Khoa học của hạnh phúc
Cập nhật lúc 20/01/2011 04:30:00 PM (GMT+7)
Một triết gia nổi tiếng đã từng nói: "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất..." Trong mọi trường hợp, điều này đã được chứng minh là luôn đúng. Có lẽ bạn sẽ không phủ nhận điều quan trọng nhất trong cuộc sống là làm sao cho mình được hạnh phúc. Để làm được như vậy, hãy nghe những lời khuyên sau, bởi chúng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh là luôn mang lại hiệu quả tích cực.
Tận hưởng từng khoảng khắc
Hãy dừng lại để hít lấy hương thơm ngọt ngào từ một bông hoa, hay quan sát trẻ con chơi đùa, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc không ngờ. Các nghiên cứu của nhà tâm lý học Sonja Lyubomirsky cho thấy những người dành thời gian nhấm nháp những sự kiện “tầm thường” hàng ngày mà rất nhiều trong số chúng ta, vì cuộc sống bận rộn, vẫn vô tình vội vã lướt qua, hoặc khi hồi tưởng về những phút giây vui vẻ trong quá khứ đều cảm thấy có sự gia tăng đáng kể cảm giác hạnh phúc và vui vẻ; còn các cảm xúc tiêu cực hay buồn chán lại giảm đi rõ rệt.
Hãy chấm dứt việc so sánh
Việc so sánh bản thân mình với những người khác có thể làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự trọng và phá hủy cảm cảm giác lạc quan hạnh phúc của bạn. Vì vậy, thay vì dành thời giờ soi mói bản thân để “phân định cao thấp” với người khác, hãy tập trung phát triển các thế mạnh cá nhân cũng như nghĩ về các thành tựu đã đạt được để làm động lực thúc đẩy các suy nghĩ tích cực, từ đó sẽ dẫn đến cảm giác thõa mãn hạnh phúc hơn.
Hãy hạ thấp giá trị của đồng tiền
Theo 2 nhà nghiên cứu Tim Kasser và Richard Ryan, những người xem trọng tiền bạc thường phải đối mặt với các cảm xúc tiêu cực như chán nản, lo âu, và đánh mất lòng tự trọng. Nghiên cứu này của họ vẫn giữ nguyên tính đúng đắn khi được thực hiện ở nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau.
Càng cố gắng tìm kiếm hạnh phúc qua các giá trị vật chất, chúng ta càng ít có cơ hội tìm thấy nó trong thế giới vật chất. Nói cách khác, hạnh phúc vật chất không kéo dài lâu, nó rất dễ dàng tan biến. Trong các nghiên cứu, nhóm người “săn tiền” này cũng đạt điểm thấp trong các bài kiểm tra về sinh lực và khả năng tự khẳng định mình.
Hãy đặt những mục tiêu có ý nghĩa
Những người phấn đấu để đạt được một mục tiêu quan trọng nào đó đối với họ, chẳng hạn như học một nghề thủ công mới, hay giáo dưỡng trẻ em hư hỏng, đều cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người không có những mục tiêu hay khát vọng rõ ràng. Theo 2 nhà tâm lý học Ed Diener và Robert Biswas, con người chúng ta cần có một mục tiêu rõ ràng để làm động lực phấn đấu, để thấy sự tồn tại của mình có ích. Hạnh phúc nằm tại điểm giao nhau của niềm vui và ý nghĩa của nó. Vì thế, cho dù là trong công việc hay trong cuộc sống gia đình, hãy chọn làm những việc mà bản thân bạn cảm thấy vui thích và có ý nghĩa.
Trong công việc, hãy chủ động
Niềm vui trong công việc của bạn phụ thuộc mức độ chủ động của bạn đối với nó. Theo nhà nghiên cứu Amy Wrzesniewski, khi chúng ta bày tỏ sự sáng tạo, chủ động giúp đỡ người khác, đề xuất những ý tưởng cái tổ mới, hoặc chủ động làm thêm những nhiệm vụ khác trong công việc, thì chúng ta sẽ cảm thấy mình làm chủ được công việc và cảm thấy công việc của bạn xứng đáng hơn.
Hãy trân trọng gia đình, gìn giữ tình bạn
Những người hạnh phúc thường là những người được sống trong những gia đình vui vẻ, đầm ấm, và có những mối quan hệ bạn bè tích cực. Bạn không thể cảm thấy hạnh phúc khi chỉ có những mối quan hệ xã giao nông cạn, mà phải thực sự xây dựng được những mối quan hệ bạn bè gần gũi và bền chặt để có thể được chia sẻ, cảm thông, cho và nhận được sự quan tâm chăm sóc cần thiết để không cảm thấy cô đơn lạc lõng.
