Đức Mẹ như thế, nên không lạ gì, đối với họ, những việc Kitô hữu Công Giáo hết lòng tỏ ra tôn sùng Đức Mẹ cách đặc biệt chẳng khác gì như tôn thờ Đức Mẹ vậy. Họ chủ trương “chỉ có một vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là con người Giêsu Kitô”, như Thánh Phaolô khẳng định trong Thư Thứ Nhất gửi Timôthêu đoạn 2 câu 5. Do đó, vì Đức Mẹ không phải là trung gian nên việc cầu xin cùng bà là điều phản Thánh Kinh, không thể chấp nhận được.

Đối với Giáo Hội Công Giáo, việc Kitô hữu biệt tôn Mẹ Maria được phát xuất từ niềm tin Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, một thiên chức nhờ đó, “Thiên Chúa là Đấng toàn năng đã làm cho Mẹ những điều trọng đại”. Kitô hữu Công Giáo chúng ta đều biết, vì Mẹ Maria được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Con Ngài là Lời Nhập Thể, một chân lý đã được Công Đồng Chung Êphêsô năm 431 xác nhận và tuyên tín. Thật vậy, chính vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa mà linh hồn của Mẹ cần phải được hưởng trước ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, tức được gìn giữ khỏi nguyên tội ngay từ khi được thụ thai trong lòng mẹ mình, một tín điều đã được Á Thánh Giáo Hoàng Piô IX công bố ngày 8/12/1854. Chính vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa mà thân xác của Mẹ chẳng những được thụ thai Con Thiên Chúa Làm Người bởi quyền phép Chúa Thánh Thần mà còn hoàn toàn trinh nguyên cả khi sinh con lẫn sau khi sinh con, một tín điều đã được Công Đồng Chung Latêranô năm 649 tuyên bố. Và cũng chính vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa mà cả hồn vô nhiễm lẫn xác trinh nguyên của Mẹ được Thiên Chúa đưa lên trời như Chúa Giêsu Con Mẹ, một tín điều đã được Đức Thánh Cha Piô XII tuyên bố ngày Lễ Các Thánh 1/11/1950.

Thật vậy, nếu Chúa Kitô là “Chúa và Thiên Chúa”, như lời tông đồ Tôma tuyên xưng trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 20 câu 28, thì người nữ, “bởi Thánh Thần” (Mt 1:20) hay bởi “quyền phép Đấng Tối Cao” (Lk 1:35), thực sự thụ thai và hạ sinh Vị “Chúa và Thiên Chúa” này không phải là mẹ thật của Thiên Chúa hay sao, chứ không phải chỉ là mẹ của nhân vật lịch sử mang tên Giêsu quê ở Nazarét. Nếu Thiên Chúa vô cùng toàn thiện và cao cả mà còn chẳng những trở nên con cái của “một trinh nữ tên Maria” (Lk 1:27), mà còn tỏ ra hết lòng tuân phục người mẹ trần gian này của mình nữa (xem Lk 2:51), thì nhân loại chúng ta là ai lại dám khinh thường và hạ nhục Mẹ. Nếu khinh thường hay hạ nhục bà hoàng thái hậu cũng là làm nhục vua thế nào, thì việc khinh thường và hạ nhục Mẹ Maria cũng khinh thường và hạ nhục Thiên Chúa nữa, tức cho Thiên Chúa đã làm một việc sai lầm, nếu không muốn nói rằng Ngài đã làm một việc điên rồ: Thiên Chúa gì mà lại đi làm con cho một tạo vật. Mẹ không phải là trung gian như Chúa Giêsu, song không phải vì thế Chúa đã từ chối những gì Mẹ xin, như ở tiệc cưới Cana (x Jn 2:1-11).

Tuân phục tối thượng quyền của Giáo Hội

Anh Chị Em Thệ Phản chỉ chấp nhận một thẩm quyền tối cao đáng tin cậy duy nhất là Thánh Kinh, sola Scriptura (Scripture alone), bởi vì, đối với họ, chỉ có Thiên Chúa và Mạc Khải Thần Linh của Người được ghi nhận trong Thánh Kinh mới không sai lầm, ngoài ra, tất cả những gì động đến loài người đều có thể sai lầm, mà Thánh Truyền và Huấn Quyền là những gì trực tiếp liên quan đến con người nên cả hai không thể tin cậy được. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, nếu tất cả những gì liên quan đến con người đều có thể sai lầm, thì tất cả những gì do con người tìm hiểu và cắt nghĩa về Thiên Chúa hay về Mạc Khải Thần Linh vô cùng sâu nhiệm của Ngài cũng có thể sai lầm, nhất là của cá nhân hơn là đoàn thể.

Tuy nhiên, nếu việc cắt nghĩa hay dẫn giải Lời Chúa và Thánh Kinh là việc được Thánh Thần hướng dẫn (x Jn 16: 12-13) như Ngài là Đấng đã linh ứng viết các cuốn Thánh Kinh, nên không bao giờ sai lầm, thì tại sao mình biết là mình được Thánh Thần soi động nên không sai lầm, và tại sao Ngài chỉ soi động cho từng cá nhân Mục Sư hơn là cho chung Giáo Hội, như cho Vị Kế Thừa Thánh Phêrô Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian, hay cho một Công Đồng Chung bao gồm cả Giáo Hoàng lẫn Giám Mục Đoàn của Giáo Hội Hoàn Vũ. Nếu cùng một Thánh Thần soi động thì tại sao nơi cá nhân vị Mục Sư này Ngài lại soi động những cái ngược lại hay mâu thuẫn với những cái Ngài soi động nơi vị Mục Sư khác, bằng không tại sao Anh Chị Em Thệ Phản lại chia rẽ với nhau ngay từ đầu bởi chính những nhà cải cách tiên khởi (chẳng hạn Lutherô ở Đức, Zwingli ở Thụy Sĩ và Calvin ở Pháp), và cho đến nay có cả mấy trăm giáo phái khác nhau, trong khi Chúa Kitô chỉ muốn thiết lập một Giáo Hội duy nhất: “Hỡi Simon, con là đá, trên đá này Thày sẽ xây giáo hội của Thày”, như Người khẳng định trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 16 câu 16.

Vậy “Phêrô”, tức nền tảng vững chắc như đá, cho chung mấy trăm giáo phái của Anh Chị Em Thệ Phản là ai và ở đâu? Chúa Kitô có trực tiếp và chính thức “trao chìa khóa nước trời” (Mt 16:19), hay đã ký thác “chiên lớn” và “chiên bé” (Jn 20:15, 16), hoặc đã ban quyền “cầm buộc” và “tháo cởi” (Mt 16:19, 18:18), quyền “tha tội” (Jn 20:23) của Người cho những nhà cải cách ban đầu của giáo phái Thệ Phản, hay cho từng Vị Mục Sư lãnh đạo các giáo phái Thệ Phản sau này hay chăng?

Luật linh mục độc thân và việc gọi linh mục là “Cha”

Thật ra, tự bản chất, chức linh mục (khác với đời sống tu trì nơi các dòng tu tuyên khấn khiết tịnh) không đòi buộc phải sống độc thân. Do đó, ngay từ đầu, trong Thư Thứ Nhất gửi Timôthêu ở đoạn 3 câu 2 và 12 Thánh Phaolô đã đề cập đến sự kiện giám mục và phó tế có gia đình. Tuy nhiên, để hoàn toàn phản ảnh gương của Vị Thượng Tế Tối Cao là Chúa Giêsu Kitô, cũng như để có thể chu toàn một cách trọn hảo sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của mình (x Mt 19:12; 1Cor 7:32), Giáo Hội đã lập luật độc thân linh mục. Nếu Maria là một trinh nữ có thể làm Mẹ Thiên Chúa thì tại sao, về phương diện đức tin, các linh mục độc thân có thể tái sinh các linh hồn nơi Phép Rửa lại không thể được gọi là “Cha” thiêng liêng của các linh hồn?

