Tuần 28: Sách Các Vua 1, chương 1-11

Tuần 28: Sách Các Vua 1, chương 1-11

Nhạc/Bài giảng: 
ĐGM Nguyễn Khảm
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.
Tuần 28: Sách Các Vua 1
(chương 1 - 11)
I. TỔNG QUÁT
Sách Các Vua 1 & 2 ghi lại những diễn tiến trong lịch sử Israel từ cuối triều đại Đavít đến biến cố Đền thờ Giêrusalem bị phá hủy, tổng cộng khoảng 410 năm. Có thể trình bày lược đồ tổng quát của sách như sau:
1V chương 1-2 : Những ngày cuối đời của vua Đavít
1V chương 3-10 : Thời cực thịnh của vua Salomon
1V chương 11 : Vua Salomon suy tàn
1V chương 12-13 : Đất nước phân chia
1V chương 14-22 :Vương quốc Giuđa (Nam) và Israel (Bắc)
Sách Các Vua ghi lại những sự kiện lịch sử nhưng lại trình bày những sự kiện đó từ quan điểm tôn giáo. Bao lâu dân Israel thờ phượng Thiên Chúa của giao ước thì bấy lâu họ sẽ được hưởng an bình thịnh vượng. Trong thực tế, dân Israel đã gạt bỏ Thiên Chúa sang một bên và chạy theo các ngẫu tượng ngoại giáo, đặc biệt là thần Baal của dân Canaan. Chính vì thế, Thiên Chúa đã thiết lập các tiên tri để họ kêu gọi dân trở về với giao ước đã ký kết với Thiên Chúa.
II. LỜI CẦU XIN CỦA SALOMON
Salomon được xức dầu tấn phong làm vua vào năm 970 trước Công nguyên. Khi lên ngôi vua, ông đã cầu xin Chúa “ban cho ông một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và biết phân biệt phải trái” (3,9). Lời cầu xin của ông đẹp lòng Thiên Chúa, và Ngài đã ban cho ông sự minh triết khiến ông nổi tiếng là khôn ngoan và được coi như hình mẫu của sự khôn ngoan trong lịch sử dân Israel.
Lời cầu xin của Salomon đẹp lòng Chúa vì ông không cầu xin cho cá nhân ông nhưng chỉ nhằm phục vụ Dân Chúa. Lời cầu xin đó phát xuất từ tâm hồn khiêm tốn, ý thức rằng sẽ không thể chu toàn trách nhiệm lớn lao được trao phó nếu không có ơn Chúa phù trì. Lời cầu xin đó cũng cho thấy tầm quan trọng của sự lắng nghe, lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe tiếng dân, vì nếu không lắng nghe thì sẽ không nhận ra sự thật và không thể đáp trả những nguyện vọng của Dân Chúa.
Điều đáng tiếc là Salomon đã không trung thành mãi với ý nguyện ban đầu. Oâng đã không còn lắng nghe tiếng Chúa, cũng chẳng nghe tiếng than thở của dân (chương 9), càng ngày càng sa đà vào lối sống của dân ngoại, và vì thế đưa đất nước đến chỗ suy vong.
Lời cầu xin của Salomon có giúp bạn nhìn lại việc cầu nguyện của bạn không? Bạn có ý thức rằng việc quan trọng nhất khi cầu nguyện không phải là nói mà là lắng nghe? Bạn có thái độ lắng nghe tâm tư của người khác hay chỉ muốn người khác lắng nghe nỗi lòng của mình?
III. XÂY DỰNG ĐỀN THỜ
Vua Đavít ước mong xây dựng Đền thờ kính Đức Chúa, nhưng ước nguyện này chỉ được hoàn thành dưới triều Salomon. Vào năm thứ tư triều đại của ông, Salomon đã bắt đầu công trình xây dựng đền thờ, và sau bảy năm, công trình được hoàn thành (chương 6). Sau khi hoàn thành, nhà vua đã cho kiệu Hòm Bia của Đức Chúa vào Đền thờ, và vinh quang Đức Chúa tràn ngập Đền thờ. Trong dịp này, vua Salomon đã thưa lên Chúa những lời thật sâu sắc, “Có thật Thiên Chúa cư ngụ dưới đất chăng? Này trời cao thăm thẳm còn không chứa nổi Ngài, huống chi ngôi nhà con đã xây đây?” (8,29).
Quả thật, Thiên Chúa chẳng lệ thuộc vào một ngôi nhà bằng gạch đá. Ngài chỉ hiện diện ở đó vì tình thương đối với Dân Ngài. Khi dân không còn trung tín nữa thì ngay cả sự hiện diện của Đền thờ cũng không cần thiết! Sách Các Vua đã kết thúc với sự kiện bi đát là Đền thờ bị phá huỷ và dân bị đem đi lưu đày. Chính Chúa đã cảnh báo Salomon từ trước, “Nếu ngươi và con cháu các ngươi tráo trở bỏ đường lối Ta…. Thì Ta sẽ tiêu diệt Israel khỏi phần đất Ta đã ban cho chúng. Còn Đền thờ Ta đã thánh hoá để kính Danh Ta, Ta sẽ loại trừ khỏi nhan Ta, và Israel trở thành bia miệng cho mọi dân tộc đàm tiếu” (9,2).
Những điều này lại chẳng giúp chúng ta suy nghĩ về nhà thờ của ta và về việc thờ phượng ngày nay sao? Những ngôi nhà thờ nguy nga tráng lệ của ta có đi đôi với đời sống thờ phượng chân thành và đời sống luân lý tốt đẹp không?
(Thu âm: Anh Tuấn)
Related Posts with Thumbnails

Tìm kiếm trên website MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Loading

Danh sách bài đã đăng