SỐNG TỐT là đã tích đức cho con
Bằng một cuộc điều tra bỏ túi, chúng tôi ghi nhận rằng: 85% người được hỏi cho rằng mình đang tích đức cho con cái thông qua các việc làm cụ thể, 15% còn nghi ngờ nhưng vẫn làm từ thiện nhằm tích đức (nếu có) tùy theo điều kiện của mình. Nhưng nhìn chung mọi người đều thống nhất nhau ở điểm: Sống tốt không làm hại ai là đã tích đức rồi.
Mức độ tin tưởng của việc để đức lại cho con cũng tùy thuộc vào lứa tuổi, vào hoàn cảnh kinh tế gia đình. Ðối với những người tuổi càng cao thì mức độ tin tưởng càng nhiều như ông Lý Văn Hào, 65 tuổi. Ông rất tin vào chuyện làm ác sẽ gặp ác còn ở hiền sẽ gặp lành. Ông thường hay nhắc nhở con cháu: "Tụi bây có được như ngày hôm nay là nhờ công đức của ông bà tích cóp từ bao nhiêu năm". Quan niệm của ông là: không có tài sản nào quý giá bằng cái đức mà ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu. Với bà Huỳnh Thị Lài, 63 tuổi cũng cho rằng: giúp đỡ người khác, bất kể người ta đang thật lòng hay giả dối đều có thể để lại cho con cháu chút đức sau này. Hai ông bà đều rất an tâm khi thấy đám con cháu cũng đồng quan điểm với mình. Riêng với bà Phạm Thị Bé, 66 tuổi tin tưởng vào chuyện tích đức nhưng rất buồn phiền vì con cháu của bà ít tin vào những điều như thế. Mỗi khi bà đề cập đến vấn đề này thì “đám con cháu cho là tôi lạc hậu, lỗi thời". Bà lo lắng khi "tụi nhỏ” làm ăn lớn mà không làm phước nên rất sợ sự nghiệp sẽ không bền vững. Vì vậy bà chỉ còn cách tự mình làm phước để mong bù đắp lại suy nghĩ “phạm thượng” đó.
Còn đối với những người trung niên cũng là tích đức nhưng cách làm và suy nghĩ có phần khác.
Chị Thị Vi, 50 tuổi lại cho rằng có đức hay không là do cái tâm của mỗi người, không nhất thiết phải "màu mè" mà quan trọng là mình giúp ai đó có thật lòng hay không và xuất phát từ mục đích gì? Chị Kim Huê 40 tuổi, lại rất sợ con cái làm điều gì có lỗi nặng vì như thế sẽ làm tổn hại đến “cái đức” mà mình đã cố gắng gìn giữ bấy lâu. Quan niệm “đức thắng số” luôn chi phối suy nghĩ của chị cũng như “truyền” qua mọi người trong gia đình, kể cả cánh đàn ông trong nhà.
Không chung chung hoặc mơ hồ bằng suy nghĩ hết sức thực tế, chị Nguyễn Thị Hoa, 45 tuổi lý giải cho việc hay làm phước của mình: giúp người thì có lúc người giúp lại. Nhưng cũng có người sẵn sàng giúp đỡ người khác xuất phát từ tấm lòng từ thiện mà không nghĩ rằng mình làm điều đó là có thể tích đức cho con như anh Hoàng Văn Thanh, 41 tuổi làm nghề chạy xe ôm. Anh quan niệm rằng: bản thân không làm điều gì xấu và dạy con cái cũng vậy. Như vậy là đủ rồi.
Còn chị Trần Kim Thanh, 46 tuổi rất thẳng thắn và tự tin khi cho rằng: tiền bạc và hạnh phúc là do mình tạo ra chứ không phải do việc tích đức mới có. Những người già và trung niên là vậy, còn với giới trẻ thì sao? Họ là những người lớn lên trong một xã hội đang có nhiều thay đổi, một xã hội đan xen giữa “cái cũ, cái mới”, giữa hiện đại và truyền thống… Vậy với quan niệm sống tốt nhằm để đức lại cho con, ý kiến của họ như thế nào?