Hãy mỉm cười
Đây là bí quyết đơn giản nhất, nhưng cũng hiệu quả nhất. Những người lạc quan vui vẻ sẽ thấy được những khả năng, những cơ hội, và thành công. Họ thường lạc quan khi nghĩ về tương lai; còn khi nghĩ về quá khứ, họ thường chỉ hồi tưởng lại những thời khắc vui vẻ. Suy nghĩ tích cực và lạc quan là một thói quen hoàn toàn có thể luyện tập được.
Hãy nói lời cảm ơn một cách chân thành nhất
Thường thường ta rất dễ quên những điều mang lại cho ta niềm vui, nhưng lại rất dễ bị ám ảnh bởi những điều mang lại cho ta đau khổ. Có nhiều người, nhiều điều ta cần phải biết ơn nhưng ít khi ta nghĩ tới; ngược lại, có một chút bực bội thì ta lại để nó bám trong trí óc ta cả ngày. Theo nhà tâm lý học Robert Emmons, việc ghi lại những sự kiện mang lại cho bạn niềm vui, hay còn được gọi là Nhật ký biết ơn (gratitude journal) thật sự sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn, khiến bạn thấy lạc quan yêu đời hơn, và cũng giúp bạn có nhiều động lực để phấn đấu cho mục tiêu của mình hơn.
Hãy chơi một môn thể thao ngoài trời
Theo một nghiên cứu của Đại học Duke (Durham, NC, Mỹ), việc tập luyện thể thao có tác dụng tương đương với các loại thuốc chống trầm cảm, hơn nữa lại hoàn toàn không có tác dụng phụ và không tốn tiền. Ngoài ra, các nghiên cứu khác còn cho thấy thể thao không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khỏe, mà nó còn cho bạn cảm giác thõa mãn và cơ hội có các tương tác xã hội tích cực. Người tập thể thao thường xuyên luôn có tâm trạng thoải mái và vui vẻ.
Hãy cho đi thật nhiều
Hãy để lòng vị tha và sự hào phóng trở thành một phần cuộc sống của bạn. Nhà nghiên cứu Stephen Post nói rằng, việc giúp đỡ người khác, hay các công việc thiện nguyện khác đem lại nhiều lợi ích cho bản thân bạn hơn bạn tưởng. Những việc làm vì lợi ích của người khác đem lại niềm hạnh phúc dài lâu đầy ý nghĩa, hơn nữa còn có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của bạn hơn cả việc tập thể dục hay bỏ hút thuốc. Việc cho đi không giới hạn ở những vật phẩm, mà nó còn là việc biết lắng nghe tâm sự của người khác, hay truyền lại cho ai đó một kỹ năng, một kinh nghiệm, hoặc chỉ đơn giản là chân thành chúc mừng thành công của bạn bè đồng nghiệp, hay khó hơn một chút là tha thứ cho lỗi lầm của người khác…Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy cho đi càng nhiều thì hạnh phúc nhận lại càng lớn.
Tận hưởng từng khoảng khắc
Hãy dừng lại để hít lấy hương thơm ngọt ngào từ một bông hoa, hay quan sát trẻ con chơi đùa, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc không ngờ. Các nghiên cứu của nhà tâm lý học Sonja Lyubomirsky cho thấy những người dành thời gian nhấm nháp những sự kiện “tầm thường” hàng ngày mà rất nhiều trong số chúng ta, vì cuộc sống bận rộn, vẫn vô tình vội vã lướt qua, hoặc khi hồi tưởng về những phút giây vui vẻ trong quá khứ đều cảm thấy có sự gia tăng đáng kể cảm giác hạnh phúc và vui vẻ; còn các cảm xúc tiêu cực hay buồn chán lại giảm đi rõ rệt.
Hãy chấm dứt việc so sánh
Việc so sánh bản thân mình với những người khác có thể làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự trọng và phá hủy cảm cảm giác lạc quan hạnh phúc của bạn. Vì vậy, thay vì dành thời giờ soi mói bản thân để “phân định cao thấp” với người khác, hãy tập trung phát triển các thế mạnh cá nhân cũng như nghĩ về các thành tựu đã đạt được để làm động lực thúc đẩy các suy nghĩ tích cực, từ đó sẽ dẫn đến cảm giác thõa mãn hạnh phúc hơn.
Hãy hạ thấp giá trị của đồng tiền
Theo 2 nhà nghiên cứu Tim Kasser và Richard Ryan, những người xem trọng tiền bạc thường phải đối mặt với các cảm xúc tiêu cực như chán nản, lo âu, và đánh mất lòng tự trọng. Nghiên cứu này của họ vẫn giữ nguyên tính đúng đắn khi được thực hiện ở nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau.
Càng cố gắng tìm kiếm hạnh phúc qua các giá trị vật chất, chúng ta càng ít có cơ hội tìm thấy nó trong thế giới vật chất. Nói cách khác, hạnh phúc vật chất không kéo dài lâu, nó rất dễ dàng tan biến. Trong các nghiên cứu, nhóm người “săn tiền” này cũng đạt điểm thấp trong các bài kiểm tra về sinh lực và khả năng tự khẳng định mình.
Hãy đặt những mục tiêu có ý nghĩa
Những người phấn đấu để đạt được một mục tiêu quan trọng nào đó đối với họ, chẳng hạn như học một nghề thủ công mới, hay giáo dưỡng trẻ em hư hỏng, đều cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người không có những mục tiêu hay khát vọng rõ ràng. Theo 2 nhà tâm lý học Ed Diener và Robert Biswas, con người chúng ta cần có một mục tiêu rõ ràng để làm động lực phấn đấu, để thấy sự tồn tại của mình có ích. Hạnh phúc nằm tại điểm giao nhau của niềm vui và ý nghĩa của nó. Vì thế, cho dù là trong công việc hay trong cuộc sống gia đình, hãy chọn làm những việc mà bản thân bạn cảm thấy vui thích và có ý nghĩa.
Trong công việc, hãy chủ động
Niềm vui trong công việc của bạn phụ thuộc mức độ chủ động của bạn đối với nó. Theo nhà nghiên cứu Amy Wrzesniewski, khi chúng ta bày tỏ sự sáng tạo, chủ động giúp đỡ người khác, đề xuất những ý tưởng cái tổ mới, hoặc chủ động làm thêm những nhiệm vụ khác trong công việc, thì chúng ta sẽ cảm thấy mình làm chủ được công việc và cảm thấy công việc của bạn xứng đáng hơn.
Hãy trân trọng gia đình, gìn giữ tình bạn
Những người hạnh phúc thường là những người được sống trong những gia đình vui vẻ, đầm ấm, và có những mối quan hệ bạn bè tích cực. Bạn không thể cảm thấy hạnh phúc khi chỉ có những mối quan hệ xã giao nông cạn, mà phải thực sự xây dựng được những mối quan hệ bạn bè gần gũi và bền chặt để có thể được chia sẻ, cảm thông, cho và nhận được sự quan tâm chăm sóc cần thiết để không cảm thấy cô đơn lạc lõng.
Hãy mỉm cười
Đây là bí quyết đơn giản nhất, nhưng cũng hiệu quả nhất. Những người lạc quan vui vẻ sẽ thấy được những khả năng, những cơ hội, và thành công. Họ thường lạc quan khi nghĩ về tương lai; còn khi nghĩ về quá khứ, họ thường chỉ hồi tưởng lại những thời khắc vui vẻ. Suy nghĩ tích cực và lạc quan là một thói quen hoàn toàn có thể luyện tập được.
Hãy nói lời cảm ơn một cách chân thành nhất
Thường thường ta rất dễ quên những điều mang lại cho ta niềm vui, nhưng lại rất dễ bị ám ảnh bởi những điều mang lại cho ta đau khổ. Có nhiều người, nhiều điều ta cần phải biết ơn nhưng ít khi ta nghĩ tới; ngược lại, có một chút bực bội thì ta lại để nó bám trong trí óc ta cả ngày. Theo nhà tâm lý học Robert Emmons, việc ghi lại những sự kiện mang lại cho bạn niềm vui, hay còn được gọi là Nhật ký biết ơn (gratitude journal) thật sự sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn, khiến bạn thấy lạc quan yêu đời hơn, và cũng giúp bạn có nhiều động lực để phấn đấu cho mục tiêu của mình hơn.
Hãy chơi một môn thể thao ngoài trời
Theo một nghiên cứu của Đại học Duke (Durham, NC, Mỹ), việc tập luyện thể thao có tác dụng tương đương với các loại thuốc chống trầm cảm, hơn nữa lại hoàn toàn không có tác dụng phụ và không tốn tiền. Ngoài ra, các nghiên cứu khác còn cho thấy thể thao không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khỏe, mà nó còn cho bạn cảm giác thõa mãn và cơ hội có các tương tác xã hội tích cực. Người tập thể thao thường xuyên luôn có tâm trạng thoải mái và vui vẻ.
Hãy cho đi thật nhiều
Hãy để lòng vị tha và sự hào phóng trở thành một phần cuộc sống của bạn. Nhà nghiên cứu Stephen Post nói rằng, việc giúp đỡ người khác, hay các công việc thiện nguyện khác đem lại nhiều lợi ích cho bản thân bạn hơn bạn tưởng. Những việc làm vì lợi ích của người khác đem lại niềm hạnh phúc dài lâu đầy ý nghĩa, hơn nữa còn có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của bạn hơn cả việc tập thể dục hay bỏ hút thuốc. Việc cho đi không giới hạn ở những vật phẩm, mà nó còn là việc biết lắng nghe tâm sự của người khác, hay truyền lại cho ai đó một kỹ năng, một kinh nghiệm, hoặc chỉ đơn giản là chân thành chúc mừng thành công của bạn bè đồng nghiệp, hay khó hơn một chút là tha thứ cho lỗi lầm của người khác…Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy cho đi càng nhiều thì hạnh phúc nhận lại càng lớn.
- Cao Nguyên (Theo Thinkhappy)