QUAN HỆ TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN
1. Một trong những khía cạnh ý nghĩa nhất trong hôn nhân hẳn phải là quan hệ tính dục. Quan hệ ấy có thể là nguyên nhân đưa đến không biết bao nhiêu xáo trộn và đổ vỡ nhưng đồng thời, cũng là nguồn mang lại bao an bình hạnh phúc cho con người. Không thể nói đến một con đường tu đức dành cho các đôi vợ chồng mà không đề cập đến khía cạnh tính dục bởi đó là con đường Thiên Chúa dùng để thông ban ơn thánh cho con người. Đó cũng là phương thế giúp vợ chồng diễn tả và tăng cường tình yêu của họ.
Quan hệ tính dục không phải là việc phụ thuộc trong đời sống vợ chồng, quan hệ ấy cũng không phải là một thứ thuốc cần thiết để xoa dịu tình dục của con người, quan hệ ấy cũng không chỉ là một phương tiện cần thiết để sinh con đẻ cái… chúng tôi xin gợi lên một vài ý nghĩ về vấn đề này để giúp các đôi vợ chồng thấu triệt ý nghĩa và giá trị cao cả của sinh hoạt tính dục trong đời sống hôn nhân.
2. Theo định nghĩa, tính dục hay phái tính là toàn bộ những đặc điểm tâm sinh lý, nhờ đó giống đực và giống cái được phân biệt với nhau. Bởi thế tính dục hay phái tính không đương nhiên ám chỉ đến hành động tính dục tức sự giao ngộ giữa hai thân xác.
Nói đến tính dục hay phái tính là nói đến những đặc điểm phân biệt một người đàn ông với một người đàn bà. Do đó, quan hệ tính dục không hẳn là hành động giao hợp mà trước hết là một cách thế để đi vào tương giao với người khác phái. Quan hệ tính dục có thể là một cái nhìn, một lời nói, một cử chỉ vuốt ve… Tính dục là yếu tố xác định mối tương quan của mỗi người với người khác phái từ giọng nói, cách đi đứng, lối suy nghĩ, dự phóng, cho đến cả việc cầu nguyện; mỗi phái đều có cung cách riêng của mình. Cách thế và tâm tình cầu nguyện của một nữ tu hẳn cũng khác với cách thế và tâm tình cầu nguyện của một nam tu sĩ. Sự khác biệt phái tính giữa người nam và người nữ là yếu tố quyết định trong cách diễn tả của con người.
Nếu vậy thì kiểu nói của Kinh Thánh “hai người nên một xác thể” có ý nghĩa gì? Thưa, có nghĩa là: mặc dầu có những khác biệt về tâm sinh lý, người đàn ông và người đàn bà vẫn có thể hoà hợp với nhau như thể trở thành một quả tim và một tâm hồn. Sự hoà hợp ấy chỉ có thể có được khi hai người đi theo con đường mà chính Chúa Giêsu đã vạch ra. Đó là yêu thương và phục vụ nhau. Phục vụ nhau ở đây là biết đón nhận và tôn trọng sự khác biệt của nhau, cũng như giúp nhau hiểu biết sự khác biệt của nhau.
3. Trước khi bước vào đời sống hôn nhân, các bạn trẻ thường tự tìm hiểu về sự khác biệt tâm sinh lý của nhau qua sách vở, phim ảnh cũng như học hỏi về nghệ thuật yêu thương.
Tuy nhiên, không hiểu biết nào có thể giúp cho đôi vợ chồng hơn là những trao đổi giữa hai người với nhau. Nếu họ thành thật trao đổi cho nhau tâm tình của mình thì điều đó sẽ giúp họ hiểu nhau hơn. Người ta không thể hiểu được những tâm tình thầm kín qua những lý thuyết trên sách vở mà chỉ có thể nhờ những trao đổi chân thành với nhau mà thôi.
Thiếu sự trao đổi ấy, hai vợ chồng dễ đi đến chỗ hiểu lầm nhau. Một người chồng có thể chỉ nghĩ đến nhu cầu sinh lý của mình mà không quan tâm đến tình trạng thể lý cũng như sinh lý của người vợ; ngược lại, một người vợ cũng có thể chỉ nghĩ đến nhu cầu riêng của mình mà không chú trọng đến tình trạng tâm sinh lý của người chồng. Từ đó hai người dễ đi đến nghi ngờ và trách cứ nhau.
Thực ra, thảm cảnh gia đình thường phát xuất từ sự thiếu hiểu biết và cảm thông với nhau trong lãnh vực phái tính. Phái tính hay tính dục giống như một tảng băng. Phần nhỏ nhất nổi lên mặt nước là những yếu tố thể lý và sinh lý, phần quan trọng hơn cả chìm sâu trong đại dương chính là những yếu tố tâm linh. Khuynh hướng chung của đa số đàn ông là chỉ để ý đến khía cạnh thể lý và sinh lý. Quan hệ tính dục đối với họ là sự gặp gỡ giữa hai thân xác và cao điểm là sự giao hợp. Ngược lại nhiều người đàn bà chỉ chú trọng đến khía cạnh tâm linh trong quan hệ tính dục mà không màng đến sự giao ngộ trong thân xác. Sống bên nhau mà mỗi người đeo đuổi những mục đích và nhu cầu riêng tư của mình có thể là nguyên nhân dẫn đến những rạn nứt và bất hoà trong gia đình.
Ngày nay, càng lúc người ta càng thấy quan hệ tính dục là một yếu tố quan trọng trong đời sống hôn nhân. Sự đổ vỡ trong hôn nhân bắt nguồn từ chính sự thiếu hiểu biết và thông cảm trong những nhu cầu tính dục của nhau.
4. Bóng ma của bệnh SIDA đang bao phủ khắp nơi. Chính phủ nào cũng hối hả đưa việc giáo dục sinh lý vào cả những cấp thấp nhất trong học đường. Nói đến sinh lý, người ta chỉ nói đến việc giải phẫu sinh lý tức là hình thái học về các cơ quan sinh dục và động tác giao hợp cũng như những phương pháp tránh thai. Đang khi phần quan trọng nhất của tảng băng tính dục tức là những yếu tố tâm linh thì không ai đả động đến. Tựu trung người ta dạy cho các học sinh biết những kỹ thuật trong quan hệ tính dục mà không hề nói đến ý nghĩa của nó.
Tính dục là ngôn ngữ của tình yêu. Tình yêu ở đây không phải là một thứ xúc cảm mù quáng ích kỷ, đòi hỏi con người thoả mãn bằng mọi giá; làm tình không có nghĩa là thoả mãn cơn khát dục vọng mà chính là trao ban, trao ban một cách quảng đại. Chỉ khi nào tính dục trở thành ngôn ngữ của tình yêu trao ban ấy, nó mới thực sự đạt được chức năng và ý nghĩa của nó.
Giáo dục tính dục hay giáo dục sinh lý trước hết là giúp con người hiểu được ý nghĩa ấy của tính dục. Điều đó cũng có nghĩa là giúp con người biết sống tôn trọng, quảng đại và trao ban. Xét cho cùng, giáo dục tính dục hay sinh lý thiết yếu là giáo dục yêu thương. Người biết sống yêu thương trong quan hệ tính dục sẽ luôn tự hỏi: “Tôi có làm cho người khác được hạnh phúc không? Tôi có hành động thế nào để thỏa mãn nhu cầu của người khác không?”. Trái lại người ích kỷ luôn tự nghĩ: “Người khác không làm cho tôi hạnh phúc cho nên tôi cũng sẽ không thoả mãn nhu cầu của họ”.
Trong quan hệ tính dục cũng như trong mọi khía cạnh của đời sống lứa đôi, thiết tưởng vợ chồng nên tâm niệm lời vàng ngọc của Chúa Giêsu được thánh Phaolô ghi lại như sau: “Cho thì có phúc hơn là nhận”. Thật thế, cho là quên mình để chỉ muốn làm cho người khác được hạnh phúc. Nếu hai người phối ngẫu biết đối xử với nhau như thế, họ sẽ tìm gặp lại chính bản thân và nên một với nhau trong thể xác và tinh thần.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
"Hãy sám hối", "Hãy cầu nguyện cho các kẻ có tội được trở lại", Đức Mẹ Lộ Đức
Mỗi ngày hãy đọc ít nhất: 1 Kinh Lạy Cha + 3 Kinh Kính Mừng + 1 Kinh Sáng Danh.
Cầu cho các linh hồn mồ côi và xin Chúa giúp chúng ta tránh xa tội lỗi.
Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Loading
Danh sách bài đã đăng
-
▼
10
(1404)
-
▼
01
(690)
- Đức Mẹ Maria Hiện Ra Tại Knock, Ái Nhĩ Lan (nước I...
- Đức Mẹ Hiện Ra Tại Kibeho, Nước Rwanda
- Ai Cập: Đức Mẹ Maria Hiện Ra Tại Zeitun, Ai Cập Vớ...
- Nữ vương đạo quân Thiên Đàng
- KINH THÁNH CĂN BẢN
- SÁU BƯỚC ĐỂ HIỂU KINH THÁNH
- Chủ Nhật IV Thường NiênC
- Thứ Hai, Tuần IV TN2 Viết bởi LM. Anthony Đinh Mi...
- TMSS Linh mục tình thương
- Nghe chương trình phát thanh Tin vui số 11
- Xác của Thánh Pio Năm Dấu
- NHỤC THÂN BẤT HOẠI
- Những Bài Đọc Đêm Phục Sinh
- SÁCH NGÔN SỨ - GM Nguyễn Văn Khảm
- SÁCH NGŨ THƯ -LỊCH SỬ
- Những vui buồn khi theo chân Chúa
- Con Cần Chúa
- Lý Do Ðể Chúng Ta Tin
- Thánh nhân là ai? Một cái nhìn sơ lược về sự thánh...
- Ý THỨC NIỀM TIN CÔNG GIÁO
- Theo Lịch Sử Nhân Loại Học Kitô Giáo Là Nguồn Mạc...
- NHỮNG CUỘC HIỆN RA THẬT VÀ GIẢ LM Peter Joseph
- Nếu thế giới này không thể nào và không khi nào có...
- Trẻ Em chết trước khi được lãnh nhận Phép Rửa có đ...
- Chúa có thương ma quỉ và các linh hồn bị hư đi tro...
- Vì sao người công giáo dành cho Cây Thánh Giá một ...
- Tại Giêrusalem hiện nay, có mộ của Đức Mẹ Maria ?
- Đức Giêsu biết trước cuộc Thương Khó, mà lại có ý ...
- Phải lý giải hiện tượng “mộ trống” như thế nào?
- Các cuộc hiện ra của Chúa Giêsu
- Cầu nguyện cho những người quá cố
- Phải chăng Kinh Thánh phản khoa học và tự mâu thuẫn?
- Sự Tích Đức Chúa Giê-xu Là Thật
- Thâm nhập giáo phái Rael
- Đám mây hình UFO lại xuất hiện
- Nghe giảng CN 3 QN C, 24.1.2010
- KINH THÁNH CỰU ƯỚC CÓ NHỮNG ĐỀU TRÁI LUÂN LÝ
- Đời Sống Tâm Linh Phó tế John B. Nguyễn Định
- CẢM NGHIỆM SỐNG Phó tế Nguyen Van Định
- Lắng Nghe Lời Chúa B Chúa Nhật 4 Thường Niên
- Điệu nhạc lời ca
- Hôn Nhân Gia Đình - Mầu Nhiệm Cao Cả
- ÁI ÂN VỢ CHỒNG và KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
- ĐỨC KHIẾT TỊNH HÔN NHÂN
- QUAN HỆ TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN
- Đức Khiết Tịnh: Một Chân Lý Công Giáo Cho Giới Trẻ...
- Tính Dục & Tâm Linh M. Scott Peck
- Thần học về thân xác trong tình yêu hôn nhân
- THÂN XÁC : GIỮA TÔN VINH VÀ KHINH THỊ
- Triết Lý Về Thân Xác Con Người
- Luyện Ngục Qua Cảm Nghiệm Của Hai Vị Thánh
- Chuỗi Hạt Mân Côi Với Linh Hồn Luyện Ngục
- Luyện ngục là một nơi và là một tình trạng thanh t...
- CHỨNG TÍCH VỀ LUYỆN NGỤC
- LINH HỒN NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ
- Hạnh phúc gia đình
- Phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm ?
- TÌNH NGHÈO LÀ PHÚC - Lm. Lê Văn Quảng
- Thánh Phaolô Tông Đồ - Chứng Nhân Trở Lại
- Của Ăn Trường Tồn
- Những khoa học gia tin vào Thiên Chúa
- Cuộc Chiến Với Quỷ Ma – L.M. Phêrô Bùi Quang Tuấn
- Nhà Thờ Phước Thiện
- Giáo xứ Xuân Hoà
- Nhà thờ Kon Tum
- Nhà thờ Tùng Sơn
- Giáo xứ Tân Hà
- Hình Ảnh 17 Giáo Xứ hạt Hố Nai
- Bạn Có Cần Chúa Không ? – LM. Phêrô Bùi Quang Tuấn
- Đừng Đóng Khung Thiên Chúa – Phó Tế Jos. Hồ Anh Ng...
- CƠN KHÁT NÚI SỌ HÃY ĐẾN VỚI CHA
- Dọn Dẹp Đền Thờ Tâm Hồn - Phó Tế Jos. Hồ Anh Nghĩa...
- Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường
- Bố Luôn Ở Bên Con
- Bí Mật Của May Mắn - Hạt Giống Tâm Hồn
- Điều Diệu Kỳ Từ Cách Nhìn Cuộc Sống - Hạt Giống Tâ...
- Lòng can đảm
- Nghe đài phát thanh MẸ HẰNG CỨU GIÚP january 2010
- Chứng Tá Bằng Thân Xác (Mc 3, 7-12) – LM. Phêrô Bù...
- Nghe đài phát thanh MẸ HẰNG CỨU GIÚP november 2009
- Nghe đài phát thanh MẸ HẰNG CỨU GIÚP december 2009
- Mệnh Lệnh và là Lời nói trực triếp của Đức Mẹ với...
- Chúa Ban Những Phép Lạ Qua Thị Nhân Maria Esperanz...
- ĐỨC TIN VÀ DẤU CHỈ THỜI ĐẠI THÁNH MẪU
- Nghe bài giảng Thứ Tư, Tuần III TN2
- Nghe bài giàng Thứ Ba, Tuần III TN2
- Cha Piô Ngô Phúc Hậu: Truyền giáo là thương người ...
- Cha Piô Ngô Phúc Hậu: Truyền giáo là thương người ...
- Tám mối phúc
- TÁM MỐI PHÚC THẬT CHO CÁC CHÁNH TRỊ GIA
- Sống Tám Mối Phúc
- Báo hiếu cha mẹ
- Suy Niệm và Cầu Nguyện, Tác giả : Lm. Nguyễn Tầm T...
- Lm. Lê Ngọc Thanh, DCCT, Thánh Lễ Hiệp Thông với G...
- Giáo Hội cho thờ các thiên thần và các thánh?
- Kế sinh nhai của các môn đệ
- Sau khi chết, Đức Giêsu đi đâu?
- Sống Đạo trong Xã hội Bài giảng GM Nguyễn Văn Khảm
- Bài giảng Lm Nguyễn Tầm Thường
- Pio Ngô Phúc Hậu
-
▼
01
(690)