Tại Sao Phải Yêu Mến Chúa Và Tuân Giữ Luật Ngài?
§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Hỏi: Nếu Chúa là tình thương, và giầu lòng tha thứ như Giáo Hội truyền dạy thì tại sao không để cho con người tự do sống, muốn làm gì thì làm, tùy ý thích, miễn sao được hạnh phúc thì thôi. Ngược lại, đi dự lễ giáo dân cứ nghe các cha nghiêm khắc cấm điều này, cản việc kia v.v khiến cho người ta có cảm tưởng Chúa là một ông Thần hung ác lúc nào cũng đe dánh phạt, như vậy còn gì là tự do, cũng như làm sao cảm nghiệm được tình thương của Chúa ?
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, tôi xin đưa ra một thí dụ rất đơn giản, một kinh nghiệm rất thông thường của những ai đã và đang được làm cha làm mẹ trong các gia đình, thuộc mọi nền văn hoá từ đông sang tây, và từ xưa đến nay. Kinh nghiệm đó là cha mẹ nào cũng thương con, thương cháu hơn thương chính mình. Người cha – nhất là người mẹ- sẵn sàng nhịn ăn nhịn uống cho con mình được ăn no đủ. Không một cha mẹ nào có thể ngồi ăn một minh trong khi con cái đang đói, khóc la đòi ăn, xin uống.
Khi con cái còn nhỏ, cha mẹ cứ tự nhiên dành quyền nuôi dưỡng, chăm sóc hết sức mình cho con cái được sung sướng lớn khôn mà không hề nghĩ đến một tư lợi nào cho mình về chúng sau này. Cụ thể, không một cha mẹ nào, sau khi sinh con ra, lại ngồi suy nghĩ xem liệu thằng nhỏ này, con bé này sau này lớn lên có hiếu thảo, có làm nên danh vọng gì cho mình được vẻ vang và nhờ cậy hay không. Nếu không thì mang vứt bỏ ngoài thùng rác cho chết quách đi, khỏi uổng công nuôi dưỡng bây giờ !
Tôi tin chắc không một cha mẹ nào đã hành xử cách dã tâm như vậy.
Lại nữa, khi con cái còn nhỏ,- và ngay cả ở tuổi thiếu niên (teenage) không cha mẹ nào lại nuông chiều con đến mức đi mua súng đạn về cho chúng chơi, mua rượu, cần sa ma túy cho chúng hút hoặc mua những phim ảnh vô luân về chiếu cho chúng xem!
Tại sao không cha mẹ nào dám làm những việc trên cho con cái mình ? Không làm có phải vì lợi lộc hay ích lợi gì riêng của mình hay chỉ vì thưong con cái và muốn tránh cho chúng những nguy hại về tinh thần và thể xác ? Và hành xử như thế, cha mẹ có vi phạm quyền sống của con cái hay không ?
Từ thực tế và sự thật đơn giản nói trên, ta có thể suy được vì sao Chúa yêu thương ta và muốn ta sống theo đường lối của Ngài để được hạnh phúc ngay từ đời nay và nhất là đời sau.
Thật vậy, có thể nói một cách chắc chắn rằng Thiên Chúa không hề được lợi gì, và tuyệt đối Ngài cũng không muốn tìm lợi lộc nào khi tạo dưng con người và nhất là cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô. Ngài tạo dựng và cứu chuộc con người chỉ vì “Thiên Chúa là tình thương” (1Ga 4: 8) như Thánh Gioan đã quả quyết không sai lầm.
Ngài yêu thương loài người không những chỉ ban tặng nhưng không (gratuitously) vũ trụ hữu hình này với muôn ngàn tài nguyên thiên nhiên phong phú cho con người khai thác hưởng thụ như vàng, bạc, kim cương, đá quí, dầu hoả, khí đốt v.v. cùng chim trời, cá biển và muôn vàn hoa trái thơm ngon cho cả người lành lẫn kẻ gian ác tận hưởng hết đời này đến đời khác.
Đăc biệt hơn thế nữu. Thiên Chúa còn ban tặng chính “CON của mình đền làm của lễ đền tội cho chúng ta”(x. 1 Ga 4: 10) để cho chúng ta được cứu chuộc và được hy vọng sống đời đời với Ngài trên Thiên Quốc. Thánh Phaolô đã coi việc Chúa KITÔ chết thay cho nhân lọai tội lỗi là “bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5: 8)
Vậy nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta quá bội như vậy, thì có lẽ nào chúng ta lại không đáp trả tính yêu của Ngài ? Nhưng đáp trả bằng cách nào ?
Chắc chắn không phải cứ nói suông “mến Chúa” là đủ đẹp lòng Ngài. Chúa Giê su đã từng nói rõ cho môn đệ “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa, lậy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu ! nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.” (Mt 7: 21). Thi hành ý muốn của Cha trên trời có nghĩa là thực thi với lòng yêu mến mọi lề luật hay giời răn Ngài đã truyền cho chúng ta phải tuân giữ để được chúc phúc như Ngài đã phán qua miệng ngôn sứ Giê-rê-mia xưa kia:
“Nhưng điều ta truyền cho chúng là: hãy nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi và các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo mọi đường lối Ta truyền dạy để các ngươi được hạnh phúc” (Gr 7: 23)
Thánh Gioan Tông Đồ đá chỉ cho chúng ta hai điều cần thiết sau đây để chứng minh chúng ta thực tâm yêu mến Chúa:
1- “Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình” (1 Ga 4:21)
2- “Quả thật, yêu mến Thiên Chúa là tuân giữ các điều răn của Ngài” (1 Ga 5: 3)
Nói khác đi, yêu mến Thiên Chúa phải đi đôi với yêu người và thi hành các giới răn hay lề luật của Chúa. Đó là cách duy nhất chứng tỏ ta thực lòng yêu mến Chúa. Đó là bằng chứng ta muốn sống theo đường lối của Chúa và thi hành ý muốn của Ngài để được vào Nước Trời như Chúa Giê su đã dạy trên đây.
Thánh Gia-cô-bê tông đồ cũng khuyên dạy chúng ta: “Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo,luật mang lại tự do, ai thi hành luật Chúa chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (x. Gc 1:25)
Nhưng tại sao phải tuân giữ hay thi hành các giới luật của Chúa ?
Để trả lời câu hỏi này, tôi xin đưa thêm một thí dụ đơn giản nữa như sau: trong các thành phố lớn nhỏ ở Mỹ, người ta đã đặt ra nhiều luật lệ về lưu thông cho xe cộ lớn nhỏ: nào bảng STOP, bảng qui đinh giới hạn vận tốc (Speed limit), đèn đỏ cấm lưu thông, v.v. Ngòai ra, còn có cảnh sát luôn đi tuần tiễu để bảo vệ việc thi hành luật lưu thông.
Vậy thử hỏi: thành phố hay Tiểu Bang đặt ra nhiều luật lưu thông, thuê mướn nhiều cảnh sát tuần tiểu để làm gì ? để làm phiền cho dân hay để bảo vệ sinh mạng của người sử dụng công lộ ? Thực tế cho thấy: Có luật lệ, có cảnh sát, có đèn xanh đèn đỏ, v,v mà hàng ngày vẫn có nhiều tai nạn xảy ra trên các đường phố khắp nơi ! Lý do: vì có những người không tôn trọng luật lưu thông, cứ vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ qui dịnh, v.v, gây đau khổ cho chính mình và cho bao nạn nhân vô tội khác !!! Nhưng nếu không có luật lệ, không còn bóng dáng cảnh sát, đền xanh, đèn đỏ nữa để tự do cho ai muốn chậy kiểu nào tùy thích, thì kết quả sẽ ra sao ? Ai dám đòi tự do kiểu này ? có chăng chỉ có những người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, đến lợi ích phi lý của riêng mình, bất kể lợi ích chung của cộng đồng xã hội.
Như thế người ta phải cám ơn chính quyền địa phương ở các Tiểu bang về việc đã đưa ra những luật lệ hữu ích về kỷ luật giao thông nhằm bảo vệ sinh mạng của người sử dụng công lộ Chỉ có những người ích kỷ, thích tự do bừa bãi, vô ý thức, vô trách nhiệm mới than phiền hay đòi bãi bỏ luật lưu thông công cộng mà thôi.
Trong tinh thần đó, chúng ta phải cám ơn Chúa vì Ngài đã ban những lề luật vô cùng hữu ích cho phần rỗi và hạnh phúc của chúng ta ngay trong cuộc sống này trước khi chúng ta được tận hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa trên Thiên Quốc. Có lề lụật về thiện ác Chúa đã ghi khắc trong lương tâm mỗi người, có 10 Giới Răn Chúa ban phải tuân giữ mà người ta vẫn giết người, phá thai, ly dị, gian dâm, trộm cướp, lường gạt, gian ác, chiến tranh, khủng bố v.v.
Vậy nếu để cho người ta tự do sống, không cần luật lương tâm, luật của Chúa, nữa thì cuộc sống trên mặt đất này sẽ ra sao ? ai cũng tự do giết người, tự do trộm cướp, tự do giật chồng, cướp vợ của người khác thì nhân lọai này sẽ đi về đâu ? hạnh phúc hay tự hủy diệt. ?
Như thế chứng tỏ Chúa thật khôn ngoan và nhân lành khi tạo dựng con người, cứu chụộc con người và ban cho chúng ta những phương tiện cần thiết, cụ thể là các Giới Răn về thiện hảo phải làm và ngăn cấm những điều gian ác có hại cho chính hạnh phúc của mình và của chung nhân lọai.
Do đó, yêu mến Chúa cách sâu đậm và đích thực phải thể hiện cụ thể qua nỗ lực sống theo thánh ý của Ngài bằng cách thực thi những giới luật về yêu thương, tha thứ, công bình, và thánh thiện. Phải ý thức rõ là Chúa không hề được lợi lộc gì khi ta tuân thủ những giới luật của Ngài. Tât cả mọi lề luật của Chúa mà Giáo Hội có trách nhiệm nhắc nhở, dạy dỗ, đều nhằm mục đích mưu hạnh phúc cho con người mà thôi, chứ không vì lợi ích nào của Thiên Chúa.
Chắc chấắ như vậy. Vì thế, ta phải cám ơn Chúa về ơn tạo dưng, ơn cứu chụộc và ơn bảo đảm hạnh phúc đời này và nhất là đời sau qua những lề luật đầy yêu thương mà Chúa đã ban cho ta tuân giữ.
Cụ thể, Luật của Chúa và của Giáo Hội đòi hỏi việc tuân giữ Ngày của Chúa tức Ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ buộc (luật Giáo Hội). Tuân giữ các ngày này thì phải tuân giữ vì lòng yêu mến Chúa và biết ơn Ngài chứ không vì sợ lỗi luật và mắc tội. Thí dụ: khi đi dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật, ta phải tham dự vì lòng mến và biết ơn Chúa đã tạo dựng và cứu chuộc ta nhờ Chúa Kitô (Ngày Chúa Nhật cũng là ngày Chúa Kitô phục sinh tứ cõi chết) nên phải hết sức phấn khởi vui mừng được tham dự chứ không phải miễn cưỡng đến nhà thờ vì sợ lỗi luật buộc. Ai giữ luật không vì mến Chúa mà chỉ vì sợ tội thì hãy nghe lại lời Chúa Giêsu khiển trách nhóm Biệt phái và luật sĩ xưa kia: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7:6)
Tóm lại, mến Chúa phải đi đôi với thiện chí tuân giữ mọi lề luật Chúa đã ban để mưu hạnh phúc cho con người trong cuộc sống này và nhất là để được cứu rỗi để sống đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Hỏi: Nếu Chúa là tình thương, và giầu lòng tha thứ như Giáo Hội truyền dạy thì tại sao không để cho con người tự do sống, muốn làm gì thì làm, tùy ý thích, miễn sao được hạnh phúc thì thôi. Ngược lại, đi dự lễ giáo dân cứ nghe các cha nghiêm khắc cấm điều này, cản việc kia v.v khiến cho người ta có cảm tưởng Chúa là một ông Thần hung ác lúc nào cũng đe dánh phạt, như vậy còn gì là tự do, cũng như làm sao cảm nghiệm được tình thương của Chúa ?
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, tôi xin đưa ra một thí dụ rất đơn giản, một kinh nghiệm rất thông thường của những ai đã và đang được làm cha làm mẹ trong các gia đình, thuộc mọi nền văn hoá từ đông sang tây, và từ xưa đến nay. Kinh nghiệm đó là cha mẹ nào cũng thương con, thương cháu hơn thương chính mình. Người cha – nhất là người mẹ- sẵn sàng nhịn ăn nhịn uống cho con mình được ăn no đủ. Không một cha mẹ nào có thể ngồi ăn một minh trong khi con cái đang đói, khóc la đòi ăn, xin uống.
Khi con cái còn nhỏ, cha mẹ cứ tự nhiên dành quyền nuôi dưỡng, chăm sóc hết sức mình cho con cái được sung sướng lớn khôn mà không hề nghĩ đến một tư lợi nào cho mình về chúng sau này. Cụ thể, không một cha mẹ nào, sau khi sinh con ra, lại ngồi suy nghĩ xem liệu thằng nhỏ này, con bé này sau này lớn lên có hiếu thảo, có làm nên danh vọng gì cho mình được vẻ vang và nhờ cậy hay không. Nếu không thì mang vứt bỏ ngoài thùng rác cho chết quách đi, khỏi uổng công nuôi dưỡng bây giờ !
Tôi tin chắc không một cha mẹ nào đã hành xử cách dã tâm như vậy.
Lại nữa, khi con cái còn nhỏ,- và ngay cả ở tuổi thiếu niên (teenage) không cha mẹ nào lại nuông chiều con đến mức đi mua súng đạn về cho chúng chơi, mua rượu, cần sa ma túy cho chúng hút hoặc mua những phim ảnh vô luân về chiếu cho chúng xem!
Tại sao không cha mẹ nào dám làm những việc trên cho con cái mình ? Không làm có phải vì lợi lộc hay ích lợi gì riêng của mình hay chỉ vì thưong con cái và muốn tránh cho chúng những nguy hại về tinh thần và thể xác ? Và hành xử như thế, cha mẹ có vi phạm quyền sống của con cái hay không ?
Từ thực tế và sự thật đơn giản nói trên, ta có thể suy được vì sao Chúa yêu thương ta và muốn ta sống theo đường lối của Ngài để được hạnh phúc ngay từ đời nay và nhất là đời sau.
Thật vậy, có thể nói một cách chắc chắn rằng Thiên Chúa không hề được lợi gì, và tuyệt đối Ngài cũng không muốn tìm lợi lộc nào khi tạo dưng con người và nhất là cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô. Ngài tạo dựng và cứu chuộc con người chỉ vì “Thiên Chúa là tình thương” (1Ga 4: 8) như Thánh Gioan đã quả quyết không sai lầm.
Ngài yêu thương loài người không những chỉ ban tặng nhưng không (gratuitously) vũ trụ hữu hình này với muôn ngàn tài nguyên thiên nhiên phong phú cho con người khai thác hưởng thụ như vàng, bạc, kim cương, đá quí, dầu hoả, khí đốt v.v. cùng chim trời, cá biển và muôn vàn hoa trái thơm ngon cho cả người lành lẫn kẻ gian ác tận hưởng hết đời này đến đời khác.
Đăc biệt hơn thế nữu. Thiên Chúa còn ban tặng chính “CON của mình đền làm của lễ đền tội cho chúng ta”(x. 1 Ga 4: 10) để cho chúng ta được cứu chuộc và được hy vọng sống đời đời với Ngài trên Thiên Quốc. Thánh Phaolô đã coi việc Chúa KITÔ chết thay cho nhân lọai tội lỗi là “bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5: 8)
Vậy nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta quá bội như vậy, thì có lẽ nào chúng ta lại không đáp trả tính yêu của Ngài ? Nhưng đáp trả bằng cách nào ?
Chắc chắn không phải cứ nói suông “mến Chúa” là đủ đẹp lòng Ngài. Chúa Giê su đã từng nói rõ cho môn đệ “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa, lậy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu ! nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.” (Mt 7: 21). Thi hành ý muốn của Cha trên trời có nghĩa là thực thi với lòng yêu mến mọi lề luật hay giời răn Ngài đã truyền cho chúng ta phải tuân giữ để được chúc phúc như Ngài đã phán qua miệng ngôn sứ Giê-rê-mia xưa kia:
“Nhưng điều ta truyền cho chúng là: hãy nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi và các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo mọi đường lối Ta truyền dạy để các ngươi được hạnh phúc” (Gr 7: 23)
Thánh Gioan Tông Đồ đá chỉ cho chúng ta hai điều cần thiết sau đây để chứng minh chúng ta thực tâm yêu mến Chúa:
1- “Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình” (1 Ga 4:21)
2- “Quả thật, yêu mến Thiên Chúa là tuân giữ các điều răn của Ngài” (1 Ga 5: 3)
Nói khác đi, yêu mến Thiên Chúa phải đi đôi với yêu người và thi hành các giới răn hay lề luật của Chúa. Đó là cách duy nhất chứng tỏ ta thực lòng yêu mến Chúa. Đó là bằng chứng ta muốn sống theo đường lối của Chúa và thi hành ý muốn của Ngài để được vào Nước Trời như Chúa Giê su đã dạy trên đây.
Thánh Gia-cô-bê tông đồ cũng khuyên dạy chúng ta: “Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo,luật mang lại tự do, ai thi hành luật Chúa chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (x. Gc 1:25)
Nhưng tại sao phải tuân giữ hay thi hành các giới luật của Chúa ?
Để trả lời câu hỏi này, tôi xin đưa thêm một thí dụ đơn giản nữa như sau: trong các thành phố lớn nhỏ ở Mỹ, người ta đã đặt ra nhiều luật lệ về lưu thông cho xe cộ lớn nhỏ: nào bảng STOP, bảng qui đinh giới hạn vận tốc (Speed limit), đèn đỏ cấm lưu thông, v.v. Ngòai ra, còn có cảnh sát luôn đi tuần tiễu để bảo vệ việc thi hành luật lưu thông.
Vậy thử hỏi: thành phố hay Tiểu Bang đặt ra nhiều luật lưu thông, thuê mướn nhiều cảnh sát tuần tiểu để làm gì ? để làm phiền cho dân hay để bảo vệ sinh mạng của người sử dụng công lộ ? Thực tế cho thấy: Có luật lệ, có cảnh sát, có đèn xanh đèn đỏ, v,v mà hàng ngày vẫn có nhiều tai nạn xảy ra trên các đường phố khắp nơi ! Lý do: vì có những người không tôn trọng luật lưu thông, cứ vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ qui dịnh, v.v, gây đau khổ cho chính mình và cho bao nạn nhân vô tội khác !!! Nhưng nếu không có luật lệ, không còn bóng dáng cảnh sát, đền xanh, đèn đỏ nữa để tự do cho ai muốn chậy kiểu nào tùy thích, thì kết quả sẽ ra sao ? Ai dám đòi tự do kiểu này ? có chăng chỉ có những người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, đến lợi ích phi lý của riêng mình, bất kể lợi ích chung của cộng đồng xã hội.
Như thế người ta phải cám ơn chính quyền địa phương ở các Tiểu bang về việc đã đưa ra những luật lệ hữu ích về kỷ luật giao thông nhằm bảo vệ sinh mạng của người sử dụng công lộ Chỉ có những người ích kỷ, thích tự do bừa bãi, vô ý thức, vô trách nhiệm mới than phiền hay đòi bãi bỏ luật lưu thông công cộng mà thôi.
Trong tinh thần đó, chúng ta phải cám ơn Chúa vì Ngài đã ban những lề luật vô cùng hữu ích cho phần rỗi và hạnh phúc của chúng ta ngay trong cuộc sống này trước khi chúng ta được tận hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa trên Thiên Quốc. Có lề lụật về thiện ác Chúa đã ghi khắc trong lương tâm mỗi người, có 10 Giới Răn Chúa ban phải tuân giữ mà người ta vẫn giết người, phá thai, ly dị, gian dâm, trộm cướp, lường gạt, gian ác, chiến tranh, khủng bố v.v.
Vậy nếu để cho người ta tự do sống, không cần luật lương tâm, luật của Chúa, nữa thì cuộc sống trên mặt đất này sẽ ra sao ? ai cũng tự do giết người, tự do trộm cướp, tự do giật chồng, cướp vợ của người khác thì nhân lọai này sẽ đi về đâu ? hạnh phúc hay tự hủy diệt. ?
Như thế chứng tỏ Chúa thật khôn ngoan và nhân lành khi tạo dựng con người, cứu chụộc con người và ban cho chúng ta những phương tiện cần thiết, cụ thể là các Giới Răn về thiện hảo phải làm và ngăn cấm những điều gian ác có hại cho chính hạnh phúc của mình và của chung nhân lọai.
Do đó, yêu mến Chúa cách sâu đậm và đích thực phải thể hiện cụ thể qua nỗ lực sống theo thánh ý của Ngài bằng cách thực thi những giới luật về yêu thương, tha thứ, công bình, và thánh thiện. Phải ý thức rõ là Chúa không hề được lợi lộc gì khi ta tuân thủ những giới luật của Ngài. Tât cả mọi lề luật của Chúa mà Giáo Hội có trách nhiệm nhắc nhở, dạy dỗ, đều nhằm mục đích mưu hạnh phúc cho con người mà thôi, chứ không vì lợi ích nào của Thiên Chúa.
Chắc chấắ như vậy. Vì thế, ta phải cám ơn Chúa về ơn tạo dưng, ơn cứu chụộc và ơn bảo đảm hạnh phúc đời này và nhất là đời sau qua những lề luật đầy yêu thương mà Chúa đã ban cho ta tuân giữ.
Cụ thể, Luật của Chúa và của Giáo Hội đòi hỏi việc tuân giữ Ngày của Chúa tức Ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ buộc (luật Giáo Hội). Tuân giữ các ngày này thì phải tuân giữ vì lòng yêu mến Chúa và biết ơn Ngài chứ không vì sợ lỗi luật và mắc tội. Thí dụ: khi đi dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật, ta phải tham dự vì lòng mến và biết ơn Chúa đã tạo dựng và cứu chuộc ta nhờ Chúa Kitô (Ngày Chúa Nhật cũng là ngày Chúa Kitô phục sinh tứ cõi chết) nên phải hết sức phấn khởi vui mừng được tham dự chứ không phải miễn cưỡng đến nhà thờ vì sợ lỗi luật buộc. Ai giữ luật không vì mến Chúa mà chỉ vì sợ tội thì hãy nghe lại lời Chúa Giêsu khiển trách nhóm Biệt phái và luật sĩ xưa kia: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7:6)
Tóm lại, mến Chúa phải đi đôi với thiện chí tuân giữ mọi lề luật Chúa đã ban để mưu hạnh phúc cho con người trong cuộc sống này và nhất là để được cứu rỗi để sống đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn
"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..." (Đnl 15: 7-11)
Nếu những người giàu có biết chia sẻ của cải cho những người nghèo thì thế giới sẽ không còn người bị chết vì đói nữa...
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++