Bạn Nguyễn Lộc, 24 tuổi rất tự tin vào bản thân khi phát biểu: Tôi có được như ngày hôm nay hoàn toàn nhờ vào bản thân chứ không phải nhờ vào sự tích đức nào cả từ gia đình. Anh quan niệm rằng: mọi việc đều do mình chứ không thể nào ngồi ỳ ra đó mà trông cậy vào sự hưởng lộc từ các việc làm tốt của cha mẹ. Với các bạn khác như Trà My, Diệu Trinh, Ðình Toàn… đều có chung ý kiến: sống tốt, không làm hại ai, sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần là thấy hạnh phúc rồi. Còn việc làm của mình ngày hôm nay có để đức lại cho con hay không thì vẫn chưa có câu trả lời.
Nhưng ấn tượng nhất có lẽ thuộc về bạn Khải Minh. Anh tuyên bố dứt khoát: "Tôi không tin tưởng một chút nào về cái gọi là đức thắng số cả. Ba đời rồi cả dòng họ tôi đều coi trọng chuyện ở hiền gặp lành. Lúc nào chúng tôi cũng được giáo huấn điều đó. Ở hiền thì chúng tôi có thừa nhưng rồi có ai trong dòng họ được "gặp lành" đâu. Mọi người sống rất chật vật". Anh lý luận rằng: Nếu cứ căn cứ vào chuyện ở hiền gặp lành chắc bây giờ anh phải là người có cuộc sống sung sướng - không nhất thiết phải giàu có thành đạt nhưng cũng không quá chật vật, quá lận đận như bây giờ. Anh còn đưa ra bằng chứng về sự “mất tin tưởng” này. Số là ở quê anh, có một gia đình đã ba đời rồi làm giàu nhờ vào sự bóc lột từ các gia đình nghèo. Thế nhưng bây giờ họ vẫn sống sung sướng, có thấy "trả giá" gì đâu. Nhưng rồi anh lại kết luận: nói thì là vậy nhưng tại mình chưa gặp thời thôi.
Quả là câu trả lời cụ thể cho một vấn đề trừu tượng - Đức! Không có mẫu số chung bởi lẽ, nó xuất phát từ tín ngưỡng của một đất nước đã từng tôn vinh Phật giáo là quốc giáo như chúng ta. Hình ảnh chín tầng địa ngục trong Phật giáo luôn mang ý nghĩa răn đe cái ác, cổ xúy cho cái thiện. “Ở hiền gặp lành" vốn là tư tưởng chủ đạo trong các chuyện cổ tích Việt Nam. Ở hiền rồi chưa đủ, còn phải làm điều lành, việc thiện, nhưng thực hiện điều thiện để tích đức… cũng đã thoát ra khỏi ý nghĩa của tôn giáo. Không tìm điều gì đó ở cõi niết bàn mà là ngay trong đời sống, việc thiện sẽ mang lại bình an (tinh thần), tiền bạc (vật chất) cho không chỉ đời mình mà còn cho con cái sau này.
Một xã hội ổn định là mong ước chung. Khi chưa đạt được điều ấy thì “dữ răn việc trước - lành dè thân sau" vẫn còn nguyên giá trị của tinh thần tu thân - tự hoàn chỉnh mỗi thành viên trong xã hội, cộng đồng…
Tích đức - ở phạm trù xã hội nó mang tính giáo dục và cho dù quan điểm về tích đức có khác nhau thì cũng gặp nhau ở ý nghĩa: giáo dục đạo đức sống - sống là chia sẻ.
Tin hay không là tùy mỗi người, nhưng điều đó vẫn cần thiết cho hôm nay.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn
"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..." (Đnl 15: 7-11)
Nếu những người giàu có biết chia sẻ của cải cho những người nghèo thì thế giới sẽ không còn người bị chết vì đói nữa...
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bằng một cuộc điều tra bỏ túi, chúng tôi ghi nhận rằng: 85% người được hỏi cho rằng mình đang tích đức cho con cái thông qua các việc làm cụ thể, 15% còn nghi ngờ nhưng vẫn làm từ thiện nhằm tích đức (nếu có) tùy theo điều kiện của mình. Nhưng nhìn chung mọi người đều thống nhất nhau ở điểm: Sống tốt không làm hại ai là đã tích đức rồi.
Mức độ tin tưởng của việc để đức lại cho con cũng tùy thuộc vào lứa tuổi, vào hoàn cảnh kinh tế gia đình. Ðối với những người tuổi càng cao thì mức độ tin tưởng càng nhiều như ông Lý Văn Hào, 65 tuổi. Ông rất tin vào chuyện làm ác sẽ gặp ác còn ở hiền sẽ gặp lành. Ông thường hay nhắc nhở con cháu: "Tụi bây có được như ngày hôm nay là nhờ công đức của ông bà tích cóp từ bao nhiêu năm". Quan niệm của ông là: không có tài sản nào quý giá bằng cái đức mà ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu. Với bà Huỳnh Thị Lài, 63 tuổi cũng cho rằng: giúp đỡ người khác, bất kể người ta đang thật lòng hay giả dối đều có thể để lại cho con cháu chút đức sau này. Hai ông bà đều rất an tâm khi thấy đám con cháu cũng đồng quan điểm với mình. Riêng với bà Phạm Thị Bé, 66 tuổi tin tưởng vào chuyện tích đức nhưng rất buồn phiền vì con cháu của bà ít tin vào những điều như thế. Mỗi khi bà đề cập đến vấn đề này thì “đám con cháu cho là tôi lạc hậu, lỗi thời". Bà lo lắng khi "tụi nhỏ” làm ăn lớn mà không làm phước nên rất sợ sự nghiệp sẽ không bền vững. Vì vậy bà chỉ còn cách tự mình làm phước để mong bù đắp lại suy nghĩ “phạm thượng” đó.
Còn đối với những người trung niên cũng là tích đức nhưng cách làm và suy nghĩ có phần khác.
Chị Thị Vi, 50 tuổi lại cho rằng có đức hay không là do cái tâm của mỗi người, không nhất thiết phải "màu mè" mà quan trọng là mình giúp ai đó có thật lòng hay không và xuất phát từ mục đích gì? Chị Kim Huê 40 tuổi, lại rất sợ con cái làm điều gì có lỗi nặng vì như thế sẽ làm tổn hại đến “cái đức” mà mình đã cố gắng gìn giữ bấy lâu. Quan niệm “đức thắng số” luôn chi phối suy nghĩ của chị cũng như “truyền” qua mọi người trong gia đình, kể cả cánh đàn ông trong nhà.
Không chung chung hoặc mơ hồ bằng suy nghĩ hết sức thực tế, chị Nguyễn Thị Hoa, 45 tuổi lý giải cho việc hay làm phước của mình: giúp người thì có lúc người giúp lại. Nhưng cũng có người sẵn sàng giúp đỡ người khác xuất phát từ tấm lòng từ thiện mà không nghĩ rằng mình làm điều đó là có thể tích đức cho con như anh Hoàng Văn Thanh, 41 tuổi làm nghề chạy xe ôm. Anh quan niệm rằng: bản thân không làm điều gì xấu và dạy con cái cũng vậy. Như vậy là đủ rồi.
Còn chị Trần Kim Thanh, 46 tuổi rất thẳng thắn và tự tin khi cho rằng: tiền bạc và hạnh phúc là do mình tạo ra chứ không phải do việc tích đức mới có. Những người già và trung niên là vậy, còn với giới trẻ thì sao? Họ là những người lớn lên trong một xã hội đang có nhiều thay đổi, một xã hội đan xen giữa “cái cũ, cái mới”, giữa hiện đại và truyền thống… Vậy với quan niệm sống tốt nhằm để đức lại cho con, ý kiến của họ như thế nào?
Bạn Nguyễn Lộc, 24 tuổi rất tự tin vào bản thân khi phát biểu: Tôi có được như ngày hôm nay hoàn toàn nhờ vào bản thân chứ không phải nhờ vào sự tích đức nào cả từ gia đình. Anh quan niệm rằng: mọi việc đều do mình chứ không thể nào ngồi ỳ ra đó mà trông cậy vào sự hưởng lộc từ các việc làm tốt của cha mẹ. Với các bạn khác như Trà My, Diệu Trinh, Ðình Toàn… đều có chung ý kiến: sống tốt, không làm hại ai, sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần là thấy hạnh phúc rồi. Còn việc làm của mình ngày hôm nay có để đức lại cho con hay không thì vẫn chưa có câu trả lời.
Nhưng ấn tượng nhất có lẽ thuộc về bạn Khải Minh. Anh tuyên bố dứt khoát: "Tôi không tin tưởng một chút nào về cái gọi là đức thắng số cả. Ba đời rồi cả dòng họ tôi đều coi trọng chuyện ở hiền gặp lành. Lúc nào chúng tôi cũng được giáo huấn điều đó. Ở hiền thì chúng tôi có thừa nhưng rồi có ai trong dòng họ được "gặp lành" đâu. Mọi người sống rất chật vật". Anh lý luận rằng: Nếu cứ căn cứ vào chuyện ở hiền gặp lành chắc bây giờ anh phải là người có cuộc sống sung sướng - không nhất thiết phải giàu có thành đạt nhưng cũng không quá chật vật, quá lận đận như bây giờ. Anh còn đưa ra bằng chứng về sự “mất tin tưởng” này. Số là ở quê anh, có một gia đình đã ba đời rồi làm giàu nhờ vào sự bóc lột từ các gia đình nghèo. Thế nhưng bây giờ họ vẫn sống sung sướng, có thấy "trả giá" gì đâu. Nhưng rồi anh lại kết luận: nói thì là vậy nhưng tại mình chưa gặp thời thôi.
Quả là câu trả lời cụ thể cho một vấn đề trừu tượng - Đức! Không có mẫu số chung bởi lẽ, nó xuất phát từ tín ngưỡng của một đất nước đã từng tôn vinh Phật giáo là quốc giáo như chúng ta. Hình ảnh chín tầng địa ngục trong Phật giáo luôn mang ý nghĩa răn đe cái ác, cổ xúy cho cái thiện. “Ở hiền gặp lành" vốn là tư tưởng chủ đạo trong các chuyện cổ tích Việt Nam. Ở hiền rồi chưa đủ, còn phải làm điều lành, việc thiện, nhưng thực hiện điều thiện để tích đức… cũng đã thoát ra khỏi ý nghĩa của tôn giáo. Không tìm điều gì đó ở cõi niết bàn mà là ngay trong đời sống, việc thiện sẽ mang lại bình an (tinh thần), tiền bạc (vật chất) cho không chỉ đời mình mà còn cho con cái sau này.
Một xã hội ổn định là mong ước chung. Khi chưa đạt được điều ấy thì “dữ răn việc trước - lành dè thân sau" vẫn còn nguyên giá trị của tinh thần tu thân - tự hoàn chỉnh mỗi thành viên trong xã hội, cộng đồng…
Tích đức - ở phạm trù xã hội nó mang tính giáo dục và cho dù quan điểm về tích đức có khác nhau thì cũng gặp nhau ở ý nghĩa: giáo dục đạo đức sống - sống là chia sẻ.
Tin hay không là tùy mỗi người, nhưng điều đó vẫn cần thiết cho hôm nay.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn
"Anh em đừng có lòng chai dạ đá , cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng..." (Đnl 15: 7-11)
Nếu những người giàu có biết chia sẻ của cải cho những người nghèo thì thế giới sẽ không còn người bị chết vì đói nữa...
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++