Việc không giữ Ngày Hưu Lễ Thứ Bảy mà là Ngày Chúa Nhật

Theo Cựu Ước (x Gen 2: 2-3; Deut 5: 12, 15), Ngày Hưu Lễ đúng là Ngày Thứ Bảy và là ngày buộc con người phải tuân giữ nghiêm ngặt. Chúa Kitô “đến không phải để hủy bỏ lề luật” (Mt 5:17) cũng đã nghỉ trong mồ trong Ngày Hưu Lễ. Nhưng, “ngày hưu lễ đã qua” (Mk 16:1), như luật cắt bì của dân Do Thái không còn hiệu lực cứu độ (x Acts 15:1,10-11), và vì Đấng “đến làm trọn lề luật” (Mt 5:17) đã sống lại vào “ngày thứ nhất trong tuần” (Mk 16:2), ngày tân tạo, ngày hướng về cuộc cánh chung của một “trời đất mới” (Rev 21:1), mà theo Truyền Thống, Giáo Hội Công Giáo đã giữ Chúa Nhật và cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua vào Chúa Nhật vậy.


5) Tại sao cuồng lưu văn hóa tử vong lại được phát xuất và lan truyền từ chính thế giới theo Kitô giáo: Văn hóa tử vong là gì, và người Kitô hữu Công Giáo phải làm sao để có thể chẳng những khỏi bị chìm đắm trong giòng cuồng lưu này, mà còn góp phần ngăn chặn tình thế đang phá sản đức tin Kitô giáo hết sức khủng khiếp hiện nay?

Để có thể trả lời cho vấn đề lý do tại sao cuồng lưu văn hóa tử vong lại được phát xuất và lan truyền từ chính thế giới theo Kitô giáo (Âu Châu và Bắc Mỹ), trước hết, chúng ta cần biết văn hóa tử vong là gì đã. Thế nhưng, để biết được ý nghĩa đích thực của văn hóa tử vong này, chúng ta cần phải biết thành ngữ này từ đâu xuất xứ và ai là tác giả của nó? Thành ngữ “văn hóa tử vong” được xuất hiện trong Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ban hành ngày 25/3/1995, ở số 64.3, đoạn Ngài nói về thảm nạn trợ an tử. Tuy nhiên, trong câu có thành ngữ này, Đức Thánh Cha còn ám chỉ đến cả tội ác phá thai nữa, như Ngài đã nói đến trước đó ở các số 58 và 62: “Ở đây chúng ta đối diện với một trong những triệu chứng còn báo động hơn nữa của ‘văn hóa sự chết’, một thứ văn hóa đang phát triển hơn ở đâu hết nơi những xã hội phồn thịnh có một thái độ quá quan tâm đến tính cách hiệu năng, và là một thứ văn hóa coi việc tăng số người già lão và tật nguyền như là một cái gì bất khả dung và quá nặng nề”.

Vì tính cách trầm trọng và khẩn trương hết sức “báo động” của “văn hóa tử vong” nơi thảm nạn trợ an tử và tội ác phá thai càng ngày càng gia tăng và lan tràn này mà lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, vị Giáo Hoàng đã phải dùng đến quyền tối cao của mình để chính thức công bố, trong Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống này, về hai điều thuộc phạm vi luân lý (chứ không phải tín lý), tự bản chất hoàn toàn phản luân lý, đó là việc phá thai ở số 62.3 và việc trợ an tử ở số 65.5. Trong câu kết thúc cho cả chương ba của Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, chương về giới răn thứ năm “chớ giết người”, Đức Thánh Cha đã nguyện ước như sau: “Chớ gì thời đại của chúng ta, tất cả đã bị mang vết tích của quá nhiều dấu sự chết, cuối cùng có thể chứng kiến thấy được cuộc xuất hiện của một nền văn hóa sự sống là hoa trái của văn hóa chân lý và yêu thương”.

Văn hóa tử vong là gì?

Vậy nếu căn cứ vào xuất xứ của thành ngữ văn hóa tử vong thì ý nghĩa của văn hóa tử vong này là gì? Vị Giáo Hoàng nhận định về thời đại của Ngài và cho thấy những dấu báo động của một thứ “văn hóa tử vong” không định nghĩa r ràng về thành ngữ “văn hóa tử vong” ấụy. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì Ngài khai triển thêm về căn gốc và khuynh hướng “văn hóa tử vong” này ở các số 68-70 trong cùng chương ba của bức Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống”, thì “văn hóa tử vong” có thể nói là chủ trương sống theo ý thức hệ tự do dân chủ quá trớn và khuynh hướng luân lý tương đối theo chủ quan trong việc muốn được thực hiện quyền giết người, bằng việc trợ an tử cũng như bằng việc phá thai.

Tại sao cuồng lưu văn hóa tử vong lại được phát xuất và lan truyền từ chính thế giới theo Kitô giáo?

Bất hạnh thay, “văn hóa tử vong” hoàn toàn phản lại với “Phúc Âm Sự Sống” ấy lại phát xuất từ chính thế giới Kitô giáo, nhất là từ Âu Châu, nơi Kitô giáo đã triển nở từ hậu bán đệ nhất thiên niên và được truyền bá đi khắp thế giới nhất là từ hậu bán đệ nhị thiên niên. Vấn đề ở đây là tại sao một nơi vốn phát triển và truyền bá “Phúc Âm Sự Sống” vốn thăng tiến con người theo văn minh nhân bản lại trở thành một nơi phát xuất và gieo rắc “văn hóa tử vong” khiến con người trở về với luật rừng “mạnh được yếu thua”? Phải chăng vì Kitô giáo không phải là đạo thật, nên mới “cùng tất biến” như bao văn minh khác trong lịch sử?

Tuy nhiên, nếu quả thực nhờ Kitô giáo mà chung nhân loại và riêng Âu Châu đã được thăng tiến về nhân bản, bởi vì Chúa Kitô “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12), “ánh sáng thật chiếu soi hết mọi người đã đến trong thế gian” (Jn 1:9), một “ánh sáng thật” đã chiếu soi khắp thế gian qua việc truyền giáo của Giáo Hội, làm cho chung nhân loại và riêng Âu Châu, về chiều dọc, tâm thức không còn mê tín dị đoan (ngẫu tượng, đa thần, tế thần), và về chiều ngang, tục lệ không còn tính cách phi nhân, như chế độ nô lệ hay tục đa thê v.v., thì một khi “bóng tối không thể lấn át ánh sáng” (Jn 1:5) thế nào, bóng tối “văn hóa tử vong” cũng không thể nào lấn át “Phúc Âm Sự Sống” ở Âu Châu như vậy, nếu ánh sáng không tự mình bị lu mờ đi.

Lịch sử cho thấy, ánh sáng “Phúc Âm Sự Sống” đã bắt đầu bị lu lờ đi nơi lòng người Kitô hữu vào tiền bán thế kỷ 16, tức từ cuộc Cải Cách Kitô Giáo do Lutherô khởi xướng. Bởi vì, qua cuộc Cải Cách Kitô Giáo này, con người, trên lý thuyết tuy vẫn tin nhận Chúa Kitô hay Mạc Khải Thần Linh là chính “ánh sáng thế gian”, song trên thực tế lại hoàn toàn phủ nhận Thánh Truyền và Huấn Quyền là chứng từ quyền linh chiếu tỏa “ánh sáng thế gian” này. Thế rồi, sau đó, cũng ở Âu Châu, thế kỷ 17 đã mở ra với một thời đại được gọi là Thời Minh Tri (Enlightenment, Age of Reason, Age of Rationalism), một thời đại duy lý với các triết gia chủ chốt người Pháp như Réne Descartes, Jean Jacques Rousseau và Voltaire, càng khiến cho lòng người Kitô hữu lu mờ đi “ánh sáng thế gian”. Thêm vào đó, vào đầu thế kỷ 18, cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ cũng đã bừng nở ở Âu Châu, làm cho con người trở thành năng động hơn (nên sa sút nội tâm và lòng đạo với Chúa), nhất là tham lợi lộc hơn (nên giảm sút bác ái với nhau qua chủ nghĩa thực dân đế quốc), và cảm thấy tự tin hơn qua khả năng phát minh và sáng chế của mình (nên ít tin tưởng vào Thần Linh và Thần Quyền), lại càng làm cho “ánh sáng thế gian” nơi đời sống người Kitô hữu nhạt phai hơn nữa. Sau cùng là cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, cuối thế kỷ 18, một cuộc cách mạng chứng tỏ con người đã thực sự bắt đầu chẳng những đã ý thức được quyền lực kỹ thuật của mình đối với thiên nhiên tạo vật mà còn cả quyền lợi nhân bản của mình trong xã hội loài người nữa, một cuộc cách mạng làm lung lay cả Thần Quyền Giáo Hội, đến nỗi, Giáo Hội phải củng cố lại vị thế của mình bằng việc tuyên bố Tín Điều Giáo Hoàng Vô Ngộ ở Công Đồng Chung Vaticanô I ngày 18/7/1870.

Người Kitô hữu Công Giáo phải làm sao để có thể chẳng những khỏi bị chìm đắm trong giòng cuồng lưu này, mà còn góp phần ngăn chặn tình thế đang phá sản đức tin Kitô giáo hết sức khủng khiếp hiện nay?

Như trên đã phân tích, “văn hóa tử vong” phát xuất là do bởi hiện tượng “ánh sáng thế gian” đã bị lu mờ, thậm chí còn bị tắt ngúm nơi lòng nhiều Kitô hữu, như nơi năm cô phù dâu khờ dại được Chúa Kitô nhắc đến trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 25 câu 8, đúng như Chúa Kitô đã cảnh báo trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 18 câu 8: “Không biết khi Con Người đến có còn thấy đức tin trên thế gian nữa chăng?”, bởi vì, trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 24 câu 12, Ngài còn cho biết lý do xẩy ra tình trạng này là: “Vì sự dữ tăng phát mà lòng mến nơi nhiều người đã trở nên nguội lạnh”.

Bởi thế, nếu hiện tượng “văn hóa tử vong” phát xuất là do “ánh sáng thế gian” đã bị lu mờ hay bị tắt đi nơi lòng người và trên thế gian, thì phương thế hay đường lối duy nhất và hiệu nghiệm nhất có thể cứu vãn tình thế nguy ngập này nơi bản thân Kitô hữu cũng như nơi thế giới đang hấp hối bên bờ vực thẳm diệt vong tâm linh hiện nay, đó là chiếu sáng, là truyền giáo, vì chỉ có “ánh sáng sự sống” (Jn 8:12) mới có thể đẩy lui “bóng tối sự chết” (Lk 1:79) mà thôi. Mà còn ai có thể cứu vãn được thế giới khỏi “văn hóa tử vong” này, nếu không phải thành phần được Chúa Kitô tuyên bố trong Bài Giảng Trên Núi ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 5 câu 14: “Các con là ánh sáng thế gian”. Như thế có nghĩa là, nếu chung Kitô giáo và riêng Kitô hữu thực sự “là ánh sáng thế gian” thì thế gian đã không ngấp ngoái chết như hiện nay.

Đó là lý do, kể từ Công Đồng Chung Vaticanô II và theo chiều hướng chung của Giáo Hội từ Công Đồng Chung Vaticanô II này, một Công Đồng nhận định về mình là “Ánh Sáng Muôn Dân” (Lumen Gentium, tên của Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội) theo chiều hướng canh tân để trở thành “vui mừng và hy vọng” cho cho nhân loại (Gaudium et Spes, tên của Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến), Giáo Hội đã và đang hết sức chuyên chú đến việc truyền giáo, không phải chỉ truyền giáo “ad gentes” (tên của Sắc Lệnh về Truyền Giáo), nghĩa là cho các dân tộc, chẳng hạn ở Á Châu mới có 3% Kitô hữu, như được nhấn mạnh trong Thông Điệp Redemptoris Missio của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 7/12/1990, mà còn truyền giáo cả môi trường văn hóa xã hội (số 20) cũng như phải tái truyền giáo cho những dân tộc đã được Phúc Âm hóa lâu đời nữa (số 52), vấn đề truyền giáo được nhắc nhở trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành ngày 8/12/1975.

Chúng ta không biết công cuộc truyền giáo vào thời đại văn minh tân tiến tột bậc về khoa học và kỹ thuật cũng như về ý thức nhân quyền hiện nay song lại bị phá sản về luân lý và đạo đức chưa bao giờ thấy như lúc này, có phải là cuộc truyền giáo ngay trước khi Chúa Kitô đến hay chăng, như Người, ngay sau khi nói đến tình trạng lòng người ra nguội lạnh vì sự dữ tăng lên, đã đề cập đến ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 24 câu 14 như sau: “Tin mừng về vương quốc này sẽ được loan báo khắp thế giới như một chứng từ cho tất cả mọi dân nước. Chỉ sau đó mới tới tận cùng”? Nếu quả thực như thế thì tiến trình cuối thời trước khi Chúa Kitô đến thế gian lần thứ hai có thể sẽ được diễn tiến theo thứ tự như sau: trước hết Kitô Giáo phải hiệp nhất nên một, có hiệp nhất nên một như thế việc truyền giáo mới hiệu nghiệm và mang lại đủ số dân ngoại, để rồi, như lời quả quyết của Vị Tông Đồ Dân Ngoại trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma đoạn 11, câu 25 và 26, một khi đã đủ số dân ngoại thì dân Do Thái sẽ trở lại, và một khi dân Do Thái trở lại là dấu báo Chúa Kitô đến, như Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo đề cập đến ở số 674.

Cho dù giai đoạn hiệp nhất Kitô Giáo chưa đạt được đích điểm của mình, tức còn đang diễn tiến hết sức khả quan từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II đến nay, việc truyền giáo vẫn phải thực hiện như thường, chứ không phải đợi đến sau khi hiệp nhất với nhau rồi mới đến việc truyền giáo. Mà truyền giáo là gì, nếu không phải là việc chiếu soi của thành phần “là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14). Thế nhưng, Kitô hữu chỉ có thể “là ánh sáng thế gian” bởi Đấng “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) ở trong họ và chiếu soi qua họ. Bởi thế, một khi Kitô hữu thực sự Sống Chúa Kitô hay Chúa Kitô hoàn toàn sống trong họ, thì bất cứ ở đâu và làm gì, họ cũng truyền giáo, cũng làm cho thế gian nhận biết Chúa Kitô.

Như thế không có nghĩa là phải ở vào giai đoạn tu đức Sống Đức Tin hiệp sinh hay truyền sinh Kitô hữu mới có thể truyền giáo. Trái lại, vì Kitô hữu bao giờ cũng “là ánh sáng thế gian”, do đó, chỉ cần họ thực hiện tác động đức tin hay bất cứ lúc nào họ tỏ đức tin của mình ra là họ truyền giáo rồi vậy. Chẳng hạn làm dấu trước khi ăn giữa nhiều người ngoài Kitô giáo hoặc chống đạo, hay nói cho bác sĩ khuyên phá thai biết mình là môn đệ Chúa Kitô không phá thai dù con cái sinh ra có tàn tật, hoặc cương quyết chịu khổ còn hơn chết êm dịu theo lời khuyên giục của những tấm lòng y khoa duy nhân bản muốn trợ an tử v.v.

Thật vậy, nếu người đàn bà Samaritanô tội lỗi có 6 đời chồng mà còn có thể loan truyền Chúa Kitô cho cả dân làng của mình (x Jn 4:28-29, 39-42), hay như trường hợp hai môn đệ buồn nản trên đường về Emmau mà đã quay gót trở về Giêrusalem loan báo Chúa Kitô cho các tông đồ (x Lk 24:21-24, 30-35) thế nào, thì Kitô hữu ở bất cứ trình độ tu đức nào, trình độ Sống Đức Tin ra sao, cũng có thể truyền giáo, có thể làm chứng cho Chúa Kitô, miễn là họ được gặp Chúa Kitô vào một lúc nào đó trong đời của mình, vì Chúa Kitô luôn tìm gặp họ để tỏ mình ra cho họ và qua họ cho thế gian. Chỉ cần họ còn khao khát chân lý như phụ nữ Samaritanô (x Jn 4:15) hay quan tâm về Người như hai môn đệ về làng Emmau (x Lk 24:19-20).

Biên Soạn và Trình Bày
(Khóa Giáo Lý Cấp Tốc Cuối Tuần Mùa Hè tại Cộng Đoàn San Gabriel Phục Sinh TGP/LA Chúa Nhật 19/8/2001)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
"Hãy sám hối", "Hãy cầu nguyện cho các kẻ có tội được trở lại", Đức Mẹ Lộ Đức
Mỗi ngày hãy đọc ít nhất: 1 Kinh Lạy Cha + 3 Kinh Kính Mừng + 1 Kinh Sáng Danh.
Cầu cho các linh hồn mồ côi và xin Chúa giúp chúng ta tránh xa tội lỗi.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng