Tín hữu sống lại thế nào và thân xác phục sinh của họ ra sao?

Sau khi chứng minh cho một số tín hữu Côrintô không tin vào sự phục sinh của những người đã chết thấy rằng kitô hữu sẽ được Chúa cho sống lại, trong phần hai chương 15 thư thứ I gửi giáo đoàn này, thánh Phaolô khai triển đề tài các tín hữu sống lại thế nào và thân xác phục sinh của họ ra sao. Do thái giáo thời đó tin rằng cuộc sống phục sinh của các tín hữu tiếp tục cuộc sống hiện tại trên trần gian này và miêu tả nó với các sắc thái rất là ”duy vật”. Chính vì vậy các tín hươu duy linh Côrintô lại càng ngờ vực cuộc sống phục sinh hơn nữa. Thánh Phaolô trả lời cho vấn nạn trên bằng cách khẳng định rằng các tín hữu đã sống lại có một thân xác thật, nhưng là một thân xác đã hoàn toàn được biến đổi (cc. 36-49). Tiếp đến thánh nhân khai triển thêm đề tài chiến thắng cái chết (cc. 50-58) và khuyên tín hữu hãy dấn thân sống kiên trung và tiến tới trong lòng tin.

Để minh giải cho sự thật liên quan tới t́nh trạng sống mới hoàn toàn được biến đổi của thân xác phục sinh, thánh Phaolô dùng một vài hình ảnh quen thuộc trong thiên nhiên. Trước hết là hình ảnh hạt lúa mì. Thánh nhân nêu bật sự biến đổi phẩm chất giữa hạt lúa mì bé nhỏ được gieo vào lòng đất, mục rữa, chết đi để nẩy mầm trở thành cây lúa, và cây lúa lớn lên và đơm bông kết hạt. Giữa hai thực tại hạt lúa và cây lúa trổ bông là thực tại thê thảm của cái chết, của sự rữa nát thối mục đi. Sự biến đổ đó không phải là một tiến trình bònh thường mà là một rạn nứt, đổ vỡ, thương đau. Thân xác con người phải bợo hủy hoại rữa nát đi để trở thành một thụ tạo mới của Thiên Chúa.

Thí dụ thứ hai nhấn mạnh trên sự khác biệt giữa thịt xác của các sinh vật: thịt xác của con người và thịt xác của thú vật, và giữa loài vật thịt xác của thú vật cũng khác với tḥt xác của cá biển và chim trời. Và quan sát thứ ba liên quan tới sự khác biệt giữa thân xác trần gian và thân xác thiên linh. Ở đây sự sáng láng rạng ngời là tiêu chuẩn phân biệt. Trong trường hợp sự sống lại của thân xác con người cũng thế. Có sự khác biệt hoàn toàn giữa thân xác của tín hữu khi còn sống trên trần gian này và thân xác phục sinh của họ sau cái chết. Cũng như hạt giống chết rữa đi để trở thành cây lúa trổ bông, thân xác con người cũng rữa nát đi để trở thành một thân xác phục sinh hoàn toàn được biến đổi: thân xác của một thụ tạo mới (cc. 42-44a). Có sự đối chọi giữa hai thực tại: một bên là thân xác có thể rữa nát, bên kia là thân xác không thể rữa nát nữa; một bên là thân xác đáng khinh chê, bên kia là thân xác rạng ngời vinh quang; một bên là thân xác yếu đuối, bên kia là thân xác mạnh mẽ; một bên là thân xác tâm lý, bên kia là thân xác thần thiêng. Nhìn chung có thể kết luận rằng thánh Phaolô nhấn mạnh trên tình trạng rữa nát, mau qua, hạn hẹp bất toàn của thân xác trên trần gian này, và đề cao sự toàn thiện của thân xác phục sinh. Cùng một thân xác ấy nhưng trong hai trạng thái hoàn toàn khác biệt nhau. Sự khác biệt triệt để ấy được ghi dấu bằng cái chết, tức sự gãy đổ toàn diện đánh dấu sự biến đổi sâu thẳm ấy.

Trong các câu 44-49 thánh Phaolô cho thấy sự khác biệt cuối cùng: đó là t́nh trạng đối chọi giữa thân xác tâm lý và thân xác thiên linh. Thánh nhân khai triển điểm này bằng cách dùng lại hình ảnh kiểu mẫu của Adam thứ nhất và Adam thứ hai để chú giải các trang đầu của Kinh Thánh. Khi đối chọi trình thuật chương 1 với trình thuật chương 2 sách Sáng Thế, người ta nghĩ rằng Adam, con người được tạo dựng nên giống h́nh ảnh của Thiên Chúa, là mẫu người lý tưởng của nhân loại, trong khi Adam, con người được dựng nên bằng đất bụi, là mẫu người trần gian phải chết của lịch sử. Thánh Phaolô cuơng lấy nguồn cảm hứng từ đó, nhưng với nét độc đáo riêng biệt. Thánh nhân ám chỉ thực tại cụ thể của Đức Giêsu đaơ chết và phục sinh. Và dĩ nhiên là cái khung của suy tư thần học do thái bị nổ tung. Đức Kitô mới chính là Adam toàn vẹn, là con người ”thiên linh” là con người ”thiên quốc”, đối ngḥch với Adam, con người ”tâm lý” và ”trần gian”. Nhưng Người không đại diện cho con người tiên khởi và lý tưởng, mà là con người của thời sau hết, vị cứu chuộc nhân loại ḷch sử tội lỗi.

Nhưng đâu là ý nghĩa của của phản đề: ”tâm lý-thiên linh”, ”trần gian-thiên quốc”? Cả hai đều ám chỉ con người sống động, nhưng con người thứ nhất là con người của cuộc sống tự nhiên, giòn mỏng, và hư nát; con người thứ hai là con người của cuộc sống siêu nhiên và thiên linh, quyền năng và không tàn phai. Trong ngôn ngươ của truyền thống kinh thánh thần khí không đồng nghĩa với không vật chất, mà có nghĩa là sức mạnh, quyền năng, sự sinh động, sự sáng tạo. Thánh Phaolô di chuyển trong phạm trù này với tất cả sự tự nhiên, vì thế thánh nhân nói tới thân xác ”thiên linh”. Tuy nhiên, ở đây cần ghi nhận thêm rằng theo viễn tượng lịch sử-cứu độ trong tư tưởng của thánh nhân, con người tâm lý, con người tự nhiên là con người làm mồi cho tội lỗi, cho cái chết cuối cùng, và con người ”thiên linh” là con người đã được quyền lực của Thần Khí giải phóng và cứu chuộc. Nghĩa là thánh Phaolô di chuyển trên lãnh vực nhân chủng học hiện sinh một cách chính xác và nghiêm chỉnh.

Cả hai loại người nói trên đều có một người mẫu: Adam là mẫu của con người ”tâm lý”, nô lệ của tội lỗi và bị định đoạt phải chết đời đời; Đức Kitô phục sinh là mẫu của con người ”thiên linh”, được giải thoát và cứu độ ( x. Rm 5,12tt.). Nhưng có một khác biệt giữa hai bên: đó là sự đồng hình đồng dạng của nhân loại tội lỗi với Adam, mẫu người tiêu cực đã hoàn tất, trong khi sự đồng hình đồng dạng của nhân loại được cứu độ với Đức Kitô, mẫu người tích cực, sẽ thành toàn trong tương lai: ”Như chúng ta đã mang trong mình hình ảnh của con người trần gian thế nào, thì cũng sẽ mang trong mình hình ảnh của con người thiên quốc như thế” (c. 49). Chuyện đó xảy ra khi nào và ra sao? Theo văn bản trong sự sống lại, Đức Kitô là con người ”thiên linh”, vì đã phục sinh (c. 20) Nhưng Ngài cũng là nguyên lý tích cực sự sống lại mai sau của các tín hữu: Ngài là ”bản vị thiên linh”, vì là Đấng tạo dựng sự sống. Nhưng chính vì Đức Kitô phục sinh là Đấng tạo dựng ra sự sống ”thiên linh” theo h́nh ảnh của Ngài, nên Ngài là nguyên do mẫu mực của các kẻ được sống lại.

Còn một điểm khác cần xác định ở đây: đó là từ các câu 42-44 sang các câu 45-49 thánh Phaolô cũng thay đổi từ vựng. Từ sự đối chọi giữa thân xác ”tâm lý” và thân xác ”thiên linh” thánh Phaolô chuyển sang sự đối chọi giữa con người ”tâm lý” và con người ”thiên linh”, và dùng phạm trù này cho Adam-Kitô cuơng như cho nhân loại tội lỗi. Điểm lưu ý này rất qúy báu vì nó cho chúng ta thấy rằng từ ”thân xác” được hiểu không phải như là một phần, mà như là sự toàn vẹn tâm lý thể lý của con người. Và chính con người toàn vẹn tâm thể lý đó là chủ thể của sự sống lại mai sau, cuơng như nó đã là chủ thể của lịch sử tội lỗi và cái chết. Như thế, niềm hy vọng kitô liên quan tới con người trong sự toàn vẹn hồn xác của nó. Ngoài ra, với từ ”thân xác” thánh Phaolô ám chỉ con người trong sự bất định hiện sinh hay ḷch sử - cứu độ của nó. Nó là thân xác ”tâm lý” trong điều kiện phải chết và tùng phục tội loăi và cái chết, và nó cũng là thân xác ”thiên linh” trong điều kiện mai sau của cuộc sống phục sinh. ”Thân xác” là một xác định cấu trúc hay bản thể của con người, trong nghĩa nó là chủ thể rộng mở cho Thiên Chúa, cho tha nhân và cho thế giới, trước khi xác đ̣nh sự hiện thực của nó trong cuộc sống tích cực hay tiêu cực, nghĩa là trong điều kiện nô lệ tội lỗi và cái chết, hay trong cuộc sống tự do mà Thần khí trao ban cho nó. Như thế, trong câu 35 thánh Phaolô trả lời rõ ràng cho tín hữu Côrintô biết rằng con người sống lại là con người trong sự toàn vẹn và hiệp nhất tâm lý thể lý, được quyền năng trao ban sự sống của Thần Khí biến đổi theo h́nh ảnh của Đức Kitô phục sinh.

Các câu 50-57 khai triển đề tài cuộc sống tương lai của thụ tạo mới và ơn nhưng không Chúa ban với sắc thái khải huyền như tiếng kèn thổi vang ngày sau hết, và thái độ nôn nóng chờ đợi ngày tận thế tới gần. Nhưng trọng tâm của đoạn cuối cùng trong chương 15 thư thứ I gửi Côrintô là tính chất diệu huyền của chiến thắng chống lại cái chết. Nó diễn tả phép lạ quyền năng của Thiên Chúa. Nó cho thấy sự cách biệt xa vời giữa thực tại tự nhiên của thịt xác, máu huyết và cuộc sống phục sinh bất tử, cuộc sống thông chia vào nước Chúa (c. 50) Những gì là hư nát và phải chết tự chúng không thể đạt tình trạng bất tử (cc. 50b.53-54). Cần phải có sự can thiệp của Thiên Chúa, là Đấng cho kẻ chết sống lại và biến đổi hoàn toàn nhương người còn đang sống (cc. 51.52). Bởi vì sự biến đổi này là một bước nhảy vọt trong phẩm chất sự sống. Tự nó, con người không thể nào vượt qua được vực thẳm phân chia t́nh trạng sống trên trần gian và điều kiện của nhương người đã sống lại.

Phép lạ nhiệm mầu đó của Thiên Chúa khiến cho thánh Phaolô cảm động hát lên bài thánh ca chúc tụng chiến thắng trên cái chết, bằng cách trích hai văn bản của các ngôn sứ Isaia 25,8 và Hôsêa 13,14. tiếp theo đó là suy tư thần học về tương quan giữa luật lệ, tội lỗi và cái chết. Tương quan này sẽ là trọng tâm các suy tư thần học trong các thư gửi giáo đoàn Galát và Roma. Con người nổi loạn chống lại luật lệ của Thiên Chúa càng ngày càng rơi vào chổ bất phục tùng và khước từ luật lệ. Và quyền lực tội lỗi lạm dụng tình trạng đó để hoạt động trong con người và dẫn đưa nó tới cái chết và sự hư mất đời đời. Bài thánh ca tiếp tục với lời chúc tụng sự can thiệp diệu huyền của Thiên Chúa qua Đức Kitô để đem lại ơn cứu độ cho con người. Thánh Phaolô kết luận chương 15 với lời khuyên tín hữu bền vững và tấn tới trong lòng tin. Vì trong Đức Kitô phục sinh mọi khó nhọc của họ sẽ không uổng công vô ích.

Đức Ông Linh Tiến Khải




+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn
"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..." (Đnl 15: 7-11)
Nếu những người giàu có biết chia sẻ của cải cho những người nghèo thì thế giới sẽ không còn người bị chết vì đói nữa...
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng