Lạm bàn về người nghèo

Lạm bàn về người nghèo

Người giàu có thể tốt xấu, người nghèo càng có thể xấu tốt. Một người có thể tốt ngay khi họ sống xa hoa và thích khoe mẽ, hay ngược lại, một người xấu có thể chắt bóp từng gói mì ăn liền. Một người hay nói “hãy vì người nghèo” có thể chưa từng có một hành động cụ thể vì người nghèo.

Đọc bài của bạn Trúc Quỳnh trên VnEspress về “Những người mới tập giàu”, tôi thấy lý lẽ của bạn ấy hoàn toàn chính xác… theo kiểu con trai tôi. Khi tôi mua thêm một chiếc xe hơi, khi tôi đưa cháu đi xem mảnh đất nhỏ ven biển bố mẹ mua làm nhà nghỉ cuối tuần, cháu tỏ vẻ không vui: “Nhà mình có nhà để ở rồi, mẹ mua thêm làm gì, tiền đó để làm từ thiện có tốt không?”.
Các con tôi luôn hướng về những người kém may mắn hơn mình một cách thành tâm, vì ngay từ nhỏ đã cùng bố mẹ đi làm từ thiện, được tận mắt chứng kiến những cảnh đời bất hạnh.
Nhưng chúng quá nhỏ để hiểu nỗi cơ hàn mà ông bà chúng phải vượt qua để nuôi dạy bố mẹ chúng học hành nên người, ở cái thời mà người ta hãnh diện khi giới thiệu mình thuộc thành phần bần cố nông. Bản thân tôi cũng trải qua tuổi thơ nghèo đói, nên giờ đây, với khát vọng làm giàu, điều tôi hướng đến trước tiên là những năm tháng cuối đời cha mẹ sung sướng, là đảm bảo cho các con mình một cuộc sống hạnh phúc.
Trong các ý kiến phản hồi, đồng tình hay phản đối thì đa phần các bạn nói về người giàu. Cá nhân tôi kính phục họ. Bởi trừ số ít những người giàu bất chính, tôi chắc những người giàu đều phải giỏi. Nên tôi xin phép nói về người nghèo với những điều chính mình nhìn thấy.
- Người giàu vì họ giỏi. Còn nghèo vì sao? Do số phận, do hoàn cảnh, do thiên tai. Tận mắt chứng kiến mới tin trên đời có những số phận nghiệp ngã đến vậy. Nhưng cũng có nhiều người nghèo, hoặc đã nghèo thì thêm phần bi đát bởi chính những bất cẩn, vô trách nhiệm của họ với cuộc đời.
- Khi lặng lẽ cùng bạn bè chia nhau chăm sóc các cháu bị bỏ rơi trong bệnh viên, tôi tự hỏi vì sao cũng một kiếp người mà các con lại khổ dường vậy? Vì các con có mặt trên đời bắt đầu bằng sai lầm không thể tha thứ của bậc sinh thành.
- Bạn tôi đã từng bỏ cả buổi tối đi theo một cháu nhỏ ăn xin, can đảm tìm đến nhà cháu tại một xóm liều ven sông. Gặp bà mẹ chỉ ở nhà đánh bạc lẻ bằng tiền bốn đứa con xin ăn hàng ngày. Chẳng chút xấu hổ, bà ta còn hồ hởi nói với bạn tôi: “Con nhỏ này (chỉ đứa bé bạn tôi đi theo) kiếm được nhiều nhất vì nó nhỏ, trông lại xinh”.
- Chúng tôi làm từ thiện mà không qua bất cứ tổ chức nào. Tự nguyện đóng góp, tự nguyện vượt qua nhiều chặng đường xa, xấu với hàng tấn hàng thiết yếu đến với bà con dân tộc thuộc diện 135 (Chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ). Cảm thấy hạnh phúc với những gì mình làm được. Song cũng cảm thấy trăn trở với những gì mình thấy được. Nhiều người sống hồn nhiên với cái nghèo. Hoàn toàn có thể lao động thêm nhưng họ không. Ở họ không có một chút ý chí “thoát nghèo” thôi chứ chưa nói đến “làm giàu”.
- Năm ngoái, tôi cùng bạn bè đến với một trung tâm nhân đạo. Cảm giác đầu tiên của tôi là kính phục người phụ nữ dám bỏ qua hạnh phúc riêng tư, một lòng chăm sóc hơn 20 cháu con đồng đội cũ, phần lớn bị thiểu năng, bệnh tật do ảnh hưởng chất độc da cam từ bố mẹ. Giúp đỡ về vật chất, về tinh thần, kêu gọi bạn bè khắp nơi chung sức. Nhưng dần dần nhận ra nhiều điều khuất tất. Rất nhiều người giúp, nhưng luôn “chưa hề nhận được sự giúp đỡ của cá nhân tổ chức nào” với bất kỳ ai lần đầu đến tìm hiểu. Có tiền của mọi người ủng hộ rồi nhưng bữa ăn của các cháu nhìn vào mà chóng mặt. Hỏi khéo một chút về sổ sách kế toán ghi lại số tiền ủng hộ và chi tiêu hàng ngày thì nhận câu trả lời không có... Chúng tôi lẳng lặng rút lui, vì nếu tiếp tục, chẳng hay mình có lỗi với con đẻ của mình lắm.
- Các bạn hay bình phẩm về cách một số người giàu tiêu tiền của họ. Nhưng các bạn có biết cách một số người nghèo tiêu tiền của người khác không? Có trường hợp, nghèo, tai nạn thương tâm, báo chí đưa tin, lòng tốt gửi về, trong một ngày có thể nhận được số tiền cả đời họ mơ ước, chưa cần biết tương lai tháng sau, năm sau ra sao, lập tức sắm sanh những đồ xa xỉ không cần thiết.
- Có trường hợp bệnh tật hiểm nghèo mà kinh tế khó khăn, khi chúng tôi nhận giúp đỡ thì họ coi như trách nhiệm đã không thuộc về họ nữa rồi. Bác sĩ dặn gì là gọi điện ngay cho chúng tôi nhắc lại đúng như vậy, bản thân họ chỉ ngồi chờ đợi thụ động. Lại có trường hợp, cố tình giấu hoặc bớt số tiền thực nhận từ các nhà hảo tâm, gọi điện nằn nì xin thêm thứ này, thứ kia.
Còn nhiều lắm, tôi không kể hết. Có bạn đồng hành dừng bước vì thấy buồn. Nhưng cũng nhiều bạn không vì thế mà bớt thương người nghèo.
Đêm cuộn mình trong chăn ấm càng xót cảnh lang thang, để sáng ra lặng lẽ chuyển thêm vào các tài khoản mình đang giúp đỡ, hay dừng lại lâu hơn bên góc đường, góc chợ nơi có người già, người tật nguyền đang chìa tay xin. Nhưng tôi xin cam đoan rất ít người biết được những việc làm đó của tôi. Nếu gặp ngoài đời, bạn có thể thấy vợ chồng tôi đưa con cái đi ăn sáng những tiệm đắt hơn bình thường, thấy tôi vui vẻ đi ăn uống với bạn bè trong những nhà hàng, quán bar sang trọng, thậm chí có thể vi vu lên tận chợ biên giới sắm Tết cho gia đình.
Một điều tâm niệm, hãy sống đúng với lương tâm mình và đừng vội chỉ trích ai. Tôi không đi nhiều như các bạn, nên chưa đặt chân đến đất nước Đan Mạch, nhưng ở tất cả những nước tôi đến, tôi hiểu người giàu cũng có, người nghèo cũng có. Tôi không gặp gỡ nhiều như bạn, nên cũng chưa gặp người bạn nước ngoài nào cười người Việt Nam tiêu tiền, nhưng tất cả những người tôi gặp cho tôi một hiểu biết rằng người giàu có thể tốt xấu, người nghèo càng có thể xấu tốt. Một người có thể tốt ngay khi họ sống xa hoa và thích khoe mẽ, hay ngược lại, một người xấu có thể chắt bóp từng gói mì ăn liền. Một người hay nói “hãy vì người nghèo” có thể chưa từng có một hành động cụ thể vì người nghèo.
Trần Tam Hổ

"Với nhiều người, ôtô Camry chỉ là giẻ rách"

"Với nhiều người, ôtô Camry chỉ là giẻ rách"

"Đối với người bình thường, có được ô tô đã là sang lắm rồi. Nhưng đối với nhiều người thì có một chiếc ô tô Camry vẫn chỉ là giẻ rách, họ phải đi Maybach, Porche 911 Turbo hay Bentley."- TS Lê Đăng Doanh.
Con số 10 tỷ USD nhập khẩu hàng xa xỉ ở Việt Nam khiến không ít người giật mình. Trong khi những người nghèo, thu nhập thấp lần hồi sống qua ngày thì những người giàu chi không tiếc tiền cho những món hàng siêu sang.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế TƯ đã trao đổi xung quanh vấn đề này.
Chiếc bếp giá 1 tỷ đồng
Tôi từng vào một siêu thị nội thất trên phố Cát Linh, Hà Nội với đủ các mặt hàng giá cao chót vót và thực sự choáng váng trước chiếc bếp gas có giá gần 1 tỷ đồng. Người giới thiệu các mặt hàng ở đó cho biết, chiếc bếp mới được nhập về từ Italia để thay thế chiếc bếp cũ có giá tương đương đã được bán. Ông nghĩ sao về những chiếc bếp có giá 1 tỷ đồng đó?
TS. Lê Đăng Doanh
Tôi hoàn toàn hiểu được cảm giác của bạn bởi chính tôi cũng từng choáng khi vào khách sạn Metropole và thấy ở đây bày bán vô số đồ sang trọng. Những  đôi giầy, túi xách hàng hiệu có giá vài chục nghìn USD. Chiếc bếp 1 tỷ đồng hay chiếc túi xách vài chục nghìn USD giờ đều được bán rất "chạy" chứ không phải lâu lâu mới "bắt" một khách như ta tưởng.
...và chủ sở hữu của những món đồ đó?
Mọi người đều ngạc nhiên. Họ tưởng những mặt hàng đó không bán cho người Việt Nam vì giá quá cao không thể "xài" nổi. Nhưng thực tế lại toàn bán cho người Việt Nam cả đấy. Còn việc họ mua bằng nguồn tiền nào, mua với mục đích gì... tất nhiên lại là câu chuyện khác.

Ông giám đốc tiêu xài vô tội vạ
Hàng ngoại ồ ạt đổ vào Việt Nam, theo ông nên mừng hay nên lo? Vì sao?
Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương vừa đưa ra con số 10 tỷ USD nhập khẩu hàng xa xỉ trong năm 2010. Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi thu nhập của người dân còn thấp, người thu nhập cao chiếm số ít thì việc nền kinh tế nhập siêu lên đến 10 tỷ USD hàng xa xỉ được xem là biểu hiện của một thị trường có vấn đề. Tôi cho rằng tỷ lệ nhập khẩu hàng xa xỉ quá lớn là một gánh nặng cho thị trường, góp thêm vào thâm hụt thương mại. Nhưng điều đó cũng phản ánh thực tế là đời sống của người dân Việt Nam đang tăng lên.
Nhưng chúng ta không thể biết cái giàu đó có thực chất hay không?
Chúng ta chưa có thống kê cụ thể đối tượng giàu chiếm bao nhiêu phần trăm dân số. Chúng ta chưa điểm mặt chỉ tên ra được họ là ai, xác định họ có thực giàu hay không... Thế nên mới có chuyện ông giám đốc doanh nghiệp nhà nước tiêu xài vô tội vạ. Chẳng ai biết đó là tiền của cá nhân ông ta hay tiền của doanh nghiệp.
Tâm lý thích chơi trội
Ông quan niệm thế nào là hàng xa xỉ?
Kiếm tiền quá dễ nên tiêu xài phung phí
"Nhiều người giàu lên một cách nhanh chóng, dễ dàng bằng những cách không bình thường, không minh bạch. Vì kiếm tiền quá dễ nên họ tiêu xài phung phí, chỉ quen dùng hàng hiệu, trong khi đó, những đồng ngoại tệ của ta được chắt chiu từ xuất khẩu gạo, cà phê, thuỷ sản... lại đang phải dùng để chi trả cho những món hàng hạng sang đó. Chúng ta nói năm 2010 nhập siêu 12,6 tỷ USD nhưng thực chất những chiếc xe ô tô siêu sang, điện thoại, laptop "khủng"... đã chiếm số lượng tiền không hề nhỏ trong tổng số 12,6 tỷ USD đó."
Đối với người nghèo, được ăn một bữa thịt đã là xa xỉ. Nhưng đối với người giàu thì họ coi đó là điều bình thường. Một bát phở 650.000đ, hay trả 10 triệu đồng cho một bữa ăn sáng. Một người giàu nếu không chi tiền cho những việc đó họ sẽ không biết dùng tiền để làm gì. Cho nên "xa xỉ" chỉ là một khái niệm tương đối
Theo ông, người ta đua nhau mua sắm hàng hiệu, hàng ngoại nhập về sử dụng vì chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hiện đại hay còn vì lẽ gì?
Nhiều mặt hàng ngoại nhập là thành tựu của khoa học kỹ thuật nên đương nhiên nếu được tiếp cận, sử dụng thì không ai là không mê. Nhưng cạnh đó còn có tâm lý thích thể hiện đẳng cấp, thích chơi trội.
Những người có thực tiền đã đành, còn rất nhiều người thu nhập ở mức trung bình cũng sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua đồ nhập ngoại?
Người Việt Nam có nhược điểm là thích đua tranh, hãnh tiến. Người khác dùng hàng hiệu mà mình chưa dùng là cảm thấy thua kém, "quê một cục" nên phải cố cho bằng được. Trong xã hội hiện nay, nhóm người giàu mới nổi tuy thực lực chưa mạnh nhưng cũng sẵn sàng bỏ tiền mua xe xịn, thậm chí vay nợ để mua. Chủ doanh nghiệp mặc dù nợ đầm đìa vẫn "diện" xe sang như thường.

Căn bệnh hình thức
Ông có cho rằng giá trị của một người phụ thuộc vào những món đồ mà anh ta sử dụng?
Theo tôi thì không.
Nhưng ngày nay, mọi thứ dường như có xu hướng chạy theo hình thức. Một người đi chiếc xế hộp sang trọng, xách chiếc túi hàng hiệu, "alo" bằng chiếc điện thoại khủng... sẽ nhận được nhiều cơ hội hơn mặc dù năng lực, trình độ của anh ta có thể hạn chế hơn so với một người đi xe máy và dùng chiếc điện thoại từ đời "ơ kìa"?
Cái dở là ở chỗ ấy. Căn bệnh hình thức này mọi người đều biết nhưng không phải ai cũng tránh được. Cần phải có biện pháp để điều chỉnh hành vi của mỗi người, giúp họ nhận biết đâu là chân giá trị và không chạy theo những thứ hào nhoáng bên ngoài.
Với tình trạng như năm nay thì ông nhận định thế nào về xu hướng nhập khẩu hàng hoá xa xỉ trong những năm tới?
Tôi nghĩ là sẽ tăng.
Chiếc Audi với giá khởi điểm là 4 tỉ đồng được giới thiệu ở Việt Nam cuối năm 2010.
Không lẽ Việt Nam lại trở thành nước "ăn không ngồi rỗi", chỉ biết nhập khẩu hàng hoá của các nước khác về tiêu dùng?
Nếu chúng ta không có những biện pháp hữu hiệu thì hàng hoá xa xỉ sẽ đẩy cán cân thương mại Việt Nam trở nên bất lợi hơn, thâm hụt dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Theo ông, những biện pháp nào có thể đẩy lui cơn lốc hàng xa xỉ tràn vào Việt Nam?
Chúng ta đã tự do hoá thương mại nên không thể cấm được hàng hoá ngoại nhập. Đưa biện pháp hành chính đối phó với hàng xa xỉ là không thích hợp. Chúng ta có thể đánh thuế cao gấp nhiều lần so với hàng trong nước. Cái này nhiều nước đã làm và rất hiệu quả. Đồng thời, cần kiểm soát thu nhập của tất cả mọi người. Mà muốn kiểm soát được thu nhập thì phải công khai thu nhập, nghiêm cấm việc sử dụng tiền mặt.
Biện pháp trước mắt chúng ta có thể làm là kêu gọi vào đạo đức và tinh thần tiết kiệm của người dân.
Điều này rất khó vì căn bệnh hình thức trở nên quá phổ biến?
Lần đầu tiên sang Mỹ tôi rất choáng trước đám luật sư của đối tác vì họ chơi sang quá. Nhưng người ta đã bảo cho tôi biết rằng họ toàn đi thuê. Thấy "ông" nắm giữ chức vụ mà họ có khả năng kiếm miếng được thì họ thuê "làm hàng" như vậy đấy.
Tại sao ta không chọn loại dịch vụ này thay vì vay nợ đầm đìa để mua sắm xa xỉ?
Kể cả "làm hàng" như vậy thì tôi nghĩ là cũng không nên. Nhưng đúng là làm vậy vẫn còn hơn đi vay nợ đầm đìa để khoe mẽ.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Giáo hoàng La Mã tiết lộ bí mật sáng thế

Giáo hoàng La Mã tiết lộ bí mật sáng thế
Trước những thành công của khoa học, đặc biệt là cỗ máy gia tốc hạt lớn LHC tái tạo vụ nổ Big Bang để tìm hiểu sự hình thành vũ trụ, Giáo hội Thiên chúa giáo không thể im lặng. Chính vì vậy trong Lễ hiển linh (theo Kinh thánh là ngày ba vua, theo một vị sao đến với Chúa) giáo hoàng La Mã đã giảng giải về điều này tại Quảng trường Thánh Pierre ở Vatican trứoc khoảng 10.000 giáo dân.

Giáo hoàng tiết lộ trước các con chiên (khoảng 10.000 người) về vai trò của Chúa trong vụ nổ Big Bang. Ảnh: Foxnews.

Giáo hoàng La Mã tuyên bố Vũ trụ không phải là kết quả của sự trùng hợp ngẫu nhiên của các sự kiện mà “một số người bắt chúng ta phải tin”. Cụm từ “một số người” đương nhiên giáo hoàng ám chỉ các nhà bác học đưa ra lý thuyết về Big Bang, cho rằng chính do sự kiện này mà toàn bộ thế giới xung quanh ta xuất hiện.

Thế giới ấy được tạo thành từ một điểm cực kỳ nhỏ gọi là Điểm kỳ dị (Singularity) mà 13,7 tỷ năm về trước đã nổ tung, rồi giãn nở đến kích thước không thể tưởng tượng nổi và ngày nay vẫn đang tiếp tục giãn nở.

Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố thuyết Big Bang nông cạn vì nó không “giải thích được bản chất của thực tế”. “Chúng ta chỉ có thể giải thích được vẻ đẹp huy hoàng của thế giới, những bí hiểm ẩn chứa trong đó, sự hùng vĩ cũng như tính hợp lý của nó bằng sức mạnh thiêng liêng của Đức chúa, người sáng tạo ra Thiên đường và Địa ngục”, đấng chăn chiên nói. Và ông bảo mọi người phải hiểu rằng rằng Big Bang cũng chính Đức chúa trời sắp đặt nên.

Như vật là chính ông - vị giáo hoàng đương nhiệm – là người hoà giải một cách khôn ngoan giữa những nhà sáng tạo luận (creationist) và những nhà tiến hoá luận (evolutionist). Ông ta đã không quên và không gạt bỏ Vật lý học. Nghĩa là, ông dành cho Đức chúa vai trò của người khởi xướng ra quá trình tiến hoá của cả Vũ trụ lẫn loài người.

Thực chất là Benedict XVI đã phải thừa nhận những nghiên cứu khoa học, bởi dẫn chứng quá rõ ràng. Trong bài thuyết giáo ông cũng không nói xấu những thí nghiệm trên cỗ máy gia tốc hạt lớn LHC, nơi các nhà vật lý đang mô phỏng chính vụ nổ Big Bang vả trạng thái của Vũ trụ ngay sau vụ nổ đó. Nghĩa là khi người ta đã thực hiện các quá trình ấy thanh công, ông mới “chìa tay ra bắt”.

Nhân đây cũng nói luôn là các nhà khoa học vẫn có một điểm yếu là chưa giải thích được từ đâu mà có Điểm kỳ dị – cái “nhân” ban đầu của thế giới của chúng ta. Giáo hoàng “không cho phép” điểm này có mặt là do sự ngẫu nhiên (nếu không thì Chúa để làm gì ?!).

Các nhà xã hội học lập tức tiến hành một cuộc điều tra dư luận. Họ cho biết 30% đồng ý với giáo hoàng. Nếu quả là có Big Bang thật thì chính Đức chúa đã sắp đặt chứ còn ai vào đấy nữa. Thế nhưng lại có tới trên 40% người được hỏi không tán thành ý kiến này vì cho rằng Big Bang nổ ra không dính dáng gì đến Đức chúa.

Những người còn lại không tin Đức giáo hoàng mà cũng chẳng tin các nhà khoa học. Theo họ cách giải thích này không hơn gì cách giải thích kia, cả hai đều sai nhưng thế nào mới đúng, họ không biết.

Khó hình dung một biến cố vĩ đại như vụ nổ Big Bang lại do Chúa tạo ra...

Các nhà khoa học cũng chẳng thích thú gì sự cởi mở và khoan dung của giáo hoàng Benedict so với quan điểm bảo thủ không thừa nhận bất cứ điều gì của Khoa học (họ vẫn kịch liệt phản đối sự phá thai cũng như việc thụ tinh trong ống nghiệm) của những người tiền nhiệm.

Một tay đùa cợt bỗng xuất hiện. Đó là một ông giáo sư sinh học Trường ĐH Minnesota có họ là Meyer. Ông ta viểt tong blog của mình rằng “Giáo hoàng tuyên bố rằng có Dức chúa trời đứng đằng sau vụ Big Bang. Điều đó quả thật là đáng kính trọng quá ! Chỉ tiếc rằng Ngài không đưa ra các số liệu bổ sung, để chúng ta phải tốn bao nhiêu tiền bạc và công sức để tìm hiểu và tái tạo ra nó. Và Ngài cũng chẳng công bố một tý nào về sự việc này trên các Tạp chí Vật lý”.

Gần đây các giáo hội cũng đã ngừng kể lại câu chuyện với một “số liều” truyền thống cũ kỹ rằng Đức chúa đã tạo ra thế giới trong 6 ngày. Mà điều này thì có công bố bằng giấy trắng mực đen. Trong Kinh thánh đấy thôi! Con số này khác xa con số 13,7 tỷ năm mà các nhà khoa học tính toán, Hoá ra Kinh thánh nói tựa như một kiểu nói phúng dụ nào đó. Nó không phản ảnh về khoảng cách thời gian, mà chỉ nói về phương pháp và trình tự việc làm (của Chúa) mà thôi.

Còn về điều tại sao Đức giáo hoàng lại đề cập đến Big Bang mà đã có lấn ông nói (dựa vào chính khoa học) bên cạnh vũ trụ của chúng ta còn tối thiểu có 4 cái tương tự. Nói cách khác Chúa đã sáng tạo ra không chỉ một mà vài cái một lúc. Chắc ông nói dự phòng bởi ông nhớ lại việc giáo hội đã đưa lên giàn thiêu Galileo, người đã dám nói trái với Kinh thánh. Galileo đã được “xoá án” và hôm nay Nhà thờ đã được thừa nhận tiến hoá luận là một thuyết khoa học và chẳng có lý do nào để Chúa không vận dụng quá trình tiến hoá tự nhiên trong khi tạo ra các loài.

Tuấn Hà (Tổng hợp)

Khoa học của hạnh phúc

Khoa học của hạnh phúc
Một triết gia nổi tiếng đã từng nói: "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất..." Trong mọi trường hợp, điều này đã được chứng minh là luôn đúng. Có lẽ bạn sẽ không phủ nhận điều quan trọng nhất trong cuộc sống là làm sao cho mình được hạnh phúc. Để làm được như vậy, hãy nghe những lời khuyên sau, bởi chúng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh là luôn mang lại hiệu quả tích cực.

Tận hưởng từng khoảng khắc


Hãy dừng lại để hít lấy hương thơm ngọt ngào từ một bông hoa, hay quan sát trẻ con chơi đùa, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc không ngờ. Các nghiên cứu của nhà tâm lý học Sonja Lyubomirsky cho thấy những người dành thời gian nhấm nháp những sự kiện “tầm thường” hàng ngày mà rất nhiều trong số chúng ta, vì cuộc sống bận rộn, vẫn vô tình vội vã lướt qua, hoặc khi hồi tưởng về những phút giây vui vẻ trong quá khứ đều cảm thấy có sự gia tăng đáng kể cảm giác hạnh phúc và vui vẻ; còn các cảm xúc tiêu cực hay buồn chán lại giảm đi rõ rệt.

Hãy chấm dứt việc so sánh



Việc so sánh bản thân mình với những người khác có thể làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự trọng và phá hủy cảm cảm giác lạc quan hạnh phúc của bạn. Vì vậy, thay vì dành thời giờ soi mói bản thân để “phân định cao thấp” với người khác, hãy tập trung phát triển các thế mạnh cá nhân cũng như nghĩ về các thành tựu đã đạt được để làm động lực thúc đẩy các suy nghĩ tích cực, từ đó sẽ dẫn đến cảm giác thõa mãn hạnh phúc hơn.

Hãy hạ thấp giá trị của đồng tiền


Theo 2 nhà nghiên cứu Tim Kasser và Richard Ryan, những người xem trọng tiền bạc thường phải đối mặt với các cảm xúc tiêu cực như chán nản, lo âu, và đánh mất lòng tự trọng. Nghiên cứu này của họ vẫn giữ nguyên tính đúng đắn khi được thực hiện ở nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau.
Càng cố gắng tìm kiếm hạnh phúc qua các giá trị vật chất, chúng ta càng ít có cơ hội tìm thấy nó trong thế giới vật chất. Nói cách khác, hạnh phúc vật chất không kéo dài lâu, nó rất dễ dàng tan biến. Trong các nghiên cứu, nhóm người “săn tiền” này cũng đạt điểm thấp trong các bài kiểm tra về sinh lực và khả năng tự khẳng định mình.

Hãy đặt những mục tiêu có ý nghĩa


Những người phấn đấu để đạt được một mục tiêu quan trọng nào đó đối với họ, chẳng hạn như học một nghề thủ công mới, hay giáo dưỡng trẻ em hư hỏng, đều cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người không có những mục tiêu hay khát vọng rõ ràng. Theo 2 nhà tâm lý học Ed Diener và Robert Biswas, con người chúng ta cần có một mục tiêu rõ ràng để làm động lực phấn đấu, để thấy sự tồn tại của mình có ích. Hạnh phúc nằm tại điểm giao nhau của niềm vui và ý nghĩa của nó. Vì thế, cho dù là trong công việc hay trong cuộc sống gia đình, hãy chọn làm những việc mà bản thân bạn cảm thấy vui thích và có ý nghĩa.

Trong công việc, hãy chủ động


Niềm vui trong công việc của bạn phụ thuộc mức độ chủ động của bạn đối với nó. Theo nhà nghiên cứu Amy Wrzesniewski, khi chúng ta bày tỏ sự sáng tạo, chủ động giúp đỡ người khác, đề xuất những ý tưởng cái tổ mới, hoặc chủ động làm thêm những nhiệm vụ khác trong công việc, thì chúng ta sẽ cảm thấy mình làm chủ được công việc và cảm thấy công việc của bạn xứng đáng hơn.

Hãy trân trọng gia đình, gìn giữ tình bạn


Những người hạnh phúc thường là những người được sống trong những gia đình vui vẻ, đầm ấm, và có những mối quan hệ bạn bè tích cực. Bạn không thể cảm thấy hạnh phúc khi chỉ có những mối quan hệ xã giao nông cạn, mà phải thực sự xây dựng được những mối quan hệ bạn bè gần gũi và bền chặt để có thể được chia sẻ, cảm thông, cho và nhận được sự quan tâm chăm sóc cần thiết để không cảm thấy cô đơn lạc lõng.

Hãy mỉm cười


Đây là bí quyết đơn giản nhất, nhưng cũng hiệu quả nhất. Những người lạc quan vui vẻ sẽ thấy được những khả năng, những cơ hội, và thành công. Họ thường lạc quan khi nghĩ về tương lai; còn khi nghĩ về quá khứ, họ thường chỉ hồi tưởng lại những thời khắc vui vẻ. Suy nghĩ tích cực và lạc quan là một thói quen hoàn toàn có thể luyện tập được.

Hãy nói lời cảm ơn một cách chân thành nhất



Thường thường ta rất dễ quên những điều mang lại cho ta niềm vui, nhưng lại rất dễ bị ám ảnh bởi những điều mang lại cho ta đau khổ. Có nhiều người, nhiều điều ta cần phải biết ơn nhưng ít khi ta nghĩ tới; ngược lại, có một chút bực bội thì ta lại để nó bám trong trí óc ta cả ngày. Theo nhà tâm lý học Robert Emmons, việc ghi lại những sự kiện mang lại cho bạn niềm vui, hay còn được gọi là Nhật ký biết ơn (gratitude journal) thật sự sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn, khiến bạn thấy lạc quan yêu đời hơn, và cũng giúp bạn có nhiều động lực để phấn đấu cho mục tiêu của mình hơn.

Hãy chơi một môn thể thao ngoài trời


Theo một nghiên cứu của Đại học Duke (Durham, NC, Mỹ), việc tập luyện thể thao có tác dụng tương đương với các loại thuốc chống trầm cảm, hơn nữa lại hoàn toàn không có tác dụng phụ và không tốn tiền. Ngoài ra, các nghiên cứu khác còn cho thấy thể thao không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khỏe, mà nó còn cho bạn cảm giác thõa mãn và cơ hội có các tương tác xã hội tích cực. Người tập thể thao thường xuyên luôn có tâm trạng thoải mái và vui vẻ.

Hãy cho đi thật nhiều


Hãy để lòng vị tha và sự hào phóng trở thành một phần cuộc sống của bạn. Nhà nghiên cứu Stephen Post nói rằng, việc giúp đỡ người khác, hay các công việc thiện nguyện khác đem lại nhiều lợi ích cho bản thân bạn hơn bạn tưởng. Những việc làm vì lợi ích của người khác đem lại niềm hạnh phúc dài lâu đầy ý nghĩa, hơn nữa còn có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của bạn hơn cả việc tập thể dục hay bỏ hút thuốc. Việc cho đi không giới hạn ở những vật phẩm, mà nó còn là việc biết lắng nghe tâm sự của người khác, hay truyền lại cho ai đó một kỹ năng, một kinh nghiệm, hoặc chỉ đơn giản là chân thành chúc mừng thành công của bạn bè đồng nghiệp, hay khó hơn một chút là tha thứ cho lỗi lầm của người khác…Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy cho đi càng nhiều thì hạnh phúc nhận lại càng lớn.

  • Cao Nguyên (Theo Thinkhappy)

Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm"

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những bóng ma bên dưới đây và tự đánh giá về tính xác thực của nó:
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Chàng thanh niên áo hồng vô tình chạm mặt với bóng ma
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Hành lang tối và câu chuyện bóng ma vật vờ
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Bóng ma bên cửa số giả thật khó phân định
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Một hồn ma mê âm nhạc như điếu đổ
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Bóng ma với chiếc váy áo màu trắng
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Ngồi trên lan can
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Cậu thanh niên này không ngờ mình lại đứng tạo dáng bên 1 bóng ma
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
4 em nhỏ và 1 bóng ma phía xa xa
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Bên lan can và một bóng ma nhìn trộm từ phía sau
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Không ai ngờ những bóng ma có thể xuất hiện đột ngột như thế
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Lại thêm những bức ảnh ma "thật như đếm", Phi thường - kỳ quặc, bong ma,anh ma, chuyen la, chuyen la co that ve ma,
Những bóng ma phát sáng mọi lúc, mọi nơi

Những nỗi khổ của con nhà giàu

Những nỗi khổ của con nhà giàu

Vừa đọc xong bài về "Những người mới tập... giàu" của bạn Trúc Quỳnh ở Đan Mạch, mình đang uống cốc trà bỗng nhiên buồn buồn bỏ xuống. Chắc mình cũng nên viết ra một chút uất ức để những người như bạn nhìn được sự việc từ hai phía.

Sáng sớm hôm nọ lên mạng thấy bài báo về nơi có bán bát phở 750.000 đồng, mình ước ao được phi ngay về Việt Nam cùng ba mẹ đi ăn thử. Lần nào mẹ đi ăn phở cũng cười rất tươi: "Lâu lắm rồi mới ăn phở thế này con nhỉ!". Vậy mà từ khi biết trong phở có đủ thứ chất điều vị, phụ gia độc hại, thịt cũ, phooc-môn... cả nhà tôi chỉ còn quây quần bên mâm cơm nhà. Đến hôm nay biết được nơi bán bát phở thật sự chất lượng và hợp vệ sinh, nhưng chưa kịp xỏ dép vào thì đã bị "tát" ngay vào mặt: "Đồ trọc phú! Tiền đấy để làm từ thiện!"

Để tôi kể thêm cho các bạn về nỗi khổ của tôi, và một ít của ba mẹ tôi:
Nhà tôi thì cũng mới "giàu" vài năm trở lại đây thôi, nhưng trước kia thì cũng thuộc hàng khá giả. Vậy cho nên từ ngày đầu vào cấp 2, tôi đã được "tặng" cho cái biệt danh là "thằng công tử bột". Lý do là vì tôi mặc một cái áo ấm rất đẹp mẹ mua cho từ Pháp. Và tôi bị cô lập.
Mỗi khi bị điểm thấp hơn 8, cô giáo/ thầy giáo hay gọi tôi là "thằng nhà giàu mà vô dụng", "cái thứ này chỉ ăn bám bố mẹ chứ có ra gì", hay "mày tưởng mày có tiền là mày hơn người ta sao?". Và tôi chỉ im lặng, im lặng, và im lặng. Im lặng với hạnh kiểm tốt trong học bạ. Im lặng với bịch khăn giấy, một cách ủy mị. Bạn bè cười khoái trá. Thầy cô hả hê.
Đóng tiền quỹ hàng tháng: tôi chẳng bao giờ khất hẹn. Mặc dù ba mẹ cũng chỉ cho tôi 5 nghìn mỗi ngày đi học thôi, nhưng mỗi khi thu không đủ tiền, tổ trưởng lại la lên "X cho A/B/C mượn tiền đi! Lát phải nộp rồi!". Vẫn chỉ biết im lặng, và sẽ nhận được câu nói: "Giàu mà keo!".
Hè về Việt Nam chơi. Tôi ra chợ mua vài thứ nấu cho ba mẹ một bữa cơm. Cũng chỉ mặc Calvin Klein - rất đơn giản và kín đáo. Nhưng chắc là con trai đi chợ, nên các thứ cũng đội lên theo chiều cao của con trai: chanh 8.000, tỏi 8.000 đồng... Nghĩ bụng bảo thôi kệ, cho họ, chiều muộn mà vẫn phải ngồi bán. Tội nghiệp. Vừa quay đi vài bước thì lại những câu quen thuộc: "Gớm! Giàu lắm á mày!". Giấu mặt ở trên này, tôi nói dối cũng chả làm mặt mũi tôi nở được bông hoa nào...
Tôi đeo một chiếc túi hiệu, đi giày tốt, quần áo đẹp để đi gặp một người bạn. Kế hoạch trục trặc, tôi bèn vẫy một chiếc xe ôm thay vì taxi. "Cho tiết kiệm" - tôi nghĩ. Ông xe ôm nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi từ chân đến đầu mới ra giá: 100 ngàn! Quãng đường từ Maximark Cộng Hòa đến tiệm kem Bud's trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tôi nghĩ chỉ có 25 nghìn là cùng.
.
Ra Huế chơi, tôi thuê xe ôm một buổi trưa (từ 10h sáng - 3h chiều). Tôi nghĩ họ lấy chắc cũng chẳng bao nhiêu nên khi anh xe ôm bảo: "Em đừng lo, mình là người Việt với nhau!", tôi cũng mặc kệ, nghĩ bụng bảo chắc trăm mấy hai trăm. Kết thúc chuyến đi, anh hét "1 triệu", tôi buồn buồn, móc ví ra: "Em trả anh 1 triệu, nhưng em biết em bị chém rồi." Ngẩng mặt lên thì thấy anh xe ôm nhìn chằm chằm vào ví "kìa kìa có 10$ kìa, cho anh tiền xăng!".
Ba mẹ tôi, đi làm quên sống quên chết, về tới nhà là "mẹ mệt quá con ạ" rồi trèo lên giường đi ngủ từ 9h tối. Nhiều hôm 3h sáng tôi dậy thấy mẹ cứ ngồi máy tính gõ lách cách, cà phê một cốc đầy trước mặt. Lúc đó các bạn nghĩ tôi xót mẹ hay xót mấy em lang thang mà mỗi lần tôi vừa ngồi vào bàn ăn vặt với bạn thì quỳ ngay trước mặt, giơ mũ ra, rồi quay sang nói chuyện với nhau? Nếu các bạn không đoán được thì tôi xin nói là tôi xót mẹ. Và! Tôi chỉ muốn mang tiền ba mẹ cho tôi, sáng hôm sau chạy ra Vincom mua một món đồ đắt tiền và gói ghém thật đẹp làm một món quà cho mẹ thôi.
Nhân viên nghỉ việc, chuyện gia đình, à nhưng tăng lương thì sẽ ở lại. Tài xế nghỉ việc, lớn tuổi rồi, 30 rồi, phải tìm công việc khác. Hôm sau vẫn thấy đến. Tăng lương. Nhân viên ăn cắp, giúp việc ăn bớt. Cũng phải cho qua tuốt, có cho thôi việc cũng phải nhẹ nhàng. Con đi học xa nhà mà toàn lo lắng ba mẹ bị bọn ăn trộm ăn cắp... trả thù. Chẳng biết trả thù là chính hay quay lại lấy cớ đòi thêm chút.... tiền.
.
Con đi học thấy bạn kia cũng xinh và hiền, nói chuyện được chưa bao lâu thì nhìn lên facebook lại thấy dòng chữ quen thuộc "nhà thằng này giàu lắm!". Tiền, tiền, tiền. Ai cũng muốn giành một chút tiền. Tiền mặt. Có thì tìm cách lấy ngay. Còn khi không có, sẽ cầm cái túi hàng hiệu lên ngắm nghía rồi móc máy: "Bao nhiêu người KHỔ - ĐẦY RA ĐẤY!".
Họ hàng ở quê lên, thăm hỏi tâm sự chẳng thấy, chỉ thấy nằm ườn trong phòng và khi về là phải có chút tiền "gọi là". Ở quê gởi giấy ra bảo trong họ góp tiền xây này xây nọ, cứ tính theo đầu người mà góp.
Em trai 13 tuổi cũng tính như thế. Đi taxi chẳng bao giờ có tiền thối. Ăn hàng cũng nhận được câu: "không có tiền lẻ!".
Vậy mà bà và mẹ vẫn cứ tìm tổ chức này tổ chức nọ để quyên góp. Quần áo cũ, sách vở, giấy tập và tất nhiên cả... tiền bạc nữa, đều được cho đi với một nụ cười.
Trước mặt chúng tôi luôn cư xử hòa nhã với mọi người, lịch thiệp và có chút gì gọi là hào phóng. Nhưng sau lưng chúng tôi thì bị in đầy những lời lẽ cay độc, tục tĩu, cay nghiệt: hết "trọc phú" rồi lại "quý tộc đời đầu". Chúng tôi phải làm sao nhỉ, cho hết tiền của mình cho các bác xe ôm này, các em bé ăn xin này, họ hàng nghèo này và tất cả mọi người chúng tôi có thể cho. Cho bằng hết! Tôi sẽ tặng mẹ cái giỏ mua ngoài chợ Phạm Văn Hai và thỉnh thoảng đưa mẹ đi ăn bát phở phụ gia cho tiết kiệm này. Mua cho ba một quả, à, cả rổ táo nhuộm chất bảo quản.
- "Đấy! Phải như thế chứ! Người ta giàu mà nhân ái như thế! Có yêu, có thương không cơ chứ!"
- " Uh thương thì thương nhanh nhanh lên rồi tìm đứa nào giàu hơn mà nói chuyện chứ chúng nó có gì để mà cho đâu!".
Ba mẹ tôi chắc chẳng bao giờ viết ra những lời như thế.
Còn tôi, tôi thì chưa từng được một người bạn nào mời tôi một bữa sáng giản dị, như ổ bánh mì 5.000 đồng chẳng hạn, chưa từng có bạn nào tặng tôi một đôi dép đi biển bằng cao su. Năm lớp 9 tôi đi sinh nhật một người bạn với cái đĩa CD 35.000 đồng trong tay, khi ấy là số tiền khá lớn đối với tôi, vì ba mẹ phát tiền theo ngày tới khi tôi học cấp 3. Mặt mày hớn hở trao quà cho bạn, tôi nhận được một câu tôi không bao giờ quên: "Chài ai chàiiii! Tưởng giàu lắm! Biết vậy khỏi mời".
Có thể tôi sẽ quấn lá nho đi học đại học để tiền mua quần làm từ thiện để đức cho con. Có thể thằng bé sẽ không phải chịu khổ như tôi.
Ánh Dương
Ý kiến bạn đọc () Sắp xếp theo:
Thông cảm với bạn Ánh Dương
Mình không phải nhà giàu hay nhà khá giả nhưng cũng nhận thấy rõ ràng rằng có 1 thực tế là ai cũng muốn giàu nhưng lại rất hay ganh tị và phân biệt đối xử với người giàu. Tư tưởng này được truyền từ ông ba xuống cha mẹ rồi đến con cái trong nhiều gia đình. Và chính điều đó đã góp phần làm tăng khoảng cách giữa người nghèo và người giàu.

Bạn Ánh Dương không may mắn khi chỉ toàn tiếp xúc với nhiều người chỉ biết ganh tị và lợi dụng bạn. Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách đừng suy nghĩ nhiều về những lời nói không tốt đẹp và đấu tranh xóa dần sự phân biệt đối xử bằng cách trả đúng giá khi mua hàng hay đi xe.

Chúc bạn sớm tìm được những người bạn bè chân thật, không để ý để gia cảnh gia đình bạn, đối xử với bạn như những người bạn thật sự.

Thân.
( Minh Quân )

Hoàn toàn đồng ý!
Đồng ý với cách nhìn của chị. Xã hội không phải ai cũng giàu, chả phải ai cũng nghèo. Thu nhập bao nhiêu thì sống với bấy nhiêu. Những người giàu có là những người tài giỏi. Chỉ tại dân ta hầu hết ai cũng còn nghèo nên mới có cách nhìn thiếu thiện cảm như vậy. Chúc chị sống vui, khoẻ đúng với công sức mình bỏ ra.
( Đặng Phạm Quang Vũ )

Người giàu chân chính là người giúp ích cho xã hội nhiềunhất
Chiếc xe 1 triệu USD là các đại gia sử dụng thì giá gốc là 300k USD, còn phần đóng góp cho đất nước là 700k USD...
( beken )

gui bạn Ánh Dương
Bạn đừng vì những ý kiến này nọ trên net mà buồn phiền nhiều, dẫu gì cũng chỉ là DƯ LUẬN. Con người ta chỉ buồn thật sự khi chính bản thân mình thấy buồn cho bản thân mình thôi. Bạn đừng nên quá nhạy cảm nhé, take it easy. Bởi ai trong xã hội cũng muốn phấn đấu để thành người thành đạt và giàu có. Tôi cũng là người mong muốn như thế. Bạn đã có thể coi là giàu có về tiền bạc và theo bài viết của bạn, bạn là người giàu có cả về tâm hồn, như vậy bạn quá tuyệt rồi.
Chúc bạn ngày một thành đạt và giàu lòng nhân ái, nhất là chúc bạn có một người bạn thân thực sự.
Happy new year.
( Xuan Chien )

gửi Ánh Dương
Hơi cường điệu một chút nhưng hay!!! Bạn Quỳnh cũng chưa viết hết những mặt trái của xã hội phương Tây. Họ cũng tiêu hoang phí và dùng đồ xa xỉ mà..
( HàMy )

Sống bằng trái tim
Mình rất cảm thông với bạn Ánh Dương. Thiết nghĩ những người bạn nêu ra trong bài viết chỉ là một phần nhỏ trong xã hội này. Những con người chỉ biết ghen ghét với sự giàu sang của người khác.
Theo mình nghĩ, hãy sống sao cho đúng với trái tim mình là được.
( NTV )

Chút lạm bàn về làm từ thiện
Tuy làm từ thiện là việc tốt nhưng không có nghĩa là bắt mọi người phải làm từ thiện. Vì như thế sẽ sinh ra tầng lớp người ỷ lại, lười lao động và chỉ trông chờ tiền bố thí của người khác. Con người sinh ra là phải học tập, phải lao động, phải "chiến đấu' với cuộc sống. Của cải không tự nhiên sinh ra.
Có nhiều người thành đạt vì họ đã không ngừng học tập, tận dụng tốt những cơ hội dù là nhỏ nhất và lao động cật lực; khi họ kiếm được nhiều tiền, hưởng thụ cuộc sống hay làm từ thiện là quyền của họ.
( thinh )

Nen nhin nhan su viec tu nhieu goc do khac nhau
Toi khong phai thuoc hang giau co nhung toi dong y voi y kien cua ban.
Nen nhin nhan su viec tu nhieu goc do khac nhau.
( giang )

Nếu Nhà Giàu không tiêu tiền .....
Nếu Nhà Giàu không tiêu tiền .....Các Bạn thử nghĩ nó sẽ như thế nào .
( Thật Túc )

Hãy là bạn
Bạn à! Không ai cấm bạn giàu và cũng không ai bắt bạn phản khác biệt với những người xung quanh. Bạn hãy là chính mình, hãy nói thật những suy nghĩ của mình, hãy mặc cả khi thấy giá đắt, hãy lên tiếng khi họ nói sai. Bạn không cần phải tranh cãi với ai vì những điều không đáng nhưng cũng đừng im lặng.
Dù bạn có giàu hay không thì hãy luôn ý thức chi tiêu hợp lý, bạn hãy dùng tiền vào những việc bạn cần nhưng đừng lãng phí và cũng đừng nghĩ rằng mình có thể dùng tiền để ban ơn cho ai đó mà cái có thể giúp người khác xuất phát từ chính suy nghĩ và trái tim của bạn. Hãy quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh trong khả năng của mình.
Chúc bạn luôn là chính mình và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sông!
( linh )

Đồng cảm
Rất đồng cảm với cháu, vì cô cũng ở tầm tuổi ba mẹ cháu. Cũng đang ở lớp người mà thiên hạ đang rủa xả mỗi ngày vì chỉ lo cắm đầu cắm mặt mà cày kiếm tiền chứ không chịu đi làm từ thiện, là lọai người đang bị những người như bạn Trúc Quỳnh ghét cay ghét đắng, dù bạn ấy không hề biết khi người ta bỏ ra 750.000đ ăn phở, thì trước đó, khi bạn ấy và những người cùng tư tuởng với bạn ấy còn đang trong chăn ấm, người ta đã phải thức trắng đêm để lo công ăn việc làm cho cả ngàn công nhân, và hàng trăm hàng ngàn việc khác.
Sao không nghĩ đến những đóng góp thiết thực nhất của những người đang làm giàu cho bản thân họ, gia đình họ, thì họ đã đóng góp không biết bao nhiêu cho xã hội khi họ tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người khác? Khi họ nộp thuế cho nhà nước? Mà phải xòe tiền ra nộp cho những nơi như cái chùa nuôi trẻ mồ côi Thiên Phước 2 ấy mới gọi là làm từ thiện???
Bạn Trúc Quỳnh ơi! Ở nơi xa xôi ấy, bạn đã đóng góp được gì cho xã hội, cho đất nước, con người Việt Nam? Tôi tin chắc rằng bạn là một người trẻ, giỏi, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, một ngày nào đó bạn sẽ kiếm được nhiều tiền. Lúc đó, đương nhiên bạn cũng sẽ là một trong những trọc phú mới nổi như chúng tôi, Ngày ấy, bạn sẽ thấy những suy nghĩ thiển cận của bạn ngày hôm nay. Rất cám ơn tòa sọan nếu bài viết của tôi được đăng. Trân trọng Iris
( Iris )

Cảm ơn
Người ta cứ nhìn vào hiện tại với bên ngoài mà k thấy sự nỗ lực và vất vả đến tận cùng của những người "được" gọi là "nhà giàu". Người giàu cũng phải đổ máu ra mới kiếm được tiền chứ không phải ...bỗng dưng giàu có. Và khi mình muốn hưởng thụ đúng công sức đã bỏ ra thì bị mang tiếng "trọc phú".
Cảm ơn bạn vì bài viết này.
( Phạm Anh )

thấu hiểu với tâm trạng của bạn Ánh Dương
Mình rất hiểu những gì bạn Á.Dương viết . Những người giàu có, thượng lưu cũng từ nghèo mà phấn đấu đi lên. Có những người giàu rồi thì đi làm từ thiện, góp ít thì đc gắn mác "giàu mà kiệt xỉ" , góp nhiều cũng lời ra tiếng vào "giàu quá mà" !
Tôi không đồng ý với phần đông cách suy nghĩ theo lối cổ hủ của người Việt Nam chúng ta ! Ở đây tôi không bàn đến việc giàu lên vì tham nhũng, đục khoét của công. Tôi nói đến những người giàu một cách đường đường chính chính . Họ giàu có vì họ phấn đấu tích cực trong cuộc sống . Công sức họ bỏ ra cũng phải được đền đáp chứ !?
Tôi có đứa bạn , nhà cũng ở biệt thự , villa , công việc của nhà nó là buôn bán nhà đất , tài sản thì tôi không biết nhưng cam đoan một điều rằng : nếu muốn , nó có thể ngày nào cũng ăn cái bát phở 750 nghìn ! Nhưng tôi biết rõ , nhà nó rất tiết kiệm , từ quần áo cho đến mền gối , thậm chí đi chơi , nó còn phải xin tiền ba mẹ mà , mà xin bao nhiêu , xin thưa : 100 nghìn cho 1 buổi nhậu !
Tôi xin nhấn mạnh lại một điều : "Mọi người đều bình đẳng , không ai được quyền phán xét rằng họ là thế này , họ là thế kia ! " Họ nhà giàu , họ đi làm từ thiện . Chúng ta phải nhìn họ với ánh nhìn thân thiện , và nghĩ rằng , trên đời này còn có những con người tốt như họ . Họ nhà giàu , họ không đi làm từ thiện , họ chỉ lo cho bản thân họ . Chúng ta cũng không nói gì được họ . Vì sao ? Vì họ có những nỗi niềm riêng của họ . " Ở trong chăn mới biết chăn có rận ".
Xin mọi người đừng nhìn vẻ ngoài mà đánh giá một con người . Đó là một sai lầm . Mà sai lầm này ai cũng biết , nhưng họ lại cố làm như không biết và tiếp tục điệp khúc :"Biết rồi , khổ lắm , nói mãi". Nói đến đây chắc các bạn nghĩ tôi nhà chắc cũng giàu lắm . Xin thưa , không ạ ! Nhà tôi chạy ăn từng bữa thì hơi quá , nhưng cũng gọi là không nghèo túng , chỉ huề vốn (nhà tôi làm may gia công ) đủ ăn , đủ mặc.
Vài dòng viết ra đây , xin được góp ý .
( bảo anh )

Tôi đồng cảm với bạn
Tôi không giầu, mà vẫn chỉ đang là sinh viên, mới đi làm. Nhưng khi đọc bài "Những người mới tập... giàu" của bạn Trúc Quỳnh tôi cũng không đồng ý với ý kiến của bạn Trúc Quỳnh. Bởi vì cách viết, cách nói của bạn Trúc Quỳnh là kiểu cào bằng và phủ nhận mọi công sức của những người kiếm ra tiền chân chính.
Đồng ý là đất nước mình còn nhiều người nghèo, nhiều người khổ, và mỗi người đều có cách quan tâm đến họ theo cách riêng. Khi người giầu làm ra tiền thứ nhất là họ đã làm giầu cho chính họ, sau đó làm làm giầu cho đất nước bằng cách đóng thuế. Thuế đó sẽ phục vụ lại người khác trong đó cả người nghèo. Và những đồng tiền mà họ kiếm được họ có quền hưởng theo mưu cầu riêng. Nếu có điều kiện hơn thì có thể đi đóng góp thêm để ủng hộ, cái đó thì càng thêm trân trọng.
Ngay cả Chủ Nghĩa Xã Hội cũng vậy, đó là tiến lên bình đẳng, nhưng ko phải là ai cũng như ai, người làm ít bằng người làm nhiều. Mà là Làm theo năng lực, Hưởng theo nhu cầu. Dĩ nhiên là nhu cầu phải tuân theo giá trị mà năng lực tạo ra. Nói theo cách của Trúc Quỳnh thì chả ai muốn phấn đấu làm giầu nữa cả. Bởi vì làm mà chả được tiêu, thà ngồi đấy có kẻ khác nó lo cho, tội gì.
( Nguyễn Mạnh Hùng )

gửi bạn Ánh Dương
Đọc bài bạn viết mình chỉ có cảm giác buồn cười thôi. Có thể những điều bạn nói là hòan tòan đúng trong quá trình bạn sống nhưng không có nghĩa là bạn hoàn tòan không mang lỗi nào . Mình cũng tự nhận là gia đình khá giả nhiều, từ nhỏ cũng được ăn sung mặc sướng,n hưng cuộc sống của mình hoàn tòan khác khi so sánh với những gì bạn viết.
Tất cả những gì bạn nhận được mình nghĩ là do cách sống và cách thể hiện của bạn là phần lớn và người ngoài là phần nhỏ.
Mong bạn 1 lúc nào đó hãy nghĩ lại về con người mình. Chúc bạn 1 ngày vui vẻ.
( Hiển Nguyễn Thế )

Bình thường thôi
Bạn Ánh Dương bức xúc cũng đúng bởi vì những gia đình giàu có dạy dỗ con cái như cha mẹ bạn là hàng hiếm đấy, vì thế các bạn trẻ ngày nay cư xử rất tệ, bạn phải mang tiếng lây thôi. Nhưng dù sao đọc tâm sự và cách xử thế của bạn tôi thấy bạn chẳng việc gì buồn và cũng đừng quá quan tâm đến các đối xử khó chịu mà bạn từng gặp. Chỉ đơn giản vì trong các trường hợp đó bạn là người có nhân cách hơn họ.
Trên cuộc đời này còn nhiều người hay phát biểu ý kiến chê bai lắm mà họ không chịu nghĩ rằng chỉ khi nào anh thôi thúc phải bằng mọi giá được tiêu xài như vậy ,kể cả kiếm tiền phi pháp thì mới đáng chê, còn tiền chính nghĩa thì dùng sao cũng là chính nghĩa: Tiền không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ chuyển từ túi người này qua túi người khác thôi, nếu muốn kinh tế đi lên thì phải " Kích cầu" chứ cứ nhăm nhăm bỏ két thì ai bán ai mua.
( Hải Đăng )

Hoàn toàn đồng ý với bạn Nguyễn Thế Hiển
Mình hoàn toàn đồng ý với nhận xét của bạn Thế Hiển. Xin lỗi nếu làm bạn Ánh Dương buồn nhưng cách mà bạn nói về người khác cho thấy sự ích kỷ, thiếu nhân hậu, nhỏ mọn, tính toán, và ủy mị của bạn. Mình tin không có người đàn ông chân chính nào có thể khắc cốt ghi tâm từng chi tiết tủn mủn như bạn. Cái cách mà bạn khoe bạn mặc Calvin Klein đơn giản thế nào cũng đủ để chứng minh việc bạn bị đối xử như vậy, gặp những con người như vậy đều là có lý do. Mình ủng hộ việc làm giàu, và có làm từ thiện hay không thì chỉ việc nỗ lực làm giàu chân chính đã là đóng góp cho xã hội. Bạn và bạn Trúc Quỳnh đều chủ quan, phiến diện và thiếu công bằng. Bạn thử làm theo lời khuyên của bạn Thiện xem. Sẽ thấy cuộc sống của mình bớt "cay nghiệt" đi nhiều đấy. Chúc bạn vui!
( Hải Hà )

Con nhà giàu
Tôi đã đọc bài của bạn Trúc Quỳnh và thấy không vui. Tôi cũng có thể được coi là con nhà giàu. Nhưng, giờ đây, tôi ở nhà thuê, sống bằng đồng lương tôi kiếm được, không nghèo túng đến mức chạy ăn từng bữa nhưng cũng đơn giản. Chắc bạn nghĩ nhà tôi đã phá sản. Không, thưa bạn, nhà tôi có dư sức để ăn bữa sáng 750.000đ nhưng đó là do bố mẹ tôi giỏi kiếm tiền. Còn tôi tự nhận thấy bản thân làm chưa đủ để ăn như vậy nên tôi vẫn nấu mì tôm hoặc cháo để ăn sáng.
Bạn nói về việc không làm từ thiện ư. Nhà tôi, từ người giàu (bố mẹ, chị gái) tới người nghèo (tôi) đều rất vui vẻ góp quần áo, đồ đạc và cả tiền cho các em bé mồ côi, bệnh tật. Có đợt riêng tôi đã góp tới gần chục triệu đồng. Nhưng thú thật, tôi không thấy thoải mái. Khi tôi vào phát quà cho các em bé mắc bệnh nặng ở viện nhi, có một bác người nhà của 1 em bé đã đề nghị chúng tôi phải phát quà cho cả bố mẹ các bé. Thật nực cười.
Mỗi lần chúng tôi mang đồ đi chia cho các em bé, chúng tôi luôn lo lắng món đồ không tới được tay các em. Cũng có người lớn cắp ra ngoài hiên cả 2 đứa trẻ để xin trong khi chúng tôi vừa vào phát tại giường bệnh nhưng họ nói dối là chưa được phát. Tôi rất đồng cảm với bạn Ánh Dương.
Có 1 điều nữa chắc bạn Ánh Dương quên chưa nói. Với chúng tôi, nỗi sợ cưới phải người không yêu mình, chỉ yêu tiền của bố mẹ mình là rất lớn. Nhìn cô em gái tôi giấu giếm địa chỉ nhà của mình cho tới khi yêu được gần 1 năm thì biết. Chuyện đó cũng không đơn giản tí nào. Chúng tôi không nghĩ rằng tất cả đều ham tiền nhưng cũng không phải là không có người sẵn sàng vì tiền mà làm tất cả. Và phải lựa chọn như thế nào cho đảm bảo hạnh phúc riêng đối với chúng tôi hoàn toàn không đơn giản.
Tôi mong tòa soạn đăng bài viết của tôi để thấy thêm 1 góc nhìn.
Cảm ơn tòa soạn
( Hương )

“Văn hóa xếp hàng” đang xuống cấp!

“Văn hóa xếp hàng” đang xuống cấp!
(Dân trí) - Chuyện xếp hàng chờ đến lượt tưởng như là điều rất bình thường, thể hiện một xã hội văn minh, hiện đại. Thế nhưng tại nhiều nơi, bên cạnh những người có ý thức xếp hàng thì vẫn xuất hiện cảnh chen lấn, xô đẩy nhau khiến nhiều người bức xúc.

Chen lấn, giẫm đạp nhau để mua vé xe về Tết.

Cận tết nhu cầu mua vé về quê ăn Tết tại bến xe miền Đông rất lớn. Chính vì thế hàng ngàn người dân đã ùn ùn kéo đến mua vé, và cứ như đã được định sẵn, cảnh chen lấn, ùn đẩy nhau trước quầy vé đã diễn ra. Cả phòng bán vé lớn ngộp hơi người như nổ tung với những tiếng gọi, la ó lẫn chửi thề.

Nhễ nhại len ra khỏi đám đông, anh Phạm Minh, quê Bình Định hổn hển: “đến đây từ sớm, vào chỗ xếp hàng đàng hoàng đó chứ, thế nhưng khi quầy vé vừa mở cửa, là người ta cứ ào ào lấn tới, chẳng cần biết ai đến trước ai đến sau”. Vì nhỏ người, anh Minh không trụ nổi, thế là đành về không cho dù đã đến bến xe từ rất sớm.

Không chỉ bến xe, ngay tại các siêu thị, việc sếp hàng mua sắm để dùng bữa tại cửa hàng thức ăn nhanh, vào bãi gửi xe … hầu như ta đều gặp việc xếp hàng hàng ngày.

Nhưng việc xếp hàng chờ đợi hình như nhiều người lại coi là vấn đề chỉ tồn tại trên … lý thuyết. Mỗi khi vào dịp lễ, Tết, cuối tuần lượng người đi mua sắm đông thì việc xếp hàng thường ít được để ý. Đa số mọi người lại tìm cách chen nhau, xô đẩy để cố giành phần trước.

Gửi xe vào bãi cũng nhiêu khê vì chen lấn.

Chị Thanh, đang cư ngụ tại đường Lê Quang Định, Q. Bình Thạnh cho rằng: “Cứ vào cuối tuần tôi lại đi bộ đến Co.opMart Đinh Tiên Hoàng để mua sắm. Chứ nếu đi xe đến, ngay từ khâu gửi xe cũng đã mất gần tiếng đồng hồ rồi. Thôi thì đi bộ cho đỡ phải chen lấn để gửi xe”.

Một nhân viên giữ xe tại siêu thị Co.opMart Đinh Tiên Hoàng cũng cho biết, vào những lúc cao điểm, nếu không có người đứng ra điều khiển thì rất dễ ùn tắc ngay trước cửa ra vào của bãi gửi xe.

“Đường vào bãi đã được thiết kế hẹp chỉ để 1 xe đi qua, tránh việc 2 – 3 xe lấn lên cùng lúc. Vậy mà nhiều người dù đến sau, cũng ráng ghé bánh xe chen ngang vào, thế là người trước không vào được, mà kẻ chen ngang cũng chẳng thể nhúc nhích, kẹt cứng cả làng. Nhiều lúc thấy bực cả mình”.

Anh Hoàng Trọng Tính (quận Bình Thạnh) lắc đầu nói: “Khi gặp cảnh đông đúc phải xếp hàng, đáng lý mọi người cần có ý thức để tiết kiệm cho nhau thời gian, công sức và cả tâm lý bực bội. Cần biết tôn trọng quyền ưu tiên theo thứ tự trước – sau nhưng ai cũng chỉ nghỉ cho bản thân, sợ bị “mất phần” nên đa số tự biến mình thành “chuyên viên chen lấn”.

Trước đây thời bao cấp người dân văn hóa xếp hàng được thực hiện rất tốt.

“Tôi còn nhớ, mấy cụ lớn tuổi kể trước đây khi còn bao cấp, việc xếp hàng chờ đến lượt mua nhu yếu phẩm vẫn được mọi người thực hiện rất nghiêm túc. Không có cảnh chen lấn và xô đẩy như hiện nay” anh Tính tâm sự với vẻ mặt buồn buồn.

Điều đáng buồn nhất là “văn hóa xếp hàng” của người Việt đang bị nhiều bạn bè quốc tế chê trách. Ông James Thorian, giảng viên của Trung tâm Anh ngữ Bộ Ngoại Giao, có thói quen đi đâu, làm gì cũng tránh giờ cao điểm. Ông James thường đến trung tâm vào lúc 4 giờ chiều, dù đến 7 giờ mới có lớp, để tránh kẹt xe ngoài đường và … tại bãi giữ xe của trung tâm.

Ông cũng có thói quen mua sắm vào lúc 9 giờ sáng hay 2 -3 giờ chiều để vắng người. Bởi vì theo ông James Thorian, tôi rất mệt mỏi khi đối diện với đám đông người nhốn nháo vào giờ cao điểm, và cũng không muốn “trở thành một người huých tới, lấn lui như người khác”.

Giá mọi người biết nhường nhịn và có ý thức xếp hàng khi đông người thì chắc sẽ thoải mái và dễ chịu hơn.

Hoài Lương – Văn Hoài

Tết – đôi điều thú vị

Tết – đôi điều thú vị
Cập nhật lúc 22:04, Thứ Bảy, 15/01/2011 (GMT+7)

(QNĐT)- Đối với người Việt Nam Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm, ẩn chứa trong nó nhiều phong tục đẹp. Chỉ riêng những từ ngữ nói về ngày Tết cũng mang nhiều ý nghĩa sâu xa, thú vị mà không phải ai cũng hiểu được một cách thấu đáo.
 
Từ Tết xuất xứ từ đâu?
 
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc, nhưng không biết chính xác nó xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ, chỉ biết nó vốn là một từ gốc Hán (tiết). Theo ngôn ngữ Hán, tiết có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của tiết là "mấu tre". Rồi nó dần chuyển nghĩa, chỉ sự tiếp nối giữa hai gióng cây, hai khúc, hai đoạn vật thể.
 
Chợ hoa xuân tại TP.Quảng Ngãi
Chợ hoa xuân tại TP.Quảng Ngãi. Ảnh: H.Minh
 
Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiên văn - khí tượng trong năm, ví dụ như một năm chia làm 24 tiết. Sau đó tiết chuyển thành nghĩa "ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng" - đây chính là nguồn gốc trực tiếp của Tết mà ta đang đề cập. 
 
Phần lớn tiếng Hán có phiên âm iê khi sang tiếng Việt biến thành ê: thiêm biến thành thêm, thiết (yến) biến thành thết (tiệc)... Tiết cũng vậy, biến thành Tết. Ngoài nghĩa "ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng" như tết Khai hạ, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ... trong tiếng Việt, Tết còn dùng để chỉ một dịp đặc biệt duy nhất đầu năm - như người ta thường nói: ăn Tết, đi Tết, chơi Tết, chúc Tết... Như vậy, từ danh từ chung, nó trở thành danh từ riêng (vì thế phải viết hoa). 
 
Tết Nguyên đán nghĩa là gì?
 
Nguyên đán là từ gốc Hán, nguyên là "đứng đầu, số một, nhất"; đán là "buổi sáng". Do đó, Tết Nguyên đán nghĩa là "Tết buổi sáng đầu (năm)". Gọi như thế bởi vì buổi sáng ngày mồng một tháng Giêng là thời gian quan trọng nhất trong năm. Năm mới chính thức bắt đầu, mọi hoạt động tiêu biểu nhất cho Tết được tiến hành (lễ gia tiên, chúc mừng năm mới, mừng tuổi, chúc thọ người già, đại tiệc đầu năm...).
 
Tất cả những hiện tượng trên đều tập trung vào buổi sáng đầu năm khiến người ta cảm thấy buổi sáng đó thật quan trọng, thiêng liêng. Ai cũng tin tưởng, mơ ước mọi việc trong năm đều diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, may mắn như buổi sáng đầu năm và cố gắng không làm điều xấu để khỏi xúi quẩy cả năm.
 
Giao thừa
 
Cúng giao thừa. Ảnh: Internet
Cúng giao thừa. Ảnh: Internet
 
Giao gốc tiếng Hán nghĩa là "xen kẽ nhau, thay nhau" hoặc "nối tiếp nhau, trao đổi lẫn nhau"... Còn thừa nghĩa là "đảm nhận, thi hành" hoặc "thừa kế, kế tiếp"... Gọi là giao thừa vì theo quan niệm tín ngưỡng, 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp - thời điểm nối tiếp giữa năm cũ và năm mới - là lúc mà hai vị thần cai quản trần gian (gọi là ông Hành khiển), một cũ và một mới, "bàn giao và tiếp nhận" công việc của nhau.
 
Vào ngày này, nhân dân ta hay làm lễ thiên địa để cầu mong các vị thần ấy ban cho nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Lễ thường được bày ngoài trời vì mọi người cho rằng các vị thần rất bận, không thể vào từng nhà để hưởng lễ!
 
Tại sao có mâm "Ngũ quả"? 
 
Mỗi địa phương có sản vật hoa quả nào thì lại được bày mâm ngũ quả theo phong tục của nơi đấy.
Mỗi địa phương có sản vật hoa quả nào thì lại được bày mâm ngũ quả theo phong tục của nơi đấy.
 
Trong ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Năm loại quả này phải đại diện cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thông thường người ta chọn yếu tố màu sắc đặc trưng của ngũ hành: màu trắng là màu của Kim, màu xanh lá cây là màu của Mộc, màu xanh lam hay đen là màu của Thủy, màu đỏ là màu của Hỏa, màu vàng là màu của Thổ. Mâm ngũ quả biểu tượng cho lòng biết ơn ông bà, tổ tiên của mỗi người Việt, cũng như lòng mong ước một năm mới an khang, nhiều may mắn, tốt đẹp. 
 
Tục xông đất
 
Tục xông đất đã có lâu đời ở nước ta. Người dân Việt Nam quan niệm rằng, ngày mồng Một, ngày đầu tiên của một năm, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm sẽ được tốt lành, thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà rất quan trọng. Cho nên cứ đến cuối một năm, mọi người có ý tìm xem những người nào vui vẻ, hoạt bát, đạo đức và làm ăn phát tài (có người còn thêm điều kiện là hợp tuổi với chủ nhà) trong bà con, láng giềng để nhờ sang xông đất.
 
Ảnh internet
 
Người đến xông đất phải đến thăm sáng sớm ngày mồng Một và thường chỉ đến thăm, chúc Tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được mau mắn, trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất có niềm vui vì đã làm được việc phước. Người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đình mình sẽ may mắn trong suốt năm. 
 
H.L

Hiện tượng luân hồi dưới quan điểm khoa học

Luân hồi là hiện tượng được nhiều nền văn hóa quan tâm, nhất là tại vùng Tiểu Ấn. Và cho đến tận hôm nay khoa học vẫn còn nợ một lời giải đáp thỏa đáng.

Luân hồi là quan niệm con người có thể sống không chỉ một, mà nhiều lần, thậm chí vô số lần, với một cơ thể mới cho mỗi cuộc sống mới. Theo quan niệm luân hồi của một số nền văn hóa phương Đông, cơ thể mới đó không chỉ là cơ thể người khác, mà có thể là cơ thể động hay thực vật, thậm chí cả đồ vật. Nhà nhân chủng học Oscar Lewis, Đại học Harvard, từng được nông dân tại một ngôi làng Ấn Độ kể rằng, ai phạm nhiều trọng tội kiếp sau sẽ biến thành chai lọ! Quan niệm luân hồi thường đi kèm với quan niệm linh hồn bất tử, tuy không phải lúc nào cũng vậy.

Để giải thích các hiện tượng lạ liên quan với luân hồi, như báo viết và báo mạng đã đăng tải trong thời gian vừa qua, cần quan tâm tới các vấn đề sau:

1) Linh hồn có thật hay không?;
2) Tại sao em bé luân hồi “biết” thông tin về kiếp trước? và
3) Bằng chứng về luân hồi có đáng tin cậy hay không?

Quan niệm linh hồn:

Khoảng một tháng trước, trong một buổi lên lớp với 200 sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh, người viết tiến hành một cuộc thăm dò nhỏ. Kết quả khoảng 85% tin linh hồn có thật, 10% không tin và 5% có ý kiến khác. Kết quả đó phù hợp với những thăm dò chính thức trên thế giới. Và thật thú vị khi không một sinh viên nào định nghĩa được linh hồn, cho thấy một thực tế rất đáng quan tâm là chúng ta có thể tin vào một quan niệm mà thực ra chúng ta chưa hiểu!

Hầu hết các nền văn hóa và các tôn giáo đều công nhận linh hồn, tuy quan niệm cụ thể có thể khác nhau. Chẳng hạn Aristotle không tin phụ nữ có linh hồn, chí ít là với chất lượng như đàn ông. Thú vật có linh hồn hay không cũng là chủ đề gây tranh cãi khác (một truyện cười kể rằng giới triết học chia thành hai phe, ai nuôi chó thì tin chó có linh hồn, còn người không nuôi thì phản bác!). Bào thai có linh hồn hay không cũng là một bài toán rất nan giải.

Vậy linh hồn là gì? Dẫn theo nhà vật lí Crick lừng danh, giải Nobel về cấu trúc ADN, trong cuốn Giả thuyết ngạc nhiên: Tìm kiếm khoa học về bản chất linh hồn, do NXB Simon & Schuster in năm 1994, người viết xin đưa ra quan niệm trong giáo lí Công giáo La Mã như sau: “Linh hồn là vật sống không cơ thể, có lí trí và ý chí tự do”. Đó là lí do trong luân hồi, linh hồn luôn được “cấy” vào một cơ thể mới để bắt đầu một cuộc sống mới. Do đó các em bé “đầu thai” đều phải “mượn xác” của người khác (tốt nhất là của người đã chết, để khỏi tranh chấp lôi thôi!).

Vậy có thể có sự sống mà không cần cơ thể hay không? Để trả lời, cần tìm hiểu bản chất sự sống. Theo từ điển mở wikipedia, sự sống là đặc trưng phân biệt các vật có khả năng tín hiệu hóa và các quá trình tự duy trì với các vật không có khả năng đó, hoặc đã mất đi (khi chết) hoặc vốn không có (vật vô cơ). Các nhà sinh học cũng quan niệm sự sống không khác biệt và không chia tách với các cấu trúc và các chức năng được tổ chức trong một cơ thể sống (cặp phạm trù cấu trúc - chức năng nổi tiếng trong sinh học). Chỉ cần một mạch máu nhỏ trong não trục trặc là ta có thể mất trí là vì vậy. Nói cách khác, theo quan điểm khoa học, “hồn” và “xác” không thể tách rời nhau (ta có thể thấy một phần mềm máy tính, trong vai trò “hồn”, tồn tại ngoài máy tính và các phương tiện lưu trữ, trong vai trò “xác”, hay không?). Do đó không thể có linh hồn với tư cách một tồn tại sau cái chết của cơ thể được.

Tại sao biết thông tin kiếp trước?

Chính việc bé Bình (và các bé “đầu thai” khác) “biết” một số thông tin về bé Tiến (và các bé đã mất được “mượn xác” khác) là nguyên nhân khiến một số người tin sự đầu thai có thật. Nếu không thì tại sao Bình lại biết? Tuy nhiên khoa học có thể có cách giải thích khác. Đó là kí ức ẩn giấu, đọc nguội và sự phân li nhân cách, các hiện tượng vốn rất kì lạ ngay cả với giới chuyên môn.

Kí ức ẩn giấu:

Kí ức ẩn giấu (hidden memories), thuật ngữ chuyên môn là cryptomnesia, là hiện tượng tâm lí đặc biệt, khi ta nhìn, nghe, đọc hay biết một số thông tin mà ta không biết là đã biết chúng. Vì ta không biết nên chúng ẩn giấu trong vô thức (hoặc vì chúng ẩn giấu nên ta không biết). Khi chúng phát lộ ở tầng ý thức, ta rất ngạc nhiên không biết tự bao giờ và tại sao ta lại biết chúng.

Thuật ngữ cryptomnesia do nhà tâm lí Flournoy đưa ra năm 1963 khi nghiên cứu các hiện tượng thần giao cách cảm và luân hồi. Khi sinh ông, trong cơn ảo giác, mẹ ông thấy một người đàn ông trung niên mặc áo xanh đứng ở đầu giường động viên mình. Khi được kể lại, bà nội Flournoy cho biết đó chính là hình ảnh hoàn hảo của ông nội, người mà mẹ ông chưa từng thấy mặt vì đã mất. Giới tâm linh cho rằng người chết đã hiện về để giúp con gái lúc lâm bồn; trong khi tâm lí học chỉ xem đó là sự kết hợp kì lạ của các kí ức âm thanh (tức qua lời kể) đã bị lãng quên (ẩn giấu).

Đọc nguội:

Trên tạp chí chính thức Người yêu cầu nghi ngờ (Skeptic Inquirer) của Ủy ban điều tra khoa học về các tuyên bố dị thường CSICOP, nay đổi tên thành Ủy ban yêu cầu nghi ngờ CSI, số Xuân Hè 1977, trong bài báo được yêu cầu nhiều nhất “Thuyết phục người lạ rằng bạn biết hết mọi thứ về họ như thế nào”, nhà tâm lý Ray Hyman đã khám phá kĩ thuật đọc nguội (cold reading), là nhóm kĩ thuật mà các nhà tâm linh, giới bói toán, người xem chỉ tay… thường dùng để lòe thiên hạ. Đó là các kĩ thuật đọc ngôn ngữ cơ thể, qua hiệu ứng Hans thông minh. Xin lưu ý bạn đọc, CSI được các nhà khoa học quốc tế lừng danh thành lập tại Mỹ năm 1976 nhằm phản biện các tuyên bố về hiện tượng dị thường và sự tin tưởng thiếu phê phán đối với chúng. Ban đọc quan tâm có thể vào trang mạng của tổ chức này (www.csicop.org) để tìm hiểu thêm. Nhà vật lý Anh Crick (giải Nobel vì cấu trúc ADN), nhà vật lý Nga Kapitxa (giải Nobel), nhà tâm lí Mỹ Skinner (cha đẻ thuyết hành vi), nhà sinh học tiến hóa Gould (cha đẻ thuyết tiến hóa hiện đại hóa), nhà thiên văn Sagan (người cha của chương trình tìm kiếm các nền văn minh ngoài trái đất SETI)… chỉ là số ít các nhà khoa học nổi danh tham gia sáng lập CSI.

Hans thông minh là một chú ngựa tại Đức đầu thế kỉ XX từng khiến báo chí thế giới tốn rất nhiều giấy mực, khi chú biết làm toán, biết tên của các nguyên thủ quốc gia... bằng cách gõ hay rà móng trên một cái bảng (do người chủ thiết kế riêng cho chú) để chọn đúng con số (khi làm toán) hay chữ cái (để ghép thành tên người). Một ủy ban khoa học được thành lập mà thất bại trong việc tìm hiểu khả năng của Hans (vì có xu hướng muốn tin khả năng của Hans); trong khi một sinh viên tâm lí mới ra trường phát hiện sự thật (vì nghi ngờ đúng đắn rằng ngựa thì không có khả năng trí tuệ như vậy). Hans gõ đúng kết quả hay rà móng đúng chữ cần tìm vì chú đọc được ngôn ngữ cơ thể người đối diện (chẳng hạn khi chú rà đến chữ cần tìm, người đối diện nhăn mày hay thở nhẹ, và chú dừng ngay lại).

Ngựa Hans và bảng trả lời thiết kế riêng cho chú

Đó là lí do thày bói hay cô đồng thường nói tràng giang đại hải và chăm chú quan sát thân chủ để đọc ngôn ngữ cơ thể (cô đồng Ph. tại Thanh Hóa còn nắm tay người gọi vong để phát hiện sự co cơ vô thức trước một thông tin trùng hợp). Nhờ đó mà họ dần dần biết nhiều thông tin về thân chủ. Ở đây câu ngạn ngữ Tây Ban Nha tỏ ra thích hợp: “Người nói nhiều đôi khi cũng đúng”!

Phân li nhân cách:

Đa nhân cách và nhân cách phân li là các rối loạn tâm thần rất hiếm gặp. Chúng thường đi liền với các hiện tượng ma nhập, cầu hồn, thoát xác, đầu thai hay luân hồi.

Đa nhân cách là hiện tượng một người có thể có nhiều nhân cách, với tên tuổi, quê quán, phương ngữ, gia cảnh… khác nhau. Các nhân cách đó có thể nổi lên đồng thời hoặc xen kẽ nhau. Ngành tư pháp Mỹ từng gặp người có tới hơn 10 nhân cách, trong đó có “tính cách” của một con chó! Với người không có kiến thức về cấu trúc và hoạt động của bộ não và tâm trí, đó chính là các trường hợp “ma nhập” hay “đầu thai”.

Phân li nhân cách là hiện tượng một người khăng khăng mình là một người khác, như một cách thoát li thực tại, thường là kém mong muốn. Đó là lí do một cô gái tự nhiên xưng là một chàng trai và bắt đầu nói giọng khàn, hút thuốc thật điệu nghệ hay uống rượu như hũ chìm. Dân gian nói rằng cô gái bị ma nhập.

Bằng chứng về luân hồi qua trường hợp Bình - Tiến:

Để khảo sát độ tin cậy của các bằng chứng luân hồi, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé Bùi Lạc Bình cứ nhận mình là Nguyễn Phú Quyết Tiến và tại sao Bình lại biết một số thông tin về Tiến và gia đình.

Áp phích quảng cáo của “Ba khuôn mặt của Eva”,
bộ phim Hollywoods đầu tiên về đa nhân cách

Đầu tiên người viết cho rằng do phân li nhân cách mà Bình tự nhận mình là Tiến, như một cách để thoát li thực tế không mong muốn. Xin lưu ý bạn đọc rằng, Bình ở miền ngược với gia cảnh khó khăn hơn, trong khi Tiến ở dưới xuôi với gia cảnh thuận lợi hơn. Ta thường thấy sự đầu thai theo chiều như vậy hơn là theo chiều ngược lại. Và khi đạt được mong muốn thì “em bé đầu thai” ít nhắc tới gia cảnh khó khăn lúc trước. Đó là lí do Bình ít nhắc tới bản Cọi, khiến phóng viên một tờ báo cũng phải thắc mắc “không biết vì sao”. Nếu đầu thai đúng là sự thật, em bé đầu thai vô cùng biết ơn nơi chốn đã sinh ra mình lần thứ hai mới là hợp lẽ.

Tại sao Bình biết thông tin về Tiến, chẳng hạn: Mẹ cháu ở nhà tầng cơ. Mẹ cháu làm việc còn đánh đánh như thế này này (tức đánh máy)? Người viết cho rằng đó là kết quả của hiện tượng kí ức ẩn giấu: Bình từng tình cờ nghe một số thông tin về Tiến. Và bộ não con người, dù chỉ của em bé dăm ba tuổi, cũng đủ khả năng ghép nối chúng thành một câu chuyện có lớp lang.

Tại sao trên đường về nhà Tiến, Bình biết đường đi lối rẽ, về đến nhà biết chỗ nằm…? Đó là do đọc ngôn ngữ cơ thể người đi cùng qua hiệu ứng Hans thông minh. Một con ngựa còn biết làm nhiều phép toán hay tổng thống Mỹ là ai, chẳng có lí do gì để một chú bé khôn như Bình lại không biết cách hành xử thích hợp để mọi người và bản thân đều hài lòng.

Theo bài viết thì anh Tân, gia đình và hàng xóm đã thử thách nhiều lần mà Bình đều vượt qua nên mọi người mới tin Bình đúng là Tiến đầu thai. Tuy nhiên những phép thử đó không thể khách quan vì ước vọng muốn tin của vợ chồng anh Tân quá mạnh, nên mọi người có thể tạo ra nhiều ám hiệu, cả vô tình và cố ý, giúp Bình dễ dàng vượt qua. Về mặt khoa học, chỉ những người trung gian, hoàn toàn khách quan và không biết câu trả lời (để không thể tạo ám hiệu hay ngôn ngữ cơ thể), mới đủ thẩm quyền thử nghiệm. Các trường hợp “con lặn”, “con lội” khác cũng được giải thích tương tự.

Tại sao chỉ em bé dăm bảy tuổi mới thể hiện ước muốn đầu thai? Câu trả lời khá đơn giản theo quan điểm phân li nhân cách. Trước tuổi này, nhân cách chưa phát triển đến một mức nào đó, nên em bé không thể “phân li”. Còn khi đã lớn, khoảng 10-12 tuổi, nhân cách gốc đủ vững, nên bé không muốn hay không thể phân li được nữa. Thậm chí nếu cố thì cũng chỉ phân li được trong một thời gian ngắn, như trong hiện tượng “ma nhập”, mà thôi.

Để giúp bạn đọc tự đánh giá, xin nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất, trong các trường hợp “đầu thai” hay “ma nhập”, các “hồn ma” đều hành xử sao cho người cho “mượn xác” thu được lợi ích tối đa. Hầu như không thấy một em bé lỡ “đầu thai” vào nhà giầu mà lại khăng khăng đòi về nhà nghèo. Thứ hai, các hiện tượng đó thường được ghi nhận tại các địa phương kém phát triển hơn. Người viết chưa thấy các trường hợp đầu thai tại Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, là những nơi có dân trí cao. Người viết tin rằng, bạn đọc đủ sáng suốt để có thể rút ra kết luận cho riêng mình.

Tạm thời kết luận:

Với kinh nghiệm hơn 30 năm quan tâm tới các hiện tượng dị thường, người viết cho rằng, khoa học có thế lí giải trường hợp bé Bùi Lạc Bình tự nhận mình là Nguyễn Phú Quyết Tiến và các trường hợp tương tự khác. Theo quan điểm cá nhân, đó không phải là sự đầu thai, mà chỉ là các trường hợp phân li nhân cách. Đề nghị mọi người hãy theo dõi và chăm sóc các em bé “đầu thai” như những người rối loạn kiểu phân li, một loại rối loạn tâm thần vô cùng hiếm gặp.

TP Hồ Chí Minh, 18-12-2010
TS Đỗ Kiên Cường

Sự sống sau cái chết- Bí ẩn lớn nhất của sự sống

Sự sống sau cái chết (*) là cuốn sách quan trọng trong sự nghiệp của bác sĩ chuyên khoa thần kinh đồng thời là nhà tâm linh học Deepak Chopra, chọn chủ đề cái chết, nghiên cứu nó trên góc độ những năng lượng siêu tự nhiên để soi sáng lại mối quan hệ giữa con người và vũ trụ bao la, đồng thời tạo lập một chủ thuyết nhân sinh táo bạo và chấn động.
Cái nhìn “vô ngã”
Con người nhận thức và xét đoán về thế giới vạn vật chủ yếu thông qua lý tính, được hình thành từ một số cách luận giải, đúc kết nhất định về các sự vật, sự việc cụ thể tác động tới năm giác quan. Các cách luận giải về đời sống này tạo nên niềm tin bản ngã, con người dần dà tự giới hạn mình trong lãnh vực của những điều mà lý trí trực quan và hệ thống tư biện cho phép. Ngay cả niềm tin vào điều thần bí, điều khoa học chưa thể lý giải cũng được quan niệm một cách “tư biện”, được giải thích bằng hành động tạo tác của Thượng đế hay cõi thiên đàng, địa ngục, tĩnh ngục…

Deepak Chopra
Chopra lại kể cho chúng ta một câu chuyện khác. Rằng người bạn của ông nói, anh ta nhìn thấy vốn hào quang tỏa ra trên trán mọi người. Chopra cật vấn theo lối nghĩ quen thuộc, liệu có phải anh tưởng tượng ra điều đó hay không, và người bạn trả lời: Rất có thể tôi đã nhìn thấy bằng vô ngã. Đứng ra ngoài tri kiến của mình, từ chối vai trò chủ thể kiến giải vạn vật theo một thứ luật định sẵn có, là bước đầu tiên để con người trả lại vị thế bình đẳng của bản thân đối với thế giới, và mở tung cánh cửa của những điều chưa biết vốn mênh mông như dải thiên hà mà cũng có thể siêu nhỏ bé không thể ghi lại kích cỡ. “Vô ngã” không phải để rơi vào vô minh, mà đi tỉnh thức những tiềm năng vô hạn trong những gió hạn lớn-nhỏ, nặng-nhẹ, được-mất, tồn tại- không tồn tại, do con người đặt ra mà thực chất chỉ là tạm thời.
Cũng từ đó, Chopra “kể lại” về thế giới cho chúng ta bằng sự chắt lọc những truyền thuyết cổ xưa, bằng triết học Veda của nền văn minh Ấn Độ huyền diệu từ nhiều ngàn năm, theo “tri kiến”, mà cũng rất có thể là một con số khác, vốn không phải làn sương mù dị đoan mà cốt lõi của nó chính là giả thuyết khoa học.
Khi cơ học lượng tử phát minh ra hạt phản-vật chất thì cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận về mặt khoa học sự tồn tại của thế giới phi vật chất. Thế giới ấy đã được người Ấn cổ đại biết đến thông qua khái niệm Brahman (Đại hồn của toàn thể vũ trụ, bao gồm cả thế giới vật chất và “tâm linh”, hay cõi ý thức thuần khiết). Sự tạo thành vạn vật mà ta có thể nhận thức bằng giác quan thực chất chỉ là một phần của xung động vô bờ bến, đa dạng, theo tần số khác nhau của Brahman. hay ý thức thuần khiết.

Như thế, Chopra dẫn ta đi xa hơn đến những trạng thái ý thức khác: “hồn ma” là hoàn toàn có thật nhưng nó vốn không phải là đại diện cho sức mạnh phi lý, quyền năng phù thuật như trong chuyện hoang đường, mà chính là sự tồn tại và mất đi của những xung động “ngày hôm qua”, là sự vật đã tự hủy hiện hữu vật chất của nó. Mỗi người đều có “bóng ma” ngày hôm qua của chính mình. “Luân hồi” hay “cõi Atula” đều là hiện thực, khi mỗi linh hồn trở về với Brahman và vẫn tiếp tục giấc mơ về những niềm tin trần thế của mình, trong một dạng thái xung động khác, tiến hóa hơn.
Điều lý thú nhất dành cho bạn đọc là những thực nghiệm khảo sát được tiến hành bởi chính Chopra và các nhà khoa học uy tín tại các trường đại học, để trả lời câu hỏi, hoạt động ý thức liệu có nhất thiết tồn tại chỉ nhờ vào não bộ hay không? Có thể “điều khiển” sinh vật khác thuần bằng ý thức hay không? Cùng các khảo sát kinh nghiệm cận tử cũng như hiện tượng trí nhớ về “kiếp trước”, tất cả là dẫn chứng sinh động cho khả năng lập luận và dẫn dắt tuyệt vời của Chopra về bản chất tâm linh của thế giới cũng như nguyên lý của mọi thể thức tồn tại.
“Thuyết tương đối” về nhân sinh
Cái chết, bí ẩn lớn nhất của sự sống.
Không phải ngẫu nhiên mà mọi tôn giáo, tức là thứ triết học sơ khai buổi đầu của loài người, đều lý giải về cái chết hợp quy luật, như sự “siêu thoát” khỏi cõi tạm, trở về hòa nhập với chốn mênh mông vĩnh hằng không thể đo đếm, bao hàm và lớn hơn toàn bộ đời sống vật chất.
Cái chết, theo những quan sát có tính chất hiện tượng, là sự chấm dứt mọi chu trình sinh học, sự tan rã của thân xác, và khép lại hoạt động ý thức. Nỗi sợ hãi trước cái chết là sợ hãi khi cuộc sống được hiển thị theo “tri kiến” của con người, với lạc thú và các cảm xúc ràng buộc, đột ngột có nguy cơ chấm dứt. Đó cũng đồng thời là nỗi sợ, điều gì sẽ xảy ra sau “cú shock” lớn nhất, có phải tất cả chỉ là sự biến mất đầy hoang mang của bản ngã và sự tan rữa khủng khiếp của thân xác? Địa ngục âm u của thần Hadest hay cõi thiên đàng vĩnh lạc?
Nếu như cuốn sách này được Chopra viết chỉ như một niềm an ủi đối với nỗi sợ chết thường
xuyên, ám ảnh của con người cũng như của mọi loài sinh vật, thì hẳn nó đã không được đón chào nồng nhiệt đến thế trên toàn thế giới; Nó cũng không phải một cuốn sách để trấn an người ta về những điều tự họ không thể kiểm chứng ngay lúc này, nói khác đi là “hoãn binh” bằng cách đưa ra những lý thuyết siêu hình không thể đong đếm bằng thực tại, do đó “không đáng tin cậy”.
Dựa trên cơ sở thực nghiệm và những suy luận khoa học, bác sĩ, đồng thời là nhà văn, nhà tâm linh học Chopra muốn đưa ra một thuyết “tương đối” về nhân sinh, có ý nghĩa không kém phần quan trọng như thuyết tương đối của Albert En-stein về vật lý vũ trụ. Đó là sự tồn tại tương đối của con người và nhận biết tương đối của con người trong từng trạng thái cụ thể ấy. Không ai, không điều gì có thể “giải mã” được thấu suốt hoàn toàn về sự sống (hay sự chết), nhất là chỉ trong phạm vi thế giới vật chất và điều kiện nhận thức khoa học hiện thời.
Nàng Savitri trẻ trung xinh đẹp trong truyền thuyết Ấn Độ xưa đi khẩn cầu thánh thần, những mong cứu thoát người chồng thân yêu khỏi cánh tay tử thần Yama. Nàng chưa hiểu, nhưng sẽ hiểu và chứng nghiệm, rằng trong cuộc đời ngắn ngủi mà nàng và chồng cùng chia sẻ, thực ra có rất nhiều cuộc đời khác, nhiều sự kiện và cảm xúc khác, rất nhiều hạnh phúc khác. Một tồn tại bao gồm nhiều tồn tại, trước, trong và sau nó, tới vô biên. Cũng như chàng Từ Thức trong truyện cổ Việt Nam, sau ba ngày trên tiên giới, chàng đã trải ba trăm năm hạ giới.
Thuyết “nhân sinh tương đối” có thể vẫn đang là một giả thuyết, nhưng nó từng bước được chứng minh và hiện lên trong vẻ đẹp chặt chẽ tuyệt vời cũng như chất thơ không thể phủ nhận của những quy luật tiến gần được tới chân lý của tự nhiên.


Sự sống sau cái chết, Deepak Chopra, Trần Quang Hưng dịch, NXB Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2009.

Deepk Chopra sinh năm 1946 tại New Delhi, ấn Độ sau khi tốt nghiệp Y khoa ông di cư sang Mỹ năm 1970.
Chopra cho biết, ông chịu ảnh hưởng từ trường phái triết họ Vedanta, văn bản cổ Bhagavad Gita viết bằng tiếng Phạn gồm 700 câu nằm trong bộ trường ca Mahabharata, từ triết gia Ấn Độ jiddu Krishna- murti - tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng về triết học và tâm linh, cũng như từ lý thuyết vật lý trường lượng tử.
Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông như Life after death (sự sống sau cái chết), Quantum Healing (chữa bệnh bằng lượng tử), The seven spiritual laws of success (Bảy quy luật tinh thần của thành công), Timeless Mind (Tâm trí phi thời gian) và Creating Af- fluen (Tạo lập sự giàu có)..., đã được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ.
Deepak Chopra được tạp chí Time bình chọn là một trong một trăm nhân vật của thế kỷ XX.
Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng