Tuần 19: Sách Đệ Nhị Luật, chương 12-26

Tuần 19: Sách Đệ Nhị Luật, chương 12-26

Nhạc/Bài giảng: 
ĐGM Nguyễn Khảm

You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.

You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.

SÁCH ĐỆ NHỊ LUẬT
(chương 12-26)
I. ĐỜI SỐNG HƠN NHÂN GIA ĐÌNH (Đnl 24,1-4)
Trong Tin Mừng Matthêu, khi được hỏi, “Người ta có được phép rẫy vợ vì bất cứ lý do nào không?” Chúa Giêsu đã trả lời, “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ, và Người đã phán: Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (Mt 19,3-5). Nhưng người Pharisêu đặt vấn đề với Chúa Giêsu, “Tại sao ông Môsê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?” (Mt 19,7).
Đặt câu hỏi như thế là dựa vào Đnl 24,1-4: “Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng rồi, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì đáng ruồng bỏ, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra khỏi nhà.” Theo đó, người phụ nữ hoàn toàn ở thế thụ động, bị coi như một vật sở hữu của người đàn ông. Hơn nữa, người ta có thể giải thích lề luật theo ý muốn và sở thích ích kỷ của mình, chẳng hạn đã có những cách giải thích khác nhau về cụm từ “điều gì đáng ruồng bỏ” và “điều không đẹp lòng.”
Câu trả lời của Chúa Giêsu vượt trên luật Môsê và đưa người ta trở về với ý định ban đầu của Thiên Chúa, “Vì các ông lòng chai dạ đá nên Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu không có thế đâu” (Mt 19,8). Về lời khẳng định của Chúa Giêsu, “Tôi nói cho các ông biết: ngoại trừ nố dâm bôn, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình” (Mt 19,9), nố dâm bôn ở đây (porneia) là hôn nhân bất hợp pháp (xem TOB). Theo Lev 18,6-18, (đối chiếu với Cv 15, 20,29) đó là hôn nhân giữa những người cùng chung huyết thống (họ máu, họ kết bạn).
II. NHữNG NGÀY LỄ LỚN (Đnl 16,16)
“Mỗi năm ba lần, tất cả đàn ông con trai của anh em phải đến trình diện Đức Chúa, ở nơi Người chọn: vào dịp lễ Bánh Không Men, lễ Ngũ Tuần và lễ Lều” (Đnl 16,16).
Ở nguồn gốc, đây là những lễ hội nông nghiệp, rồi được tôn giáo hoá để tưởng nhớ những biến cố lớn trong lịch sử Dân Chúa. Lễ Bánh Không Men được cử hành vào mùa Xuân để tưởng nhớ cuộc xuất hành khỏi Ai Cập. Lễ Ngũ Tuần là lễ của các tuần lễ (Xh 34,22; Đnl 16,10), ở khoảng giữa lễ Vượt Qua và lễ Lều. Sau này được cử hành để tưởng nhớ việc Thiên Chúa ban Lề Luật trên núi Sinai.
Trong Kitô giáo, có những ngày lễ tương tự những ngày lễ của dân Israel như lễ Phục Sinh, lễ Hiện Xuống. Cách nào đó, những ngày lễ này tiếp nối những ngày lễ của dân Israel nhưng lại mang ý nghĩa mới mẻ và sâu xa hơn.
Việc cử hành các ngày lễ trên đóng vai trò quan trọng trong đời sống đức tin của Dân Chúa, vừa tưởng niệm những kỳ công Chúa thực hiện trong lịch sử, vừa thúc đẩy tín hữu sống đức tin. Ngày nay, một số ngày lễ lớn của Kitô giáo đang có nguy cơ bị tục hoá, vd. lễ Giáng Sinh nhiều khi chỉ còn là cơ hội ăn chơi và mua sắm. Vì thế, Kitô hữu càng cần phải cử hành những ngày lễ tôn giáo cách ý thức hơn.
(Nguyễn Anh Tuấn thu âm)


Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Giêsu Maria Giuse con mến yêu xin cứu rỗi các linh hồn

"Nhờ Mẹ Maria và các Thánh chuyển lời xin Thiên Chúa ban cho người dân Việt Nam được sống tự do và công bằng"


Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng