VIỆC TẠO DỰNG TRONG THÁNH KINH VÀ KHOA HỌC
LM. Hoàng Minh Thắng, giáo sư thánh kinh tại Roma
Nguồn : thanhlinh.com
I. Kinh Thánh bịa đặt?
Cho đến những năm gần đây, vẫn còn có những cuộc tranh luận sôi nổi liên quan đến việc tạo dựng con người. Kẻ thì tin rằng những gì Kinh Thánh kể lại là thật, nguời khác lại cho rằng Kinh Thánh bịa đặt. Con người ta bằng xương bằng thịt mà Kinh Thánh lại bảo rằng Chúa dựng nên con người bằng đất sét. Thế rồi loài người gồm nhiều chủng tộc khác nhau, nhiều mầu da, nhiều tiếng nói khác nhau, mà sao Kinh Thánh lại nói ông Adong và bà Eva là nguyên tổ của loài người?
1. Quan niệm thần học về ơn gọi siêu việt của con người.
Sách Khởi nguyên có hai bản khác nhau trình thuật việc Thiên Chúa sáng tạo nên loài người. Chương 1 là tác phẩm của trường phái Thầy Cả, được sáng tác trong thời dân Do Thái lưu đầy bên Babilon, tức từ năm 587 đến 538 trước TL.
Để giúp các người đồng hữung duy trì niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, cũng như tuân giữ ngày sabat và xác tín về ơn gọi làm người cao cả của mình, các thầy tư tế đã trình bầy một quan niệm thần học siêu việt về việc tạo dựng vũ trụ và con người. Việc tạo dựng đó được thành toàn trong một thời gian biểu tượng là một tuần lễ. Ở đây con người được tạo dụng nên giống hình ảnh của chính Thiên Chúa. Nghĩa là con người là một tác phẩm tuyệt diệu do chính bàn tay toàn năng, nhân từ và đầy yêu thương của Thiên Chúa làm nên, chứ con người không phải là một thứ nô lệ phục dịch các thần linh và mang trong người dòng máu của một vị thần bại trận, như trong huyền thoại Babilon và Sumer.
Theo thiên Anh Hùng Ca Sumer Atra Hasis, các thần Annuki chèn ép các thần Igigi, bắt các vị này làm nhiều việc nặng nhọc không chịu nổi, nên các thần Igigi nổi loạn và tấn công dinh thự của các thần Annuki. Triều thần thiên quốc phải nhóm đại hội bất thường để giải quyết vấn đề. Mọi người đều công nhận là các thần Igigi có lý để than phiền và nổi loạn. Hội nghị các thần linh đồng thanh biểu quyết tạo dựng nên con người để họ phục vụ các thần linh. Nữ thủy thần Ea khi đó mới đề nghị cắt cổ thần Wé, lấy máu trộn lẫn với đất sét làm nên con người. Thế là nữ thần Nintu là mẹ của các thần linh cùng với thủy thần Ea gọi bẩy nữ thần khác trông coi việc sinh sản đến và truyền cho họ nhào đất sét lẫn với máu của thần Wé. Nữ thần mẹ sau đó cắt ra 14 miếng đất sét, để 7 miếng bên phải, 7 miếng bên trái và các nữ thần sinh sản cho ra đời bẩy cặp nam nữ ghép họ thành đôi với nhau. Và thế là loài người nhận các luật lệ và bắt đầu phục dịch các thần linh.
Loài người phục vụ các thần, đặc biệt qua các dịch vụ tế tự. Nhưng khi cúng bái họ khua chiêng đánh trống đệm kèn inh ỏi, ồn ào quá khiến các thần không ngủ nghỉ gì được, nên các thần giận và quyết định hủy diệt loài người. Cứ cách 1.200 năm thì các thần lại giáng xuống loài người một tai họa. Ban đầu là dịch hạch, rồi nạn hạn hán mất mùa, và nhiều tai hoạ khác và sau cùng là lụt hồng thủy. Nhưng nữ thủy thần Ea đặc biệt che chở và yêu thương Atras Hasis nên cứu ông thoát nạn.
Dân Babilon cũng muốn giải thích sự kiện con người có thân xác, tinh thần và phải chịu bệnh tật rồi chết đi. Nhưng quan niệm của họ về con người rất bi quan. Con người mang trong mình dòng máu vị thần bị giết. Khi sống thì làm nô lệ các thần. Rồi chỉ vì các thần muốn yên thân nên họ hủy diệt con người bằng mọi tai ương bệnh tật và nạn hồng thủy.
Trong quan niệm Kinh Thánh con người được Thiên Chúa dựng nên vì tình yêu thương, được kêu mời thông chia vào chính hơi thở, vào chính sự sống thần thiêng của Thiên Chúa và trở nên giống Ngài trong mọi sự, kể cả công việc làm tầm thường nhất của mỗi ngày. Rồi trước khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ và mọi loài mọi vật, cùng sắp đặt khung cảnh sống cho con người nữa. Ngài tạo dựng tất cả chỉ bằng một lời phán.
Câu chuyện thứ hai về việc tạo dựng ở chương 2 sách Khởi Nguyên mang bút tích truyền thống Giavit thuộc thế kỷ thứ IX-VIII trước TL. Lối hành văn của soạn giả Giavit cụ thể, gợi hình và thơ mộng hơn. Để diễn tả sự kiện Thiên Chúa sửa soạn khung cảnh và môi trường sống cho con người ông viết: "một làn nước tự đất vọt lên và tưới khắp mặt đất trong cái hoang vu hỗn mang của thời khai nguyên". Rồi ông tả cảnh Thiên Chúa sáng tạo nên con người như sau: "Giavê Êlohim đã nắn ra con người với bụi lấy từ đất. Ngài đã hà hơi sự sống vào lỗ mũi nó và thế là con người trở thành sinh linh". Ở đây soạn giả Givít chơi chữ: Thiên Chúa dựng nên adam tiếng do thái là con người với adamah là đất. Qua hình ảnh đơn sơ xem ra ngây ngô ấy, soạn giả Giavit khẳng định rằng Thiên Chúa tạo dựng nên con người có xác có hồn. Con người là một thụ tạo có thịt xác là bụi đất, và tinh thần là hơi thở của chính Thiên Chúa. Nghĩa là tự bản chất của mình, con người là thịt xác, là vật chất, là đất bụi, gắn liền với vũ trụ vật chất và liên lạc với nó quan thân xác của mình.
Nhưng bởi vì nó cũng còn có hơi thở của Thiên Chúa trong mình, nên con người là một sinh linh. Nghĩa là chính hơi thở của Thiên Chúa cho phép con người vốn là vật chất, là xác thịt là đất bụi được trở thành một bản vị sống động có khả năng bước vào cuộc sống tương quan thân tình với Thiên Chúa. Và đây là nét đặc thù cốt yếu giúp chúng ta phân biệt con người với mọi thú vật khác.
2. Nói cách khác, qua một thứ ngôn ngữ tượng hình, soạn giả văn bản Kinh Thánh muốn đưa ra một định nghĩa thần học về con người.
Bởi vì sự kiện con người bằng xương bằng thịt, có gân có cốt, thì soạn giả cũng dư biết điều đó chứ. Nhưng thay vì dùng các danh từ trừu tượng khó nhớ, thì ông dùng một câu chuyện, một hình ảnh văn chương cụ thể rất quen thuộc đối với các dân tộc vùng Trung Đông Cổ thời đó, để diễn tả tư tưởng thần học này.
Nghĩa là ông muốn đưa ra một định nghĩa về con người dưới ánh sáng của lòng tin. Theo ông, con người là một sinh vật có linh hồn, do chính bàn tay Thiên Chúa làm ra, và mang trong thân xác mình là vật chất cát bụi chính hơi thở của Thiên Chúa. Hơi thở thần thiêng đó là nhân tố cho phép con người có được cuộc sống thông hiệp vào chính cuộc sống của Thiên Chúa trong mối tương quan liên bản vị với Ngài.
Kinh Thánh thường dùng ba từ ngữ đặc biệt để diễn tả con người. Đó là baxa, ruackh và nêphesh, nghĩa là xác thịt, hơi thở và sự sống. Khi trao ban hơi thở cho thịt xác là Thiên Chúa muốn cho con người thông chia vào sự sống mà Ngài là chủ. Nghĩa là nếu không có hơi thở của Thiên Chúa, thì con người và mọi loài mọi vật không thể sống được. Đó là điều tác giả Thánh Vịnh 104 khẳng định trong 2 câu 29-30: "Chúa cất hơi thở, mọi loài trở về bụi tro. Chúa thở hơi, thì mọi vật được tạo thành". Chính hơi thở của Thiên Chúa trao ban tinh thần cho con người và nhờ đó con người sống được, con người trở thành bản vị sống động, một nêphesh trong tiếng Do Thái, nghĩa là một "cái tôi", một "bản vị ý thức", có khả năng liên lạc thân tình với Thiên Chúa.
Khi con người hay thú vật chết, thì cái gì xảy ra? Thiên Chúa rút hơi thở của Ngài lại. Thịt xác lúc đó lại trống rỗng và không sống nữa. Và một thực trạng mới xuất hiện. Đó là cái mà chúng ta gọi là xác chết. Nó sẽ mục rữa đi và tan biến thành bụi đất. Hình ảnh mà soạn giả Giavít dùng để diễn tả quan niệm của ông về bản thể con người, xem ra ngô nghê, nhưng thực ra rất là cụ thể và sâu sắc. Qua đó chúng ta cảm nghiệm được nỗi xót xa khi con người phạm tội, đánh mất đi cuộc sống thần thiêng thân tình với Thiên Chúa, đến nỗi chính Thiên Chúa là Đấng trao ban sự sống cho con người đã phải chua xót: "Ngươi là tro bụi, từ nay ngươi sẽ trở về bụi tro".
3. Không có chuyện xung khắc với khoa học.
Kinh Thánh và khoa học không trái nghịch nhau, và không thể trái nghịch nhau. Bởi vì mỗi bên có thứ ngôn ngữ riêng của mình, và cách thức truy tầm giải quyết vấn đề cũng không giống nhau.
Thứ ngôn ngữ của Kinh Thánh là thứ ngôn ngữ thần học. Trong khi thứ ngôn ngữ của khoa học là thực nghiệm. Nghĩa là Kinh Thánh không nhằm mục đích đưa ra các khẳng định khoa học về nguồn gốc con người hay trình bầy các sự kiện theo các tiêu chuẩn khách quan, có thể kiểm chứng được liên quan đến sự cấu tạo, đến sự hiện diện và cuộc sống của con người trên trái đất này như khoa học. Điều Kinh Thánh muốn trình bầy với người đọc ở đây là những suy tư thần học, liên quan đến ý nghĩa bản thể con người, ý nghĩa các tương quan của con người với Thiên Chúa và với vũ trụ vạn vật, ý nghĩa sự hiện diện và cuộc sống của con người trên trần gian này.
Tất cả những vấn đề thần học ấy được trình bày dưới ánh sáng của lòng tin. Chính vì thế nên chúng ta không được phép lẫn lộn 2 lãnh vực thần học và khoa học. Bởi vì những gì viết trong Kinh Thánh không phải là những khẳng định khoa học, và bởi vì những hình ảnh và kiểu diễn tả dưới hình thức một câu chuyện với các tình tiết màu mè, là một lối hành văn, là kiểu diễn tả chung của tất cả các dân tộc vùng Trung Đông Cổ thời xa xưa. Đó là thứ ngôn ngữ ví von, nhiều tính chất thơ văn, và tượng hình. Khi đọc văn bản, chúng ta phải cố khám phá ra ý nghĩa thần học dấu ẩn trong đó.
II. CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VỀ NGUỒN GỐC VŨ TRỤ VÀ CON NGƯỜI
Khoa thiên văn và vũ trụ học ngày nay cho chúng ta biết rằng thế giới đã có từ 30 tỉ năm nay, và vũ trụ không chỉ gồm thái dững hệ, trong đó có trái đất của chúng ta và 200 tỉ ngôi sao thuộc giải ngân hà mà thôi, nhưng còn có hằng hà sa số các giải ngân hà khác nữa, cũng như các tinh tú nằm cách xa trái đất đến 2 tỉ năm ánh sáng, tức là chừng 19.000 tỉ lần tỉ cây số. Các giải ngân hà ấy chuyển động xa rời nhau với tốc độ tương đương với khoảng cách có giữa chúng.
1. Tất cả cũng chỉ là giả thuyết
Dựa trên những điều này khoa học đưa ra thuyết vũ trụ lan rộng mọi phía. Để giải thích sự hình thành của vũ trụ người ta đưa ra giả thuyết vụ nổ khai nguyên. Theo đó ban đầu tất cả mọi chất liệu trong vũ trụ đều kết hợp trong một hạt nhân nguyên thủy duy nhất. Hạt nhân đó phát xuất từ đâu không ai biết rõ. Tiếp đến hạt nhân khai nguyên ấy nổ tung ra. Các mảnh phát xuất từ vụ nổ này đụng chạm cọ xát nhau và cấu tạo thành hằng trăm tỉ vũ trụ, như vũ trụ của chúng ta ngày nay. Vụ nổ ấy xảy ra cách đây chừng 20 tỉ năm. Và trong tiến trình hình thành dài đó của vũ trụ, thì trái đất là thành phần li ti của một trong hằng hà sa số các giải ngân hà. Với thời gian, vỏ của trái đất nguội dần đi. Tiếp đến là sự cấu tạo các điều kiện cần thiết cho sự sống như nước, khí, cây cỏ thảo mộc, thiên nhiên, súc vật. Và con người đã chỉ xuất hiện trên trái đất này vào khoảng kỷ thứ tư mà thôi tức là cách đây khoảng một triệu năm. Kỷ thứ tư là thời gian ngắn trong quá trình hình thành dài đằng đẵng của vũ trụ, gồm 3 triệu năm cuối cùng trong lịch sử vũ trụ.
Trên đây là đại khái một vài dữ kiện khoa học, nhưng chúng chỉ là những phỏng đoán, chứ không có gì chính xác. Bởi vì thực ra không ai biết được chính xác loài người đã xuất hiện trên trái đất này lúc nào. Nghĩa là đối với các vấn đề liên quan đến sự hình thành của vũ trụ và sự hiện diện của loài người trên trái đất này, khoa học cũng mù tịt, và không cung cấp cho chúng ta dữ kiện nào chính xác và thỏa đáng. Tất cả vẫn chỉ là những giả thuyết, những dự đoán hữu lý mà thôi.
2. Thuyết biến hóa và đa chủng.
Mặc dù khoa học chưa cho biết gì chắc chắn về thời khai sinh và nếp sống của con người, nhưng thuyết biến hóa và đa chủng được mọi người chấp nhận.
Thuyết biến hóa cho rằng thú vật hiện diện trên trái đất đã biến đổi dần dần, và càng ngày càng tiến đến chỗ hoàn hảo hơn. Rồi một lúc nào đó trong lịch sử dài, một loài sinh vật đã trở thành giống người, trổi vượt hơn mọi loài khác.
Còn thuyết đa chủng thì chủ trương rằng loài người đã phát xuất từ nhiều chủng tộc khác nhau. Liên quan đến nguồn gốc con người khoa sinh vật và nhân chủng học đã đưa ra các giả thuyết sau đây: 1, Thứ nhất là thuyết monogenisme. Thuyết này chủ trương rằng loài người phát xuất từ một cặp vợ chồng duy nhất. 2, Thứ hai là thuyết polygenisme. Thuyết này cho rằng loài người đã phát xuất từ nhiều cặp vợ chồng sống qui tụ thành một xã hội. 3, Thứ ba là thuyết polyphyletisme. Thuyết này chủ trương rằng loài người phát xuất từ nhiều nhóm vợ chồng khác nhau sống qui tụ thành một xã hội. 4, Thứ tư là thuyết monophyletisme. Thuyết này chủ trương rằng loài người bắt nguồn từ một dòng giống duy nhất. Nghĩa là đã có một hay có thể là nhiều nhóm sinh vật qua tiến trình tiến hoá, trở thành giống mới là giống người.
Tuy nhiên tất cả những điều nói trên cũng vẫn chỉ là những giả thuyết. Đúng hay sai thì đó là chuyện của lãnh vực khoa học. Mặc dù các nhà sinh vật học ngày nay nghiêng về thuyết monophyletisme, cho rằng loài người phát xuất từ một dòng giống duy nhất là giống người, cho đến nay nguồn gốc loài người vẫn còn là một bí ẩn chưa ai hiểu rõ và giải thích được.
III. KINH THÁNH KHÔNG TRÁI NGHỊCH VỚI KHOA HỌC
Như thế Kinh Thánh nói rằng Adong và Eva là nguyên tổ của loài người, tức là theo thuyết monogenisme, cho rằng loài người phát xuất từ một cặp vợ chồng duy nhất. Nghĩa là cho dù Kinh Thánh có khẳng định như vậy cũng rất là khoa học, chứ không trái nghịch khoa học.
1. Có thật khoa học khẳng định như thế không?
Thật ra trong chương 1 và 2 sách Khởi Nguyên, soạn giả Kinh Thánh chỉ đề cập đến người nam và người nữ, đến loài người gồm 2 phái nói chung, chứ không nói đến một người nam và một người nữ có tên gọi là Adong và Eva như có nhiều người vẫn còn hiểu cho đến nay.
Adam trong tiếng Do Thái có nghĩa là con người, phát xuất từ adamah, nghĩa là đất. Thế rồi Ish là đàn ông tìm thấy người trợ giúp tương xứng với mình là ishah, đàn bà. Nghĩa là ở đây soạn giả Kinh Thánh chơi chữ, để diễn tả quan niệm thần học của ông về ba thực tại:- Thứ nhất là bản chất con người là vật chất.- Thứ hai là số phận của con người sau khi sa đọa, sau khi đánh mất đi cuộc sống thân tình với Thiên Chúa, thì phải trở về bụi đất.- Và thứ ba là mối tương giao giữa hai phái nam nữ, là các bản vị đều có cùng nguồn gốc và ngang hàng với nhau. Đó là ý nghĩa câu nói: "Đây là xương tự xương tôi và thịt tự thịt tôi". Nói cách khác văn bản Kinh Thánh không đề cập đến hai nhân vật lịch sử có tên gọi là Adong và Eva. Tiếng Adam danh từ chung, có nghĩa là con người, loài người, đã chỉ trở thành tên riêng từ chương 4 câu 25 của sách Khởi Nguyên mà thôi. Và trong trường hợp này khi làm như thế là soạn giả dùng hai cách thức cổ điển là hình ảnh một cặp vợ chồng và thuật cắt nghĩa tên gọi để diễn tả nguồn gốc loài người.
Thuật giải thích tên gọi là một hình thái văn chương nhằm mục đích nhân cách hóa nguồn gốc các nhóm dân, như một bộ lạc, một thành phố, một quốc gia v.v... bằng cách lấy tên đó đặt cho một vị tổ "giả sử". Thí dụ Athene là nữ thần giả sử đã lấy tên của mình để đặt cho thành phố Athenes, thủ đô Hy lạp. Chương 10 sách Khởi Nguyên cũng kê khai ra một bản gia phả các tên gọi kiểu đó. Nhưng chúng đều là các địa danh, chứ không phải là tên các nhân vật lịch sử. Cũng thế, khi nói đến tên gọi Adong và Eva, từ chương 4 trở đi, soạn giả Kinh Thánh từ giả sử ông bà tổ tiên của loài người, chứ thật ra Adong và Eva không phải là tên của hai nhân vật lịch sử đã sống thật. Hình ảnh một cặp vợ chồng cũng là một hình thái văn chương, một kiểu cách diễn tả tư tưởng. Khi dùng hai hình ảnh văn chương nói trên, là soạn giả Kinh Thánh cố ý nhấn mạnh đến sự hợp nhất của loài người: hiệp nhất trong nguồn gốc, hiệp nhất trong ơn gọi làm người, hiệp nhất trong điều kiện sống và hiệp nhất trong vận mệnh được nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Cách trình bầy cổ điển về nguồn gốc loài người dưới hình thức một cặp vợ chồng này cũng được các tác giả Tân Ước dùng lại (Mc 9,6-8; Rm 5, 12-21; 1Co 15,45-48; 2Co 11,3)trong cùng mục đích. Kinh Thánh Tân Ước đã giả sử điều đó khi cho thấy Chúa Giêsu Kitô là Đấng đến để tái lập sự hiệp nhất ấy (Eph 1,10; 2,13-16; 1Co 15, 45-49; Rm 5, 12-21; 2Co 5, 17). Nhưng Chúa Giêsu đã chỉ có thể hiện thực điều đó, bởi vì trước hết Ngài đã gia nhập vào gia đình nhân loại, một gia đình đã đánh mất đi sự hiệp nhất của mình, một gia đình bị xâu xé và đổ vỡ.
2. Soạn giả Kinh Thánh bị hiểu lầm
Soạn giả Kinh Thánh đã dùng hai hình ảnh văn chương cổ điển là thuật giải thích tên gọi và hình ảnh một cặp vợ chồng để diễn tả quan niệm thần học của ông về sự hợp nhất của loài người trong ơn gọi làm người, trong điều kiện sống thân phận làm người, và trong vận mệnh được cứu rỗi, chứ ông không khẳng định rằng Adong và Eva là hai nhân vật lịch sử. Như thế cho đến nay, chúng ta đã hiểu lầm soạn giả Kinh Thánh. Sự hiểu lầm này cũng đã ảnh hưởng trên các giáo huấn của giáo quyền liên quan đến tội tổ tông. Năm 1950 Đức Piô XII viết trong thông điệp "Nguồn gốc loài người" ; "Người ta không thấy làm thế nào một quan điểm loại này (nghĩa là thuyết đa chủng) lại có thể phù hợp với điều các nguồn sự thật mạc khải và các giáo huấn giáo quyền hội thánh đưa ra về tội tổ tông.
Tài liệu này của Đức Piô XII có 2 điểm không ổn. Thứ nhất là trên lãnh vực chú giải Kinh Thánh, nó vẫn duy trì lập trường coi những điều kể trong ba chương đầu sách Khởi Nguyên về việc tạo dựng vũ trụ và con người là các dữ kiện lịch sử, đã thật sự xảy ra như vậy. Đây là lập trường không đúng đắn cần phải loại bỏ. Thứ hai trên lãnh vực nhân chủng học, nó không phân biệt thuyết polygenisme (thuyết cho rằng toàn nhân loại đều phát xuất từ nhiều cặp vợ chồng thuộc cùng một giống) với thuyết Polyphyletisme (loài người phát sinh từ nhiều cặp vợ chồng thuộc nhiều dòng giống khác nhau). Hơn nữa thông điệp nói trên của Đức Piô XII chỉ nhận định sự hiệp nhất của loài người trên bình diện sinh vật học, chứ không xem xét vấn đề dưới khía cạnh xã hội.
3. Khoa học chưa giải thích được nguồn gốc của loài người sao lại trách cứ giải pháp thần học sâu xa của Kinh Thánh?
Tóm lại cho đến nay, khoa học cũng chưa giải thích được nguồn gốc của loài người. Tất cả các giả thuyết khoa học đã đưa ra đều chỉ là những dự đoán, không có gì là chắc chắn. Khoa cổ sinh vật học về loài người cũng chưa thể xác định được thời gian việc thành người đích thực xảy ra. Nghĩa là khi nào con người đã có ý thức về mình là bản vị, đã có khả năng sống kinh nghiệm đạo đức luân lý và tôn giáo.
Nhưng dù khoa học có giải thich nguồn gốc con người thế nào đi nữa, thì sự thật thần học mà Kinh Thánh khẳng định vẫn không thay đổi.
1. Thiên Chúa là Đấng sáng tạo nên con người, nên loài người. Con người là một sinh linh, nghĩa là một sinh vật có xác có hồn, có khả năng liên lạc liên bản vị với Thiên Chúa.
2. Tất cả mọi người trong gia đình nhân loại đều hợp nhất trong nguồn gốc là thụ tạo do Thiên Chúa làm nên, trong ơn gọi làm người là thông hiệp vào chính sự sống của Thiên Chúa và sống hạnh phúc thân tình bên Ngài và với Ngài, trong điều kiện sống thân phận con người sau khi đã tự ý xa rời Thiên Chúa và đánh mất đi cuộc sống hạnh phúc thần thiêng của mình, và trong vận mệnh vẫn được Thiên Chúa tiếp tục yêu thương và cứu rỗi.
Tất cả các sự thật thần học trên đây của niềm tin kitô vào việc tạo dựng vũ trụ và con người không có gì là trái nghịch với các giả thuyết khoa học cả. Nếu không muốn nói chúng còn giúp khoa học thoát khỏi ngõ bí mù mờ của mình.
(trích trong Hiệp Thông Mục Vụ)
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn
"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..." (Đnl 15: 7-11)
Nếu những người giàu có biết chia sẻ của cải cho những người nghèo thì thế giới sẽ không còn người bị chết vì đói nữa...
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
LM. Hoàng Minh Thắng, giáo sư thánh kinh tại Roma
Nguồn : thanhlinh.com
I. Kinh Thánh bịa đặt?
Cho đến những năm gần đây, vẫn còn có những cuộc tranh luận sôi nổi liên quan đến việc tạo dựng con người. Kẻ thì tin rằng những gì Kinh Thánh kể lại là thật, nguời khác lại cho rằng Kinh Thánh bịa đặt. Con người ta bằng xương bằng thịt mà Kinh Thánh lại bảo rằng Chúa dựng nên con người bằng đất sét. Thế rồi loài người gồm nhiều chủng tộc khác nhau, nhiều mầu da, nhiều tiếng nói khác nhau, mà sao Kinh Thánh lại nói ông Adong và bà Eva là nguyên tổ của loài người?
1. Quan niệm thần học về ơn gọi siêu việt của con người.
Sách Khởi nguyên có hai bản khác nhau trình thuật việc Thiên Chúa sáng tạo nên loài người. Chương 1 là tác phẩm của trường phái Thầy Cả, được sáng tác trong thời dân Do Thái lưu đầy bên Babilon, tức từ năm 587 đến 538 trước TL.
Để giúp các người đồng hữung duy trì niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, cũng như tuân giữ ngày sabat và xác tín về ơn gọi làm người cao cả của mình, các thầy tư tế đã trình bầy một quan niệm thần học siêu việt về việc tạo dựng vũ trụ và con người. Việc tạo dựng đó được thành toàn trong một thời gian biểu tượng là một tuần lễ. Ở đây con người được tạo dụng nên giống hình ảnh của chính Thiên Chúa. Nghĩa là con người là một tác phẩm tuyệt diệu do chính bàn tay toàn năng, nhân từ và đầy yêu thương của Thiên Chúa làm nên, chứ con người không phải là một thứ nô lệ phục dịch các thần linh và mang trong người dòng máu của một vị thần bại trận, như trong huyền thoại Babilon và Sumer.
Theo thiên Anh Hùng Ca Sumer Atra Hasis, các thần Annuki chèn ép các thần Igigi, bắt các vị này làm nhiều việc nặng nhọc không chịu nổi, nên các thần Igigi nổi loạn và tấn công dinh thự của các thần Annuki. Triều thần thiên quốc phải nhóm đại hội bất thường để giải quyết vấn đề. Mọi người đều công nhận là các thần Igigi có lý để than phiền và nổi loạn. Hội nghị các thần linh đồng thanh biểu quyết tạo dựng nên con người để họ phục vụ các thần linh. Nữ thủy thần Ea khi đó mới đề nghị cắt cổ thần Wé, lấy máu trộn lẫn với đất sét làm nên con người. Thế là nữ thần Nintu là mẹ của các thần linh cùng với thủy thần Ea gọi bẩy nữ thần khác trông coi việc sinh sản đến và truyền cho họ nhào đất sét lẫn với máu của thần Wé. Nữ thần mẹ sau đó cắt ra 14 miếng đất sét, để 7 miếng bên phải, 7 miếng bên trái và các nữ thần sinh sản cho ra đời bẩy cặp nam nữ ghép họ thành đôi với nhau. Và thế là loài người nhận các luật lệ và bắt đầu phục dịch các thần linh.
Loài người phục vụ các thần, đặc biệt qua các dịch vụ tế tự. Nhưng khi cúng bái họ khua chiêng đánh trống đệm kèn inh ỏi, ồn ào quá khiến các thần không ngủ nghỉ gì được, nên các thần giận và quyết định hủy diệt loài người. Cứ cách 1.200 năm thì các thần lại giáng xuống loài người một tai họa. Ban đầu là dịch hạch, rồi nạn hạn hán mất mùa, và nhiều tai hoạ khác và sau cùng là lụt hồng thủy. Nhưng nữ thủy thần Ea đặc biệt che chở và yêu thương Atras Hasis nên cứu ông thoát nạn.
Dân Babilon cũng muốn giải thích sự kiện con người có thân xác, tinh thần và phải chịu bệnh tật rồi chết đi. Nhưng quan niệm của họ về con người rất bi quan. Con người mang trong mình dòng máu vị thần bị giết. Khi sống thì làm nô lệ các thần. Rồi chỉ vì các thần muốn yên thân nên họ hủy diệt con người bằng mọi tai ương bệnh tật và nạn hồng thủy.
Trong quan niệm Kinh Thánh con người được Thiên Chúa dựng nên vì tình yêu thương, được kêu mời thông chia vào chính hơi thở, vào chính sự sống thần thiêng của Thiên Chúa và trở nên giống Ngài trong mọi sự, kể cả công việc làm tầm thường nhất của mỗi ngày. Rồi trước khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ và mọi loài mọi vật, cùng sắp đặt khung cảnh sống cho con người nữa. Ngài tạo dựng tất cả chỉ bằng một lời phán.
Câu chuyện thứ hai về việc tạo dựng ở chương 2 sách Khởi Nguyên mang bút tích truyền thống Giavit thuộc thế kỷ thứ IX-VIII trước TL. Lối hành văn của soạn giả Giavit cụ thể, gợi hình và thơ mộng hơn. Để diễn tả sự kiện Thiên Chúa sửa soạn khung cảnh và môi trường sống cho con người ông viết: "một làn nước tự đất vọt lên và tưới khắp mặt đất trong cái hoang vu hỗn mang của thời khai nguyên". Rồi ông tả cảnh Thiên Chúa sáng tạo nên con người như sau: "Giavê Êlohim đã nắn ra con người với bụi lấy từ đất. Ngài đã hà hơi sự sống vào lỗ mũi nó và thế là con người trở thành sinh linh". Ở đây soạn giả Givít chơi chữ: Thiên Chúa dựng nên adam tiếng do thái là con người với adamah là đất. Qua hình ảnh đơn sơ xem ra ngây ngô ấy, soạn giả Giavit khẳng định rằng Thiên Chúa tạo dựng nên con người có xác có hồn. Con người là một thụ tạo có thịt xác là bụi đất, và tinh thần là hơi thở của chính Thiên Chúa. Nghĩa là tự bản chất của mình, con người là thịt xác, là vật chất, là đất bụi, gắn liền với vũ trụ vật chất và liên lạc với nó quan thân xác của mình.
Nhưng bởi vì nó cũng còn có hơi thở của Thiên Chúa trong mình, nên con người là một sinh linh. Nghĩa là chính hơi thở của Thiên Chúa cho phép con người vốn là vật chất, là xác thịt là đất bụi được trở thành một bản vị sống động có khả năng bước vào cuộc sống tương quan thân tình với Thiên Chúa. Và đây là nét đặc thù cốt yếu giúp chúng ta phân biệt con người với mọi thú vật khác.
2. Nói cách khác, qua một thứ ngôn ngữ tượng hình, soạn giả văn bản Kinh Thánh muốn đưa ra một định nghĩa thần học về con người.
Bởi vì sự kiện con người bằng xương bằng thịt, có gân có cốt, thì soạn giả cũng dư biết điều đó chứ. Nhưng thay vì dùng các danh từ trừu tượng khó nhớ, thì ông dùng một câu chuyện, một hình ảnh văn chương cụ thể rất quen thuộc đối với các dân tộc vùng Trung Đông Cổ thời đó, để diễn tả tư tưởng thần học này.
Nghĩa là ông muốn đưa ra một định nghĩa về con người dưới ánh sáng của lòng tin. Theo ông, con người là một sinh vật có linh hồn, do chính bàn tay Thiên Chúa làm ra, và mang trong thân xác mình là vật chất cát bụi chính hơi thở của Thiên Chúa. Hơi thở thần thiêng đó là nhân tố cho phép con người có được cuộc sống thông hiệp vào chính cuộc sống của Thiên Chúa trong mối tương quan liên bản vị với Ngài.
Kinh Thánh thường dùng ba từ ngữ đặc biệt để diễn tả con người. Đó là baxa, ruackh và nêphesh, nghĩa là xác thịt, hơi thở và sự sống. Khi trao ban hơi thở cho thịt xác là Thiên Chúa muốn cho con người thông chia vào sự sống mà Ngài là chủ. Nghĩa là nếu không có hơi thở của Thiên Chúa, thì con người và mọi loài mọi vật không thể sống được. Đó là điều tác giả Thánh Vịnh 104 khẳng định trong 2 câu 29-30: "Chúa cất hơi thở, mọi loài trở về bụi tro. Chúa thở hơi, thì mọi vật được tạo thành". Chính hơi thở của Thiên Chúa trao ban tinh thần cho con người và nhờ đó con người sống được, con người trở thành bản vị sống động, một nêphesh trong tiếng Do Thái, nghĩa là một "cái tôi", một "bản vị ý thức", có khả năng liên lạc thân tình với Thiên Chúa.
Khi con người hay thú vật chết, thì cái gì xảy ra? Thiên Chúa rút hơi thở của Ngài lại. Thịt xác lúc đó lại trống rỗng và không sống nữa. Và một thực trạng mới xuất hiện. Đó là cái mà chúng ta gọi là xác chết. Nó sẽ mục rữa đi và tan biến thành bụi đất. Hình ảnh mà soạn giả Giavít dùng để diễn tả quan niệm của ông về bản thể con người, xem ra ngô nghê, nhưng thực ra rất là cụ thể và sâu sắc. Qua đó chúng ta cảm nghiệm được nỗi xót xa khi con người phạm tội, đánh mất đi cuộc sống thần thiêng thân tình với Thiên Chúa, đến nỗi chính Thiên Chúa là Đấng trao ban sự sống cho con người đã phải chua xót: "Ngươi là tro bụi, từ nay ngươi sẽ trở về bụi tro".
3. Không có chuyện xung khắc với khoa học.
Kinh Thánh và khoa học không trái nghịch nhau, và không thể trái nghịch nhau. Bởi vì mỗi bên có thứ ngôn ngữ riêng của mình, và cách thức truy tầm giải quyết vấn đề cũng không giống nhau.
Thứ ngôn ngữ của Kinh Thánh là thứ ngôn ngữ thần học. Trong khi thứ ngôn ngữ của khoa học là thực nghiệm. Nghĩa là Kinh Thánh không nhằm mục đích đưa ra các khẳng định khoa học về nguồn gốc con người hay trình bầy các sự kiện theo các tiêu chuẩn khách quan, có thể kiểm chứng được liên quan đến sự cấu tạo, đến sự hiện diện và cuộc sống của con người trên trái đất này như khoa học. Điều Kinh Thánh muốn trình bầy với người đọc ở đây là những suy tư thần học, liên quan đến ý nghĩa bản thể con người, ý nghĩa các tương quan của con người với Thiên Chúa và với vũ trụ vạn vật, ý nghĩa sự hiện diện và cuộc sống của con người trên trần gian này.
Tất cả những vấn đề thần học ấy được trình bày dưới ánh sáng của lòng tin. Chính vì thế nên chúng ta không được phép lẫn lộn 2 lãnh vực thần học và khoa học. Bởi vì những gì viết trong Kinh Thánh không phải là những khẳng định khoa học, và bởi vì những hình ảnh và kiểu diễn tả dưới hình thức một câu chuyện với các tình tiết màu mè, là một lối hành văn, là kiểu diễn tả chung của tất cả các dân tộc vùng Trung Đông Cổ thời xa xưa. Đó là thứ ngôn ngữ ví von, nhiều tính chất thơ văn, và tượng hình. Khi đọc văn bản, chúng ta phải cố khám phá ra ý nghĩa thần học dấu ẩn trong đó.
II. CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VỀ NGUỒN GỐC VŨ TRỤ VÀ CON NGƯỜI
Khoa thiên văn và vũ trụ học ngày nay cho chúng ta biết rằng thế giới đã có từ 30 tỉ năm nay, và vũ trụ không chỉ gồm thái dững hệ, trong đó có trái đất của chúng ta và 200 tỉ ngôi sao thuộc giải ngân hà mà thôi, nhưng còn có hằng hà sa số các giải ngân hà khác nữa, cũng như các tinh tú nằm cách xa trái đất đến 2 tỉ năm ánh sáng, tức là chừng 19.000 tỉ lần tỉ cây số. Các giải ngân hà ấy chuyển động xa rời nhau với tốc độ tương đương với khoảng cách có giữa chúng.
1. Tất cả cũng chỉ là giả thuyết
Dựa trên những điều này khoa học đưa ra thuyết vũ trụ lan rộng mọi phía. Để giải thích sự hình thành của vũ trụ người ta đưa ra giả thuyết vụ nổ khai nguyên. Theo đó ban đầu tất cả mọi chất liệu trong vũ trụ đều kết hợp trong một hạt nhân nguyên thủy duy nhất. Hạt nhân đó phát xuất từ đâu không ai biết rõ. Tiếp đến hạt nhân khai nguyên ấy nổ tung ra. Các mảnh phát xuất từ vụ nổ này đụng chạm cọ xát nhau và cấu tạo thành hằng trăm tỉ vũ trụ, như vũ trụ của chúng ta ngày nay. Vụ nổ ấy xảy ra cách đây chừng 20 tỉ năm. Và trong tiến trình hình thành dài đó của vũ trụ, thì trái đất là thành phần li ti của một trong hằng hà sa số các giải ngân hà. Với thời gian, vỏ của trái đất nguội dần đi. Tiếp đến là sự cấu tạo các điều kiện cần thiết cho sự sống như nước, khí, cây cỏ thảo mộc, thiên nhiên, súc vật. Và con người đã chỉ xuất hiện trên trái đất này vào khoảng kỷ thứ tư mà thôi tức là cách đây khoảng một triệu năm. Kỷ thứ tư là thời gian ngắn trong quá trình hình thành dài đằng đẵng của vũ trụ, gồm 3 triệu năm cuối cùng trong lịch sử vũ trụ.
Trên đây là đại khái một vài dữ kiện khoa học, nhưng chúng chỉ là những phỏng đoán, chứ không có gì chính xác. Bởi vì thực ra không ai biết được chính xác loài người đã xuất hiện trên trái đất này lúc nào. Nghĩa là đối với các vấn đề liên quan đến sự hình thành của vũ trụ và sự hiện diện của loài người trên trái đất này, khoa học cũng mù tịt, và không cung cấp cho chúng ta dữ kiện nào chính xác và thỏa đáng. Tất cả vẫn chỉ là những giả thuyết, những dự đoán hữu lý mà thôi.
2. Thuyết biến hóa và đa chủng.
Mặc dù khoa học chưa cho biết gì chắc chắn về thời khai sinh và nếp sống của con người, nhưng thuyết biến hóa và đa chủng được mọi người chấp nhận.
Thuyết biến hóa cho rằng thú vật hiện diện trên trái đất đã biến đổi dần dần, và càng ngày càng tiến đến chỗ hoàn hảo hơn. Rồi một lúc nào đó trong lịch sử dài, một loài sinh vật đã trở thành giống người, trổi vượt hơn mọi loài khác.
Còn thuyết đa chủng thì chủ trương rằng loài người đã phát xuất từ nhiều chủng tộc khác nhau. Liên quan đến nguồn gốc con người khoa sinh vật và nhân chủng học đã đưa ra các giả thuyết sau đây: 1, Thứ nhất là thuyết monogenisme. Thuyết này chủ trương rằng loài người phát xuất từ một cặp vợ chồng duy nhất.
Tuy nhiên tất cả những điều nói trên cũng vẫn chỉ là những giả thuyết. Đúng hay sai thì đó là chuyện của lãnh vực khoa học. Mặc dù các nhà sinh vật học ngày nay nghiêng về thuyết monophyletisme, cho rằng loài người phát xuất từ một dòng giống duy nhất là giống người, cho đến nay nguồn gốc loài người vẫn còn là một bí ẩn chưa ai hiểu rõ và giải thích được.
III. KINH THÁNH KHÔNG TRÁI NGHỊCH VỚI KHOA HỌC
Như thế Kinh Thánh nói rằng Adong và Eva là nguyên tổ của loài người, tức là theo thuyết monogenisme, cho rằng loài người phát xuất từ một cặp vợ chồng duy nhất. Nghĩa là cho dù Kinh Thánh có khẳng định như vậy cũng rất là khoa học, chứ không trái nghịch khoa học.
1. Có thật khoa học khẳng định như thế không?
Thật ra trong chương 1 và 2 sách Khởi Nguyên, soạn giả Kinh Thánh chỉ đề cập đến người nam và người nữ, đến loài người gồm 2 phái nói chung, chứ không nói đến một người nam và một người nữ có tên gọi là Adong và Eva như có nhiều người vẫn còn hiểu cho đến nay.
Adam trong tiếng Do Thái có nghĩa là con người, phát xuất từ adamah, nghĩa là đất. Thế rồi Ish là đàn ông tìm thấy người trợ giúp tương xứng với mình là ishah, đàn bà. Nghĩa là ở đây soạn giả Kinh Thánh chơi chữ, để diễn tả quan niệm thần học của ông về ba thực tại:
Thuật giải thích tên gọi là một hình thái văn chương nhằm mục đích nhân cách hóa nguồn gốc các nhóm dân, như một bộ lạc, một thành phố, một quốc gia v.v... bằng cách lấy tên đó đặt cho một vị tổ "giả sử". Thí dụ Athene là nữ thần giả sử đã lấy tên của mình để đặt cho thành phố Athenes, thủ đô Hy lạp. Chương 10 sách Khởi Nguyên cũng kê khai ra một bản gia phả các tên gọi kiểu đó. Nhưng chúng đều là các địa danh, chứ không phải là tên các nhân vật lịch sử. Cũng thế, khi nói đến tên gọi Adong và Eva, từ chương 4 trở đi, soạn giả Kinh Thánh từ giả sử ông bà tổ tiên của loài người, chứ thật ra Adong và Eva không phải là tên của hai nhân vật lịch sử đã sống thật. Hình ảnh một cặp vợ chồng cũng là một hình thái văn chương, một kiểu cách diễn tả tư tưởng. Khi dùng hai hình ảnh văn chương nói trên, là soạn giả Kinh Thánh cố ý nhấn mạnh đến sự hợp nhất của loài người: hiệp nhất trong nguồn gốc, hiệp nhất trong ơn gọi làm người, hiệp nhất trong điều kiện sống và hiệp nhất trong vận mệnh được nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Cách trình bầy cổ điển về nguồn gốc loài người dưới hình thức một cặp vợ chồng này cũng được các tác giả Tân Ước dùng lại (Mc 9,6-8; Rm 5, 12-21; 1Co 15,45-48; 2Co 11,3)trong cùng mục đích. Kinh Thánh Tân Ước đã giả sử điều đó khi cho thấy Chúa Giêsu Kitô là Đấng đến để tái lập sự hiệp nhất ấy (Eph 1,10; 2,13-16; 1Co 15, 45-49; Rm 5, 12-21; 2Co 5, 17). Nhưng Chúa Giêsu đã chỉ có thể hiện thực điều đó, bởi vì trước hết Ngài đã gia nhập vào gia đình nhân loại, một gia đình đã đánh mất đi sự hiệp nhất của mình, một gia đình bị xâu xé và đổ vỡ.
2. Soạn giả Kinh Thánh bị hiểu lầm
Soạn giả Kinh Thánh đã dùng hai hình ảnh văn chương cổ điển là thuật giải thích tên gọi và hình ảnh một cặp vợ chồng để diễn tả quan niệm thần học của ông về sự hợp nhất của loài người trong ơn gọi làm người, trong điều kiện sống thân phận làm người, và trong vận mệnh được cứu rỗi, chứ ông không khẳng định rằng Adong và Eva là hai nhân vật lịch sử. Như thế cho đến nay, chúng ta đã hiểu lầm soạn giả Kinh Thánh. Sự hiểu lầm này cũng đã ảnh hưởng trên các giáo huấn của giáo quyền liên quan đến tội tổ tông. Năm 1950 Đức Piô XII viết trong thông điệp "Nguồn gốc loài người" ; "Người ta không thấy làm thế nào một quan điểm loại này (nghĩa là thuyết đa chủng) lại có thể phù hợp với điều các nguồn sự thật mạc khải và các giáo huấn giáo quyền hội thánh đưa ra về tội tổ tông.
Tài liệu này của Đức Piô XII có 2 điểm không ổn. Thứ nhất là trên lãnh vực chú giải Kinh Thánh, nó vẫn duy trì lập trường coi những điều kể trong ba chương đầu sách Khởi Nguyên về việc tạo dựng vũ trụ và con người là các dữ kiện lịch sử, đã thật sự xảy ra như vậy. Đây là lập trường không đúng đắn cần phải loại bỏ. Thứ hai trên lãnh vực nhân chủng học, nó không phân biệt thuyết polygenisme (thuyết cho rằng toàn nhân loại đều phát xuất từ nhiều cặp vợ chồng thuộc cùng một giống) với thuyết Polyphyletisme (loài người phát sinh từ nhiều cặp vợ chồng thuộc nhiều dòng giống khác nhau). Hơn nữa thông điệp nói trên của Đức Piô XII chỉ nhận định sự hiệp nhất của loài người trên bình diện sinh vật học, chứ không xem xét vấn đề dưới khía cạnh xã hội.
3. Khoa học chưa giải thích được nguồn gốc của loài người sao lại trách cứ giải pháp thần học sâu xa của Kinh Thánh?
Tóm lại cho đến nay, khoa học cũng chưa giải thích được nguồn gốc của loài người. Tất cả các giả thuyết khoa học đã đưa ra đều chỉ là những dự đoán, không có gì là chắc chắn. Khoa cổ sinh vật học về loài người cũng chưa thể xác định được thời gian việc thành người đích thực xảy ra. Nghĩa là khi nào con người đã có ý thức về mình là bản vị, đã có khả năng sống kinh nghiệm đạo đức luân lý và tôn giáo.
Nhưng dù khoa học có giải thich nguồn gốc con người thế nào đi nữa, thì sự thật thần học mà Kinh Thánh khẳng định vẫn không thay đổi.
1. Thiên Chúa là Đấng sáng tạo nên con người, nên loài người. Con người là một sinh linh, nghĩa là một sinh vật có xác có hồn, có khả năng liên lạc liên bản vị với Thiên Chúa.
2. Tất cả mọi người trong gia đình nhân loại đều hợp nhất trong nguồn gốc là thụ tạo do Thiên Chúa làm nên, trong ơn gọi làm người là thông hiệp vào chính sự sống của Thiên Chúa và sống hạnh phúc thân tình bên Ngài và với Ngài, trong điều kiện sống thân phận con người sau khi đã tự ý xa rời Thiên Chúa và đánh mất đi cuộc sống hạnh phúc thần thiêng của mình, và trong vận mệnh vẫn được Thiên Chúa tiếp tục yêu thương và cứu rỗi.
Tất cả các sự thật thần học trên đây của niềm tin kitô vào việc tạo dựng vũ trụ và con người không có gì là trái nghịch với các giả thuyết khoa học cả. Nếu không muốn nói chúng còn giúp khoa học thoát khỏi ngõ bí mù mờ của mình.
(trích trong Hiệp Thông Mục Vụ)
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn
"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..." (Đnl 15: 7-11)
Nếu những người giàu có biết chia sẻ của cải cho những người nghèo thì thế giới sẽ không còn người bị chết vì đói nữa...
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++