Tuần 24: Sách Samuel 1, chương 1-15 ĐGM Nguyễn Khảm

Tuần 24: Sách Samuel 1, chương 1-15

Nhạc/Bài giảng: 
ĐGM Nguyễn Khảm
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
Tuần 24: Sách Samuel 1
(chương 1-15)
I. TỔNG QUÁT
1. Tác phẩm
Ở nguồn gốc, sách Samuel 1 & 2 chỉ là một nhưng khi dịch Thánh Kinh từ tiếng Do thái sang tiếng Hi Lạp (bản 70) thì sách được chia ra làm hai. Các bản dịch sang tiếng La Tinh và các ngôn ngữ khác cũng theo sự phân chia này.
Sách Samuel là tập hợp các bài tường thuật về lịch sử Israel từ khi dân vào đất Canaan (thế kỷ 12) đến thời lưu đày (587 trước Công nguyên). Sứ điệp chính của tác phẩm là Thiên Chúa đã chọn Israel làm dân riêng, và qua Môsê đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập và đã ký kết giao ước với họ. Lời Thiên Chúa ban qua Môsê vẫn tiếp tục hướng dẫn Dân Chúa cũng như các vị lãnh đạo dân. Nếu dân trung thành với luật giao ước thì sẽ thịnh vượng và bình an; ngược lại, họ sẽ phải chịu hình phạt từ những tai họa thiên nhiên đến sự xâm lăng của quân thù và cả sự lưu đày.
Sách Samuel không phải là sách lịch sử theo nghĩa hiện đại cho bằng trình bày thần học về lịch sử, nghĩa là nói đến mối quan hệ của Thiên Chúa với dân Người.
2. Nhân vật
Ba nhân vật chính trong sách: Samuel và hai vị vua đầu tiên trong lịch sử Israel: Saulê và Davít. Những bài tường thuật về việc sinh hạ Samuel cũng như các nhân vật khác cho thấy Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử để cứu độ dân. Saulê là vị vua đầu tiên trong lịch sử Israel. Ơng được Thiên Chúa tuyển chọn nhưng sau đó lại bị ruồng bỏ vì không trung thành. Sự nghiệp của Saulê kết thúc trong cuộc chiến chống lại người Philitinh (1 Sam 31). Davít được phong vương từ rất sớm (1 Sam 16) nhưng ông phải trải qua nhiều thử thách và đau khổ mới thực sự nắm trọn vương quyền. Ơng được xem như vị minh quân mẫu mực của dân Israel và cuộc đời ông chất chứa nhiều bài học sống động cho đời sống đức tin của ta. 
3. Dàn bài tổng quát
Phần I (1 Sam 1-3) : Samuel và nhà Eli
Phần II (1 Sam 4-7) : Hòm bia Giao ước
Phần III (1 Sam 8-15) : Vua Saulê
Phần IV (1 Sam 16-31) : Saulê và Davít
Phần V (2 Sam 1-8) : Chiến đấu giành
vương quốc
Phần VI (2 Sam 9-20): Vua Davít
Phần VII (2 Sam 21-24): Phụ lục
II. SAMUEL
1. Sinh hạ Samuel
Trong lời cầu của bà Hanna (1,9-19a), bà hứa với Chúa là nếu bà sinh con trai, bà sẽ dâng con cho Chúa như một nadia (nazir) (x. Ds 6). Samson (Tl 13-16) cũng có lời khấn nazir nhưng do sứ thần đòi hỏi chứ không do mẹ ông hứa.
Tên của Samuel có nghĩa là “người đến từ Thiên Chúa.” Tên gọi này vừa nói lên sự đáp trả của Thiên Chúa trước lời khấn xin tha thiết của bà mẹ vừa cho thấy sứ mạng của Samuel.
Bài ca tạ ơn của bà Hanna (2,1-10) tương đương với Kinh Ngợi Khen của Mẹ Maria (Lc 1,46-55). Cả hai bài ca đều diễn tả niềm vui khi sinh con, đều chúc tụng quyền năng Thiên Chúa, đều nói đến việc hạ bệ kẻ giàu có và nâng cao người nghèo khó.
2. Ơn gọi của Samuel
Hình ảnh thầy cả Eli với cặp mắt đã mờ (3,2) diễn tả đời sống đức tin của Israel lúc đó: ngọn đèn của Chúa, tức là Lời Chúa, đã bị dập tắt vì lối sống buông thả của hàng tư tế.
Thiên Chúa lên tiếng gọi Samuel nhưng cậu bé chỉ nhận ra tiếng Chúa gọi nhờ sự hướng dẫn của thầy cả Eli. Sự kiện này cho thấy tầm quan trọng của việc phân định thiêng liêng trong đời sống đức tin của ta.
“Này con đây”: lời đáp trả của Samuel gợi nhớ lời đáp trả của Abraham khi Chúa gọi ông hiến dâng Isaac (St 22,1-12). Thái độ sẵn sàng của Samuel tương phản với sự trì trệ của hàng tư tế không muốn lắng nghe Lời Chúa (2,25). Samuel là vị tư tế trung tín, được Chúa chọn để thay thế cho hàng tư tế bất trung.
3. Samuel thi hành sứ vụ
Tại Mizpah, dân Israel cử hành sám hối gồm việc đổ nước, ăn chay, và xưng thú tội lỗi. Samuel chính thức thi hành sứ vụ. Việc Samuel dựng bàn thờ kính Chúa nằm trong truyền thống lâu đời của Nôê (St 8,20), Abraham (St 12,7; 22,9), Isaac (St 26,25), Giacop (St 35,7), Môsê (Xh 17,15)...
Samuel là khuôn mặt duy nhất trong Thánh Kinh vừa là tư tế vừa là tiên tri và thẩm phán (thủ lãnh). Từ sau thời của ông, ơn gọi tiên tri và tư tế bắt đầu tách rời ra.

(Nguyễn Anh Tuấn thu âm)


Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn

"Nhờ Mẹ Maria và các Thánh chuyển lời xin Thiên Chúa ban cho người dân Việt Nam được sống tự do và công bằng"


Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng